Nói là buồn nhất nhưng suốt hàng chục năm qua, người phụ nữ ấy hiếm khi hưởng một niềm vui, an nhàn thực sự. Mẹ đẻ chị Hướng mắc chứng tâm thần khi chị mới 16 tuổi.
“Tôi rời xa quê để đi làm khi còn chưa học hết cấp 3, tự dưng mẹ nghĩ tôi bị bắt cóc nên rơi vào trạng thái trầm cảm dẫn đến tâm thần. Tôi lấy chồng xong phải đón mẹ về để tiện bề chăm sóc vì bố không còn nữa, để mẹ ở nhà một mình tôi cũng chẳng yên tâm”, chị Hướng chia sẻ.
Nỗi canh cánh về bệnh tình của mẹ cứ đeo đuổi trong tâm trí chị hơn chục năm qua. Chị chẳng biết làm cách nào để chữa cho mẹ hết bệnh. Nhưng bi kịch cuộc đời chị vẫn chưa dừng ở đó.
Đúng vào ngày 20/10/2021, cô con gái mới lên 4 tuổi là bé Phạm Vũ Ánh Dương xuất hiện triệu chứng đau bụng, sốt cao. Chị cho uống thuốc hạ sốt nhưng không cắt cơn. Đưa con đến bệnh viện huyện rồi bệnh viện tỉnh điều trị suốt hơn 1 tháng trời song tình trạng không mấy khả quan.
Phải đến khi đưa con ra Hà Nội đến bệnh viện tuyến Trung ương, các bác sĩ phát hiện cháu Dương bị ung thư máu dòng bạch cầu cấp. Ngày nhận tin căn bệnh hiểm nghèo đến với con, chị vô cùng đau đớn.
![]() |
Giấy xác nhận hoàn gia đình chị Vũ Thị Hướng |
Vốn dĩ gia đình đã gặp quá nhiều bất hạnh nay lại chứng kiến “tử thần” đe doạ đến tính mạng con, chị Hướng tưởng chừng như ngã quỵ. Vợ chồng cố động viên nhau để cùng vượt qua ổn định tinh thần đưa con đi chữa bệnh.
Những ngày tháng nơi bệnh viện bên con trong từng đợt điều trị trở thành những chuỗi ngày đẫm nước mắt đối với người phụ nữ khốn khổ. Do phác đồ điều trị hoá chất khô kéo dài, thể trạng bé Dương chưa tốt, chị Hướng cùng con phải đón Giao thừa ở trong bệnh viện.
Cả gia đình nguy cơ “đứng đường”
Thời điểm một năm mới lại đến, nhà nhà hưởng niềm vui đoàn viên, chị Hướng cùng con phải đón Tết nơi bệnh viện. Những ngày đầu xuân năm mới, vợ chồng chị chỉ còn biết gửi lời chúc đến nhau qua điện thoại cùng hy vọng một năm mới những tai ương sớm qua đối với gia đình nhỏ của họ.
Bên cạnh những nỗi lo về tình hình sức khoẻ của con, chị Hướng đứng trước nhiều nỗi khổ tâm khác. Gia đình chị hiện đã vay mượn số tiền hơn 150 triệu đồng. Trong đó, phải thế chấp căn nhà để đổi lấy số tiền 50 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền trên chị đã sử dụng để điều trị cho con suốt quãng thời gian ở bệnh viện huyện, tỉnh rồi ra cả Hà Nội thì càng tốn kém hơn gấp bội. Trung bình mỗi đợt điều trị của cháu Dương kéo dài chừng hơn chục ngày nhưng số tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả, tiền sinh hoạt, tiền trọ cho những ngày ở bệnh viện lên đến gần 10 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, chồng chị chỉ làm lao động tự do lăn sơn thuê thu nhập rất bấp bệnh. Tình hình dịch bệnh phức tạp càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế gia đình. Bản thân chị Hướng làm công nhân may nhưng đã phải xin nghỉ việc vì bận đưa con đi điều trị.
![]() |
Hoàn cảnh của bé Ánh Dương đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Mùng 3 Tết, khi ngoài đường mọi người chuẩn bị sửa soạn để bắt đầu nhịp sống mới, chị mới cùng con kết thúc đợt điều trị kéo dài. Trở về quê hương nơi căn nhà ảm đạm, chị thấy một nỗi tủi thân vô cùng. Cả căn nhà nơi các thành viên đang sinh sống một mai liệu có giữ nổi hay không. Lúc này đây, gia đình chị Hướng rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:“Ry” - cách gọi tắt của từ “Cherry” – là một trong những cái tên thân mật mà các bác sĩ, điều dưỡng và cả thân nhân bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 dành cho cô bé. Ry đã bị chính cha mẹ mình chối bỏ tại bệnh viện từ khi mới hơn 1 tháng tuổi, vì cơ thể bệnh tật. May mắn, con được tất cả các nhân viên y tế tại Khoa chăm bẵm, yêu thương, từng ngày giúp con “thay da đổi thịt”.
![]() |
"Con là Cherry, mà phải là Cherry Mỹ nhé", điều dưỡng Châu hài hước nói. |
Chị Vũ Thị Mỹ Châu, điều dưỡng Khoa Ngoại Tổng hợp chia sẻ với VietNamNet, gần 2 năm trước, bé Ry được chuyển đến từ Khoa Hồi sức tích cực. Khi ấy, con vừa phải mở hậu môn tạm do bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh.
