Bác sĩ Hưng cho biết chỉ với liều độc rất thấp đã có thể gây rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt các cơ vận động, cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp… Điều đó khiến bệnh nhân nhanh chóng bị suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo nghiên cứu y khoa, độc tố tetrodotoxin có trong con so biển tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Đặc biệt vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ cao hơn. Ngoài ra, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển… cũng chứa độc tố tetrodotoxin.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người dân cần thận trọng phân biệt giữa so và sam khi sử dụng để chế biến món ăn, tuyệt đối không ăn các món từ con so.
Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu với loại chất này. Vì vậy, người có các triệu chứng bất thường sau ăn so biển cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
3 bên bày tỏ nhất trí về tầm quan trọng của tình hữu nghị, gắn bó mật thiết giữa 3 nước đối với sự phát triển của mỗi nước; khẳng định mối quan hệ này là sự tiếp nối truyền thống khách quan, tất yếu vốn có từ trong lịch sử quan hệ 3 nước.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, 3 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh vai trò và giá trị chiến lược của tinh thần đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.
3 nước cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ 3 nước về tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử của quan hệ hợp tác giữa 3 nước.
3 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhất trí tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả và làm sâu sắc hơn các cơ chế 3 bên; đẩy mạnh hợp tác thực chất giữa Bộ Ngoại giao 3 nước, tăng cường chia sẻ thông tin, quan điểm, phối hợp lập trường về vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia khẳng định việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam không ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác khác cả về song phương và đa phương giữa 3 nước.
3 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao mong muốn 3 nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đưa quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả và thực chất hơn, vì lợi ích của người dân 3 nước, vì Cộng đồng chung ASEAN và tiếp tục đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nước thứ 194
Tại trụ sở Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Nancy Tempo chứng kiến lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao.
Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định đây là một cột mốc lịch sử trong quan hệ giữa 2 nước; đề nghị 2 bên triển khai trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương để tăng cường hiểu biết, tin cậy chính trị và mở rộng cơ hội hợp tác.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với Malawi, nhất là trong lĩnh vực thế mạnh như phát triển kinh tế, đổi mới và hội nhập, nông nghiệp, thủy sản, giáo dục…
Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Malawi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên thứ ba (như FAO, EU…) cho các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp 3 bên tại Malawi.
Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Nancy Tempo nhất trí đánh giá quan hệ song phương đã chính thức bước sang trang mới; bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực với Việt Nam.
Malawi là quốc gia nằm ở phía Nam châu Phi, phía Tây giáp Zambia, phía Đông Nam giáp Mozambique, phía Đông Bắc giáp Tanzania; diện tích 118.484 km2, dân số 23,38 triệu người (năm 2024), GDP 11,24 tỷ USD (2024). Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi và tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian tham dự các hội nghị ở New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy, Bộ trưởng Ngoại giao Algeria Ahmed Attaf, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Baiba Braze, Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtior Saidov, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar Julie Bishop.
" alt=""/>Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển không ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác 3 nướcTại sao lại như vậy? Một số nữ nhân viên cho biết lý do có thể là do cặp kính mang lại ấn tượng lạnh lùng, che đi lớp trang điểm hoặc chỉ vì ông chủ của họ không thích như thế thôi.
Những quy định lạ lùng này đang làm dấy lên một làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội nước này.
Mặc dù chưa có thống kê chính xác về mức độ phổ biến của quy định này ở các doanh nghiệp, nhưng hashtag ‘đeo kính bị cấm’ đang trở thành từ khoá ở Nhật Bản kể từ ngày 6/11.
‘Không rõ quy định này là do doanh nghiệp hay xã hội đặt ra nhiều hơn’ - tờ BBC nhận xét.
Tuy nhiên, quy định này đã hứng chịu một làn sóng chỉ trích nặng nề từ phía phụ nữ nước này, cho rằng nó săm soi cơ thể phụ nữ trong khi với những người đàn ông thì không.
Sự việc làm người ta liên tưởng tới một quy định khác trước đó yêu cầu phụ nữ phải đi giày cao gót ở công sở. Nhiều nhà bình luận cho rằng, quy định này có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ và gây ra những bất tiện cho họ.
Hồi đầu năm 2019, phụ nữ Nhật Bản cũng khuấy động một phong trào mang tên #KuToo – một cách chơi chữ từ từ ‘kutsu’ (giày) và ‘kutsuu’ (nỗi đau) trong tiếng Nhật, tương tự như phong trào #MeToo.
![]() |
Yumi Ishikawa – người đã châm ngòi phong trào #KuToo. |
Yumi Ishikawa – người đã châm ngòi phong trào #KuToo chia sẻ: ‘Nếu đeo kính là một vấn đề có thật ở công sở thì nó nên bị cấm với tất cả mọi người - cả nam và nữ. Việc này giống hệt như chuyện đi giày cao gót. Đó chỉ là quy định dành riêng cho phụ nữ’.
Nguyên nhân khiến Ishikawa khuấy động phong trào là khi chân cô bật máu vì phải đi giày cao gót ở nơi làm việc.
Nhiều người cũng so sánh quy định đeo kính với một số quy định cứng nhắc về trang phục ở các trường học Nhật Bản - còn được gọi là ‘quy định trường học màu đen’. Ví dụ như nhiều trường học Nhật Bản yêu cầu học sinh phải để tóc đen và theo một kiểu cách nhất định.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều phụ nữ nước này hi vọng sẽ loại bỏ được các quy tắc ăn mặc cứng nhắc ở công sở. Ishikawa đã đề trình một bản kiến nghị hồi tháng 6 yêu cầu Chính phủ cấm tất cả các công ty đưa ra quy định về ăn mặc phân biệt đối xử với phụ nữ.
‘Phụ nữ bị đánh giá chủ yếu về ngoại hình’ – ông Kumiko Nemoto, giáo sư xã hội học tại ĐH Ngoại ngữ Kyoto chia sẻ với BBC. ‘Đó là thông điệp mà những chính sách này gửi đi, ít nhất là như vậy’.
Một lệnh cấm chụp ảnh các geisha đã được ban hành ở quận Gion, Kyoto. Người vi phạm có thể sẽ phải chịu khoản tiền phạt 2,1 triệu đồng.
" alt=""/>Phụ nữ Nhật bị cấm đeo kính ở công sở, làm dấy lên làn sóng phản đối