Ứng dụng thành công tại Thế vận hội Rio 2016, Rio App tiếp tục được lựa chọn sử dụng kiểm soát ra/ vào, đảm bảo an ninh tại Pralympic Games 2016 tới đây.
Olympic Rio 2016 đã khép lại an toàn và thành công. Sau 16 ngày tranh tài, Rio 2016 đã khép lại và trở thành một trong những kỳ Thế vận hội thành công nhất lịch sử. Diễn ra trong bối cảnh gia tăng nhiều xung đột vũ trang trên thế giới nên việc đảm bảo bảo an ninh tại đại hội được đặt ra rất cao.
Con số 85.000 người tham gia vào công tác hỗ trợ an ninh là một con số kỷ lục. Để đảm bảo an toàn, việc ra/ vào khu vực thi đấu, khu vực ưu tiên được kiểm soát rất chặt chẽ.
Rio App là một ứng dụng được xây dựng nhằm kiểm soát khách ra/ vào các khu vực, lối đi tại các trung tâm, sân vận động thi đấu của Olympic, do Quantum Secure - công ty chuyên cung cấp hệ thống quản lí vào/ ra cho nhiều khách hàng lớn trên thế giới phát triển. Công ty cổ phần công nghệ DTT là đối tác của Quantum Secure tại Việt Nam cùng phát triển dự án này.
Rio App đảm bảo chỉ có những khách được mời (có quyền) mới có thể ra/ vào khu vực Olympic, nếu không đều bị từ chối. Đồng thời, Rio App ghi nhận và theo dõi mọi thông tin ra/ vào tại các cổng kiểm soát trong suốt quá trình đại hội. Truy cập dữ liệu có thể xem được những khách nào đã bị từ chối, khách nào đã được chấp nhận cũng như thời gian, địa điểm, tần suất ra/ vào của từng khách.
" alt=""/>Công ty Việt Nam phát triển ứng dụng kiểm soát khách ra/vào Olympic Rio 2016Ông Trần Ngọc Thạch-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết, tình hình ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2015 nhìn chung có tiến bộ so với các năm trước. Đặc biệt, với việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, công tác ứng dụng CNTT tại các cơ quan đã có bước chuyển biến quan trọng, có hiệu quả tích cực đến công tác cải cách hành chính và hiệu quả xử lý công việc.
" alt=""/>Đà Nẵng: Cải cách hành chính “ghi điểm” nhờ ứng dụng công nghệ thông tinTrong cuộc làm việc với Bộ TT&TT sáng 19/8, ông Oliver Foo, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển kinh doanh của SingTel đã nhiều lần nhấn mạnh việc SingTel mong muốn được mua cổ phần của MobiFone, vì đây là một lựa chọn "đặc biệt phù hợp với chiến lược kinh doanh" của nhà mạng đến từ Singapore.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải (bên phải) tiếp ông Oliver Foo. |
SingTel khởi nguồn cũng là một công ty 100% vốn nhà nước, nhưng nhà mạng này đã tiến hành IPO từ năm 1993. Đến nay, SingTel đã hiện diện tại 23 quốc gia, bao gồm Thái Lan, Indonesia, Úc, Ấn Độ, châu Phi...Tuy vậy, ông Foo chia sẻ rằng, SingTel luôn đặc biệt tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung do sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa sẽ giúp cho việc quản lý, vận hành dễ dàng, hiệu quả hơn.
"Chính vì thế, ngay khi hay biết về kế hoạch cổ phần hóa MobiFone, chúng tôi rất quan tâm. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển tích cực, dân số đông, tiềm năng lớn. MobiFone là nhà mạng kinh doanh rất hiệu quả, thị phần cao. Hai bên cũng từng hợp tác với nhau trong một số dự án trước đây", đại diện SingTel lý giải.
Hoan nghênh SingTel đầu tư vào Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá nhà mạng của Singapore là một trong những doanh nghiệp viễn thông thành công nhất khu vực hiện nay và là một ví dụ mà các doanh nghiệp Việt Nam rất nên học hỏi. Thứ trưởng cũng vui mừng khi SingTel dành sự quan tâm đặc biệt tới MobiFone - nhà mạng lớn đầu tiên của Việt Nam tiến hành cổ phần hóa.
Tuy vậy, chia sẻ về lộ trình cổ phần hóa MobiFone, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết do MobiFone có quy mô rất lớn nên Chính phủ Việt Nam cần nhiều thời gian để định giá. Giá trị doanh nghiệp MobiFone được chốt tại thời điểm 30/6/2015, do đó theo đúng nguyên tắc, cổ phiếu đầu tiên sẽ phải được bán ra vào cuối năm nay (việc định giá chỉ có hiệu lực trong tối đa 18 tháng). Nếu không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bán ra vào cuối năm, MobiFone sẽ phải được định giá lại một lần nữa và quá trình này có thể kéo dài khoảng 6 tháng.
"SingTel cần làm việc cụ thể với MobiFone về tiến trình cổ phần hóa. Sau khi MobiFone trình phương án lựa chọn đối tác với Bộ TT&TT, Bộ sẽ xem xét, báo cáo Chính phủ", Thứ trưởng cho biết.
Hiện tại, ngoài SingTel thì nhiều đối tác nước ngoài khác cũng đang rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa của MobiFone, bao gồm Telstra (Úc), Comvik (Thụy Điển), Telenor (Nauy)...
T.C
" alt=""/>SingTel muốn mua cổ phần của MobiFone