Theo đó, Hà My cho biết, cô đã nghỉ việc tại VTV từ dịp trước Tết. Lý do đó là, sau khoảng thời gian cô đã tích lũy được kinh nghiệm, thử hết những điều cô đã làm được tại VTV, Hà My đã tìm được một hướng đi mới của bản thân.
Trong video, Hà My thẳng thắn giải đáp thắc mắc của độc giả: "Cá nhân mình là người luôn khuyến khích các bạn trẻ thử hết tất cả những điều có thể để tìm ra xem đam mê của mình là gì? Mình thực sự thích làm gì? Sau một thời gian, mình quyết định chuyển sang lĩnh vực tài chính và đang trên con đường tìm hiểu nó.
Khi mọi người hỏi mình có tiếc không? Mình cũng hơi tiếc vì đã có show của riêng mình, được kết nối với khán giả và mọi người cũng yêu thích sản phẩm mình làm ra. Để lại đứa con tinh thần ra đi thì rõ ràng là có buồn. Nhưng đôi khi, chúng ta phải có sự hy sinh để hướng tới những mục đích cao cả, lớn lao hơn", Hà My chia sẻ.
Hà My cũng chia sẻ, cô và bạn trai đã dọn về ở chung với nhau được một khoảng thời gian. Cả hai cũng chưa có kế hoạch về đám cưới do tình hình dịch căng thẳng. Cô cũng cho biết, đám cưới của mình trong tương lai cũng sẽ được tổ chức giản dị, ấm áp cùng những người thân yêu.
![]() | ![]() |
Trong video, Hà My cũng bật mí cô đang có thai được hơn 4 tháng. Đó là lý do thời gian gần đây, Hà My tăng cân nhiều hơn.
Trước đó, Phạm Ngọc Hà My (sinh năm 1996) từng lọt top 15 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2018. Cô tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Hà Nội, thông thạo nhiều ngoại ngữ.
Giữa năm 2021, Hà My được bạn trai là Hùng Đinh - doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ cầu hôn trên máy bay. Cả hai được nhận xét là trai tài, gái sắc và nhận được nhiều lời chúc phúc từ phía bạn bè, người hâm mộ.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), nỗi sợ hãi tăng vọt trong vài ngày qua khi ít nhất 11 thành viên trong một gia đình nhiễm Covid -19 sau bữa ăn lẩu cùng nhau ở nhà hàng địa phương. Trước sự việc này, người dân tránh các cuộc tụ họp đông đúc và các nhà hàng ở đây đã tạm thời rút món lẩu ra khỏi thực đơn. Ảnh: AFP.
![]() ![]() |
Thương hiệu Maxim's xác nhận 2 thành viên trong gia đình nhiễm bệnh khi ăn lẩu trong vụ việc trên là nhân viên làm việc ở các chi nhánh Mong Kok và Central của họ. Công ty đã sắp xếp tất cả nhân viên ở 2 nhà hàng này cách ly tại nhà trong 14 ngày. Cả 2 chi nhánh được khử trùng và đóng cửa trong 2 tuần. Maxim's cho biết họ đã loại lẩu khỏi thực đơn và tăng cường vệ sinh tại tất cả chi nhánh, yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang và kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày. Maxim's là công ty hoạt động phục vụ thực phẩm và đồ uống lớn nhất Hong Kong với hơn 900 cửa hàng dưới một loạt thương hiệu. Ảnh: Maxim, OpenRice. |
![]() ![]() |
Fairwood tuyên bố tạm thời không phục vụ món lẩu tại chuỗi nhà hàng của thương hiệu này ở Hong Kong. Theo Sing Tao Daily, Fairwood thực hiện các biện pháp mới để đối phó với dịch Covid-19 như yêu cầu nhân viên phải kiểm tra nhiệt độ trước khi làm việc, yêu cầu tất cả nhân viên phải đeo khẩu trang và khử trùng cồn. Fairwood là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hàng đầu tại Hong Kong và Trung Quốc đại lục với hơn 140 cửa hàng. Thực đơn của Fairwood cung cấp nhiều món ăn địa phương và phương Tây. Ảnh: Wikiwand, Travel Channel. |
![]() ![]() |
Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất Hong Kong Cafe de Coral cũng tạm đình chỉ việc bán lẩu và thực hiện loạt biện pháp phòng dịch bệnh tương tự. Đối với người Hong Kong, Cafe de Coral thu hút họ với sự đa dạng của thực đơn từ các món Tây cho đến châu Á như bánh mì nướng kiểu Pháp, bít tết và khoai tây chiên New Zealand và lẩu Nhật. Ảnh: Nora Tam, OpenRice. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Thương hiệu nổi tiếng Fulum của Hong Kong cũng bỏ lẩu ra khỏi thực đơn. Được thành lập vào năm 2015, Fulum chủ yếu phục vụ hải sản, dim sum, món lẩu và loạt món ăn Quảng Đông trong không gian ăn uống thoải mái. Ảnh: OpenRice, Timeout. |
![]() ![]() |
Không chỉ các thương hiệu nội địa, các chuỗi nhà hàng Nhật Bản tại đây cũng không còn phục vụ món lẩu trong những ngày này. Trong đó, có thể kể đến chi nhánh Hong Kong của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Yoshinoya (Nhật Bản). Yoshinoya là một trong những chuỗi cửa hàng ăn nhanh ngon nhất Nhật Bản, chuyên về thịt bò. Ảnh: OpenRice, TripAdvisor. |
![]() ![]() |
Chuỗi lẩu lớn nhất của Trung Quốc Haidilao đã đóng cửa tất cả chi nhánh trên đất liền. Tuy nhiên, các chi nhánh ở Hong Kong vẫn tiếp tục kinh doanh dưới sự kết hợp các biện pháp tránh lây lan virus corona một cách chặt chẽ, bao gồm kiểm tra thân nhiệt khách hàng, cung cấp nước rửa tay sát khuẩn, dừng các dịch vụ đi kèm ở các nhà hàng như sân chơi trẻ em, massage… Ảnh: ChinaDaily, Radii China. |
Nếu chưa biết cách rán gà sao cho ngon, bạn có thể áp dụng cách làm của Nhật Bản. Thịt gà được tẩm bột bắp, rong biển sau đó chấm sốt mayonnaise, mù tạt và chanh.
