Kỷ niệm một bữa cơm có thịt gà và lỗi lầm tuổi thơ đến giờ vẫn in đậm trong kí ức, mỗi lần nhớ lại tôi vừa thấy ngọt ngào vừa thấy ăn năn. Hôm đó chiều muộn, mẹ tôi thịt một con gà.
Tôi nhớ được mẹ sai chuẩn bị xoong nồi để mẹ làm gà. Khi sắp đồ cho mẹ xong, tôi hăm hở chạy sang nhà ông Bổng - anh trai của ông nội tôi, tôi mời ông rất dõng dạc. Tôi còn sợ ông Bổng nghe không rõ, ghé vào tận tai ông mời: “Hôm nay bố mẹ cháu thịt con gà, bố mẹ cháu cho cháu sang mời ông, tối ông sang nhà cháu ăn cơm!”.
Rồi tôi hí hửng chạy về nhà, tiếp tục giúp mẹ lo cơm nước. Trong suy nghĩ trẻ thơ của tôi, có thịt gà là nhà có cỗ mà ăn cỗ thì chắc chắn phải mời khách. Và sự thật thường khi nhà có khách bố mẹ mới làm cơm thịnh soạn như thế, nên tôi chắc lần này thịt gà là bố mẹ mời ông sang ăn cơm.
Tôi giữ gà cho mẹ làm thịt và lòng cứ thấp thỏm chờ đợi mẹ sẽ sai mình đi mời ông như mọi khi, còn nghĩ thầm mẹ mà giục đi, mình sẽ khoe con mời trước rồi để mẹ khen. Đợi mãi, đợi mãi, mẹ thịt gà gần xong vẫn không nói gì, tôi sốt ruột quá, buột miệng hỏi mẹ: “Nhà mình có mời ông Bổng sang ăn cơm không mẹ?”.
Mẹ bảo: “Không con ạ, có con gà còi nuôi mãi nó chẳng lớn được, tốn thóc gạo nên mẹ thịt cho các con ăn”. Lúc này trong tôi dâng đầy lo lắng, tôi trót mời ông mất rồi, làm thế nào bây giờ, báo lại ông thì không dám, bảo với mẹ cũng không dám…
Đã mấy lần tôi lấy hết can đảm định nói với mẹ là tôi đã mời ông Bổng mà không hiểu sao tôi không thể nào nói được, tôi vẫn nhớ cái cảm giác không sao thốt được nên lời khi ấy… Tôi băn khoăn suốt cả bữa ăn, vẫn không dám nói thật với bố mẹ, cũng không dám sang báo lại ông.
Bữa cơm có thịt gà rang, chúng tôi ăn ngon lành, tôi ăn vèo hai bát cơm dù trong lòng vẫn còn lo lắng. Và kết cục là tối đó ông không ăn cơm cùng nhà bác tôi, vì ông nghĩ sẽ sang nhà tôi ăn cơm.
Tôi biết điều đó vì sáng hôm sau, khi tôi vừa ló mặt sang nhà ông chơi như mọi bận, anh nhà bác xông ra bảo tôi, sao mày dám lừa ông để tối qua ông không ăn cơm. Tôi chỉ cười bẽn lẽn, xấu hổ, còn ông hiền từ xoa đầu tôi. Tôi lại vô tư, hồn nhiên chơi với ông, với các anh chị đến trưa, đến chiều.
Ngày nào tôi cũng sang chơi bên nhà bác cùng các anh chị. Và câu chuyện cũng khép lại cùng tuổi thơ, cùng bao điều giúp tôi lớn lên. Cho đến bây giờ, ông đã đi xa, rất xa, chắc rồi câu chuyện bữa cơm mời hụt ông cũng đã quên, ông đã tha thứ cho đứa cháu ngây ngô… mà tôi thì chẳng thể nào quên.
Các bạn nhỏ bây giờ sẽ không có những sai lầm giống thế hệ chúng tôi, niềm vui nỗi buồn cũng khác. Các con được sống trong đủ đầy, không phải trải qua cảm giác thiếu thốn, thèm một bữa ăn ngon như thời chúng tôi nữa. Tôi mang câu chuyện tuổi thơ và nỗi ăn năn kể cho các con nghe, như một sự sẻ chia những hồi ức đẹp và cũng muốn con biết trân trọng những gì con có hôm nay. Tuổi thơ với những kỷ niệm vẫn là thứ cần trân trọng. Nó sẽ nâng đỡ ta trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Đi qua những năm tháng, mỗi người mang theo bên mình vô vàn kí ức, và thời thơ ấu thân thương ngọt ngào không bao giờ trở lại được nữa. Nếu được một lần sống lại tuổi thơ, tôi vẫn xin sống một thời hồn nhiên như thế, thơ dại trong ngần và tôi tin mình vẫn được tha thứ.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X. VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! |
Điều này để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáng tạo trong việc phát huy các giá trị của di sản văn hóa.
GS Trần Ngọc Đường bày tỏ băn khoăn, hiện nay di sản phái sinh được tạo tác từ quá trình nghiên cứu và sáng tạo dựa trên di sản văn hóa thuộc về cộng đồng hay thuộc về người nghiên cứu và sáng tạo; nghiên cứu, sáng tạo với tỷ lệ bao nhiêu thì được đăng ký bản quyền.
Những vấn đề còn gây tranh cãi vì chưa có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của những người nghiên cứu, sáng tạo phát huy giá trị của di sản văn hóa. Vì vậy, Luật Di sản văn hóa lần này phải có những quy định rõ ràng về vấn đề này.