“Lúc con mới xuống đây nhìn èo uột lắm. Mới hơn 1 tháng tuổi nên con nhỏ thó, khuôn mặt thì to mà phần đầu móp lại, giống như bị dị dạng. Da bị nổi đầy nốt sần. Khi nhìn thấy con như vậy, cha mẹ con đã viết thư từ bỏ con, dù chúng tôi cũng đã hết lời khuyên nhủ”, chị Châu buồn bã.
Thời điểm ấy, việc chăm sóc cho bé Ry khá vất vả. Vùng da quanh hậu môn tạm của con thường xuyên bị lở loét nên phải theo dõi liên tục. Các bác sĩ, điều dưỡng phân công nhau, cứ ai có ca trực thì phụ trách chăm sóc thêm bé Ry. Từ việc cho ăn, tắm rửa, bôi thuốc, rồi khi có thời gian rảnh, họ ẵm con xuống sân chơi.
Bé Ry rất thích lạy Phật. Mỗi lần đi đến góc thờ Phật là bé tự đòi xuống, bỏ dép ra rồi mới bước lên tấm chiếu nhỏ. Con bắt chước người lớn vái lạy, không biết quỳ thì con ngồi. Chẳng rõ con có hiểu gì và cầu gì không, nhưng nhìn con tự giác như vậy, ai cũng cảm mến.
![]() |
![]() |
Điều dưỡng Châu cũng giống nhiều đồng nghiệp khác, chứng kiến con thay đổi từng ngày. |
Mỗi nhân viên y tế ở Khoa Ngoại Tổng hợp đều là “ba nuôi”, “mẹ nuôi” của Ry. Họ tự tay chăm sóc và nhìn thấy con khôn lớn, mong chờ mỗi một sự thay đổi mới của con. Nhất là khi cô bé bập bẹ tiếng nói đầu tiên, chập chững những bước đi đầu đời, họ đều ào chạy tới bên con.
Cô bé cũng rất “bám” những cha mẹ nuôi của mình. Khi thấy người lạ đánh mẹ nuôi, con òa khóc nức nở như muốn bảo vệ. Gần 2 tuổi, Ry có phần bụ bẫm, trắng trẻo, dễ thương và đặc biệt là rất dạn dĩ. Hầu như ai gặp con đều sẽ yêu mến ngay từ lần đầu tiên. Vì vậy, cô bé không chỉ được biết đến ở Khoa Ngoại Tổng hợp, mà còn được cả nhân viên y tế ở các Khoa khác yêu thích.
Điều dưỡng Châu cho biết: “Đồ của bé nhiều lắm. Từ đồ dùng hằng ngày, đến mũ bảo hiểm, đai bảo hộ đi đường… đều được sắm đủ. Mới hôm rồi, có một người nhà bệnh nhi gửi cho con chiếc đầm rất đẹp, nhưng chúng tôi không biết là ai".
![]() |
Con là công chúa nhỏ của Khoa Ngoại Tổng hợp |
![]() |
Cũng là trung tâm của những tiếng cười vui vẻ. |
Do công việc mùa dịch quá bận rộn, các bác sĩ, điều dưỡng đặt thêm chiếc cũi ở giữa 2 bàn làm việc để tiện trông nom bé Ry. Mọi người thường cảm thán với nhau, có lẽ bé Ry biết thân biết phận của mình, nên hầu như chẳng ốm vặt. Ngay cả khi mọc răng, con cũng không bị sốt. Hay suốt mùa dịch Covid-19 vừa rồi, con từng tiếp xúc rất nhiều F0 nhưng vẫn bình an vô sự.
Thấy khách có phần ngơ ngác vì mỗi người lại gọi Ry bằng một cái tên, nữ điều dưỡng xót xa: “Ở đây, ai muốn gọi con là gì thì gọi, nhưng thường thì hay gọi là Cherry, Ry, Bánh Bao hoặc Mén. Nhưng con cũng có tên thật của mình - L.C.L. Cái tên này được lấy từ tên của mẹ con (L.T.C.L), với hi vọng đến một ngày, khi con được đưa vào trại trẻ mồ côi, nếu cha mẹ con đổi ý muốn đón về, họ có thể tìm thấy”.
![]() |
Nhìn cô bé đang cười rạng rỡ, nữ điều dưỡng Châu âu yếm: “Mai mốt bé chuyển đi là các cô sẽ khóc dữ lắm”. |
Trải qua nhiều lần mở, đóng hậu môn tạm, mới đây, Ry đã chính thức được chuyển sang hậu môn chính. Sau thời gian thích nghi cùng với sự chăm sóc kỹ lưỡng, sức khỏe của cô bé đã tạm ổn. Con sẽ sớm phải chuyển sang viện mồ côi, hoặc được nhận nuôi bởi một gia đình yêu trẻ. Nhưng hiện tại, Ry vẫn đang sống trong tình thương của các cha mẹ nuôi, dưới mái nhà mà con đã nương nhờ gần 2 năm qua.
Khánh Hòa
Bé Tuấn Tú trở mình rồi giật thột, mơ màng tỉnh dậy. Giữa cơn ngái ngủ xen lẫn sự ngứa ngáy của cơ thể vì bệnh tật, con tấm tức cất tiếng khóc, sau rồi òa lên nức nở.
" alt=""/>Mái nhà đặc biệt của bé gái bị cha mẹ bỏ rơi khi tròn 1 tháng tuổi