" alt=""/>Các nhà hàng Hong Kong loại lẩu khỏi thực đơn vì lo dịch CovidMi chia sẻ, hoàn cảnh của cô rất đặc biệt nên có được một gia đình hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay, cô rất biết ơn sự yêu thương của mẹ chồng.
“Gia đình em không được như người ta. Ba mẹ em ly hôn từ năm em học lớp 6. Mẹ đi làm công nhân, em ở nhà với một đứa em nữa. Em út về quê với ba. Nhà ngoại sát bên, nhưng em ở một mình một nhà”.
Nhà cô khi đó không có món đồ nào giá trị ngoài chiếc giường. Đến chiếc ổ khóa, Mi cũng không có tiền mua, mà phải lấy vải vụn thắt lại. “Cũng may không có chuyện gì xảy ra” – Mi nói.
Mẹ đi làm công nhân, chỉ gửi tiền đủ cho con gái đóng học phí. Cơm rau, mắm muối là Mi phải tự kiếm ăn. “Em đi cắm câu, giăng lưới, làm mọi cách kiếm được cá bán”.
Dù hoàn cảnh khó khăn đến vậy, Mi chỉ thi thoảng chạnh lòng chứ không oán trách gì ba mẹ.
Đáng lẽ Mi cũng không được đi học đại học vì nhà không có tiền. “Ban đầu, ngoại đã bảo 'thôi con đi làm với mẹ, mai mốt lấy chồng để bên chồng lo cho đi học, chứ nhà bây giờ nghèo quá, không lo được cho con đi học đâu'. Em ham học nên rất buồn khi nghe ngoại nói vậy”.
Về sau, rất may, ngoại bán 1 chỉ vàng tích cóp để lấy tiền cho Mi đi học.
Thế nhưng, cô đã có một quyết định đặt cược cuộc đời mình, đó là không đóng học phí mà lấy tiền đi buôn. Mi định đi buôn có lãi sẽ đóng học phí sau. Nhưng nào ngờ, khi lấy hàng về bán online, cô không có đơn hàng nào suốt 2 tháng đầu.
Thời gian đó, Mi còn đi làm nhiều công việc khác như phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, bán quần áo… để kiếm tiền.
Khi cặp đôi dọn về chung một nhà trước khi cưới, bà Nhung biết nhưng không phản đối. Hiểu hoàn cảnh của Mi, bà càng thương con dâu tương lai hơn. Thấy con vừa đi học vừa đi làm, bà ở nhà lo cơm nước tinh tươm.
Bà cũng thường xuyên mua sắm quần áo cho Mi, đôi khi còn khiến anh Phi ghen tị vì thấy mình như “con ghẻ”.
“Em thấy mẹ thương và quan tâm em còn hơn mẹ ruột. Khi mẹ quan tâm em quá nhiều mà em không có gì trả lại hết, trong lòng em cũng không được vui. Lúc đó em chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền để lo cho mẹ”.
Có lần Mi bị hàng xóm đặt điều nói xấu là lười biếng, không động tay vào việc gì, bà Nhung lại đứng ra bênh vực con dâu.
“Mẹ quyết tâm bảo vệ em. Mẹ nói ‘nếu nói xấu con dâu tôi một lần nữa, tôi không bỏ qua’. Em rất cảm động vì câu nói đó, bởi vì em chưa bao giờ được bảo vệ như vậy” – nàng dâu tâm sự.
Cô cũng chia sẻ, trước đây cô từng quen một số người nhưng họ luôn muốn hai gia đình phải môn đăng hộ đối. Nhưng khi quen anh Phi, bà Nhung không hề quan tâm đến hoàn cảnh của cô như thế nào, mà chỉ cần biết con người cô hiện tại.
Hiện Mi theo học thạc sĩ ngành Luật của Trường Đại học Cần Thơ và là một TikToker có tiếng chuyên đánh giá các sản phẩm thời trang và đồ tiện ích bình dân. Chồng cô là một luật sư. Sau nhiều năm nỗ lực, cả hai đã có những thành công nhất định.
Cuối chương trình, cặp đôi gửi tặng bà Nhung một món quà bất ngờ là cuốn sổ đỏ - tài sản mà hai vợ chồng tích góp 1 năm nay. Bà Nhung xúc động bật khóc vì tình cảm các con dành cho mình.