Ngoài ra, ông cũng nêu thực tế hiện nay, việc bắt tay giữa di sản văn hóa và công nghệ đang thúc đẩy sự hình thành các khái niệm mới về di sản số, di sản phái sinh… Tuy nhiên nội dung này cũng chưa được luật hóa để hình thành chính sách pháp lý phù hợp, khuyến khích phát triển các sản phẩm số dựa trên di sản.
Do đó, những người nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực này cho rằng nếu nghiên cứu đưa di sản số trở thành một khái niệm chính thức trong Luật Di sản văn hóa và có các quy định về chính sách đầu tư, chính sách về bản quyền… sẽ thúc đẩy người làm công nghệ có sản phẩm số hóa mang tính ứng dụng cao trong đời sống để di sản văn hóa thật sự phát huy giá trị.
GS Trần Ngọc Đường cũng lưu ý, dự thảo luật nặng về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa. Còn sự thụ hưởng, trách nhiệm của công dân và cộng đồng dân cư đối với các giá trị văn hóa dường như chưa được chú ý đúng mức.
Ông phân tích thêm, quản lý và bảo vệ là để được thụ hưởng và gắn với trách nhiệm, không thể gộp chung quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân đối với di sản văn hóa vào chung một điều.
Mỗi chủ thể có quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm riêng của mình nhất là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu di sản văn hóa hoàn toàn khác với người không phải là chủ sở hữu.
Vì vậy, theo ông Đường, dự luật cần phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không phải là chủ sở hữu di sản văn hóa.
Nảy sinh những hiện tượng tự ý tu sửa di tích, tiếp nhận hiện vật đồ thờ
Ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội quan tâm đến vấn đề sở hữu di sản văn hóa, sở hữu toàn dân, sở hữu chung và riêng.
Theo ông Tiến, di sản văn hóa cũng là một tài sản, được xác lập quyền sở hữu có người đại diện quyền sở hữu. Riêng hình thức sở hữu toàn dân về di sản văn hóa, nhất là về di tích đình, chùa, miếu… là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân ở các làng, thôn hiện chưa được xác định rõ người đại diện.
Vì vậy, ông Tiến cho rằng, sửa đổi luật lần này cần phải quy định rõ người đại diện sở hữu. Trên thực tế, đang có sự lúng túng ở cơ sở về quản lý, bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị ở nhiều địa phương, nảy sinh những hiện tượng tự ý tu sửa di tích, tiếp nhận hiện vật đồ thờ.
Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội cũng kiến nghị các ngành chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc xác định quyền sở hữu, mua bán cổ vật. Làm tốt được việc này thì sẽ góp phần giảm tình trạng mất cắp hiện vật và cổ vật ở các di tích.
TS. Nguyễn Xuân Năng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cũng kiến nghị nên phân định cấp độ khác nhau giữa di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia để có ứng xử phù hợp.
Ông Năng thông tin, hiện mới có 300 hiện vật là bảo vật quốc gia. Chính vì vậy phải coi bảo vật quốc gia là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt và thuộc loại hiện vật quý hiếm, không cho phép kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Còn với cổ vật, cấm kinh doanh ở nước ngoài nhưng nên cho phép mua bán, kinh doanh trong nước. Bởi vì, hiện nay những phiên đấu giá cổ vật diễn ra rất nhiều ở các địa phương, nếu quy định cấm kinh doanh tất cả thì chưa hợp lý.
Ông Năng cũng đề xuất, với di vật không phải là những hiện vật thuộc dạng quý hiếm hay có giá trị tiêu biểu hay đặc biệt tiêu biểu như cổ vật và bảo vật quốc gia có thể cho phép mua bán cả trong và ngoài nước. Như vậy các bảo tàng mới có cơ hội sưu tầm được nhiều hiện vật phục vụ trưng bày giới thiệu cho công chúng.
![]() |
Ốc bươu nhồi thịt hấp sả là món ăn ngon trong những ngày tiết trời lạnh này. Ảnh: Khánh Hòa. |
Nguyên liệu:
- Ốc bươu: 1kg
- Giò sống: 150g
- Thịt xay: 300g
- Gừng băm, hành tím, nấm mèo, đường, muối, hạt tiêu, sả củ.
Hướng dẫn cách làm:
- Ốc bươu rửa sạch, ngâm với ớt cắt lát cho nhả hết nhớt và bùn đất. Rửa sạch ốc lại một lần nữa rồi luộc chín, lấy thịt ốc ra. Dùng muối hoặc giấm làm sạch thịt ốc cho hết chất nhờn. Phần vỏ ốc rửa sạch, để ráo.
- Băm nhỏ thịt ốc trộn với giò sống, mộc nhĩ, thịt xay, nấm mèo thái nhỏ và các gia vị khác cho vừa ăn.
- Cuốn hỗn hợp thịt ốc vào trong lá sả, cho vào từng vỏ ốc và đem hấp chín.
- Dọn ốc ra đĩa, ăn kèm với rau sống và dùng nóng với chén nước mắm gừng.
![]() |
Ảnh: Khánh Hòa |
Như vậy, với cách làm đơn giản, các bạn đã có món ốc bươu nhồi thịt hấp sả ngon tuyệt. Thịt ốc giòn ngọt thấm đẫm trong nước chấm mắm gừng cùng hương vị nồng nàn của các loại rau sống khiến bạn trở nên ấm áp hơn trong tiết trời lạnh này.
Hủ tiếu dê, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu phá lấu hay hủ tiếu bột lọc là những món ăn lạ miệng nhưng ngon hết xảy ở nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ - Sài Gòn.
" alt=""/>Món ngon: Cách làm ốc bươu nhồi thịt hấp sả thơm ngon trong tiết trời lạnh