![]() |
Zune HD rực rỡ màu sắc trên trang web của hãng. |
![]() |
Zune HD rực rỡ màu sắc trên trang web của hãng. |
Ngoài ra, việc tra cứu nhanh này cũng giúp theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ, nắm được thông tin hồ sơ còn thiếu hay cần bổ sung những giấy tờ gì.
Đặc biệt, việc tra cứu sổ đỏ online giúp tiết kiệm được thời gian và công sức thay vì phải đi đến văn phòng công chứng hay những cơ quan có thẩm quyền để tra cứu.
Để tra cứu sổ đỏ online, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1:Tra cứu qua trang thông tin quy hoạch của các tỉnh thành
Ví dụ, để tra cứu thông tin sổ đỏ khu vực TP.HCM, bạn có thể truy cập vào trang https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/ bằng trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính.
Sau đó, bạn bấm vào biểu tượng Tìm kiếmtrên trang.
Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các thông tin về thửa đất theo tọa độ, số thửa đất (thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc tên đường.
Kết quả trả về sẽ là các thông tin về thửa đất mà bạn muốn tra cứu.
Tương tự, bạn có thể tra cứu sổ đỏ online trên trang thông tin của các tỉnh thành khác, ví dụ như: Thành phố Hà Nội tại địa chỉ http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdai; tỉnh Bình Dương tại địa chỉ http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/; tỉnh Tiền Giang tại địa chỉ https://tiengianglis.vbgis.vn/ban-do; tỉnh Khánh Hòa tại địa chỉ https://gis.khanhhoa.gov.vn/public/8192/;...
Cách 2: Qua ứng dụng (app) tra cứu sổ đỏ của sở tài nguyên và môi trường các tỉnh thành
Để sử dụng các ứng dụng tra cứu, bạn cần có thiết bị di động dùng hệ điều hành Android hoặc iOS. Bạn sẽ cài đặt ứng dụng lên thiết bị (tuỳ theo hỗ trợ của app), sau đó truy cập ứng dụng và tiến hành tra cứu như bình thường.
Ví dụ, với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bạn có thể cài đặt app iLand BRVTtừ cửa hàng Google Play; hay tỉnh Đồng Nai với app DNAILIStrên cả App Store và Google Play;...
Lưu ý: Để việc tra cứu online hiệu quả và an toàn, bạn cần chọn những website hay app uy tín. Đối với các tỉnh thành chưa hỗ trợ tra cứu online, bạn cần đến trực tiếp các văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được hỗ trợ tra cứu thông tin sổ đỏ.
Khảo sát của Google năm 2023 cho thấy, 64% phụ huynh Việt Nam đã và đang tìm cách học hỏi công nghệ để dạy con về những kỹ năng an toàn khi lên mạng. Bên cạnh vai trò của phụ huynh, bản thân các em nhỏ và thầy cô giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với những thách thức khi tham gia vào môi trường mạng.
Trẻ em cần được hướng dẫn ngay tại trường về kỹ năng nhận diện những vấn đề không tốt trên môi trường trực tuyến và biết cách phản ứng đúng với chúng. Các thầy cô giáo cũng cần có kỹ năng trao đổi và hướng dẫn học sinh về các tiêu chuẩn ứng xử trên mạng.
Chia sẻ với PV, ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam của Google Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, trong 2 năm qua, Google đã phối hợp cùng các cơ quan đối tác và nhà trường để nâng cao ý thức an toàn mạng cho giáo viên, đưa họ trở thành lực lượng đồng hành bên trẻ em và phụ huynh của các em.
“Từ năm 2021 đến nay, qua chương trình Em an toàn hơn cùng Google, hơn 1 triệu học sinh và 7.443 giáo viên ở 1.115 trường tiểu học trên cả nước đã được tập huấn trực tiếp và trực tuyến để nâng cao kiến thức để sẵn sàng tham gia môi trường mạng", đại diện Google Việt Nam chia sẻ.
Theo Google Việt Nam, sự phối hợp toàn diện của giáo viên với phụ huynh và học sinh đã góp phần thay đổi giao tiếp trong mỗi gia đình theo chiều hướng tích cực. Trước năm 2021, có đến hơn 1/3 số phụ huynh được khảo sát chưa bao giờ nói chuyện với con về an toàn mạng, thế nhưng khảo sát năm 2023 cho thấy, 87,7% phụ huynh Việt Nam đã có thể dễ dàng trao đổi với con về chủ đề này.
“Phụ huynh Việt Nam cũng đang chủ động tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ con trong học tập (78,2%), tìm kiếm nội dung giáo dục chất lượng cao (72,2%), hướng dẫn con về an toàn mạng (64,1%)”, Google cho hay.
Theo bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng kiểm định Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT, Bộ TT&TT), Internet ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tại Việt Nam, 2/3 số trẻ em hiện có thể tiếp cận với thiết bị kết nối Internet.
Số liệu của UNICEF cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-15 tuổi có sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ em từ 14-15 tuổi.
Tần suất sử dụng Internet của trẻ em đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong những dịp hè. Môi trường Internet cũng là con dao 2 lưỡi, bên cạnh các lợi ích nhờ việc cung cấp kiến thức, giải trí, tạo môi trường kết nối, công nghệ cũng mang tới những rủi ro và nguy hiểm cho trẻ em, nhóm đối tượng chưa có đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên mạng. Trước mối lo ngại đó, không ít phụ huynh đã lựa chọn giải pháp cực đoan là cấm con em mình tiếp xúc với Internet.
Theo đại diện VNCERT, giải pháp tốt nhất hiện nay để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và chính các em. Ngoài sự chủ động của cha mẹ, chính các em cũng cần nhận thức về các thông tin mà mình tiếp cận.