Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp kỹ thuật mới để theo dõi và bảo vệ loài cá cực kỳ quý hiếm. |
Nhà sinh học biển bên "quái thú" da trơn sông Mekong. Ảnh: Phnompenh Post. |
Việc thu thập DNA trong môi trường tự nhiên được coi là “viên đạn bạc” để theo dõi và bảo vệ loài cá cực kỳ quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp ở sông Mekong.
Các kỹ thuật mới, trong đó có việc lọc DNA từ da cá đã lột ở nước sông đã được đưa vào thử nghiệm tại 6 vùng nước sâu ở lưu vực sông Mekong trong nghiên cứu mang tên “Dấu vết quái vật: Phát hiện loài cá da trơn khổng lồ cực kỳ nguy cấp tại sông Mekong” công bố trong tháng này trên tạp chí “Sinh thái toàn cầu và việc bảo tồn”.
Tác giả Eva Bellemain cho biết, nghiên cứu đã phát hiện loại cá da trơn khổng lồ tại khu vực sông Mekong chảy qua Thái Lan. Tuy nhiên, do sự phức tạp và kích thước của các sông khá lớn và loài cá thực sự quý hiếm, vì vậy phát hiện mới này mang đầy hứa hẹn với các nhà nghiên cứu.
Cô cho biết: “Việc tách DNA từ nước sông là kỹ thuật tương đối mới, không cần tác động trực tiếp, vì vậy không gây hại cho loài cá”.
Cô cũng nói thêm, nhóm nghiên cứu hiện đang tinh chỉnh nghiên cứu để tính toán số lượng cá thể có trong khu vực chứ không chỉ đơn thuần để xác định sự hiện diện của chúng.
Báo cáo cho biết, việc theo dõi DNA có thể tình trạng nguy hiểm của loài cá, khi “tình trạng của nhiều loài hiện đang bị đe dọa mà ít được biết đến” và chủ yếu chỉ được xác định thông qua tìm hiểu từ ngư dân hoặc lấy mẫu cá bị bắt do việc buôn bán.
Ông Eric Baran, một nhà khoa học lỗi lạc trong tổ chức phi chính phủ nghiên cứu các loài cá cho biết, việc tìm kiếm DNA cá có thể giúp cho nỗ lực bảo tồn các cá thể.
Ông nhận định: “Hầu hết các loài cá cực kỳ quý hiếm ở sông Mekong đều là những loài không lồ, bởi vì chúng là động vật tự nhiên hiếm có, dễ bị bắt nên phải mất rất nhiều năm mới có nắm rõ đặc tính của chúng”.
Ông cũng nhấn mạnh, việc nắm rõ về nơi ở hoặc đặc tính sinh sản có thể giúp bảo vệ tuyến đường di cư và nơi sinh sản của loài “quái thú” sông Mekong này.
Theo BGT/Phnom Penh Post
XEM THÊM 
Bị tước súng, tên cướp hoảng sợ chạy tháo thân
" alt=""/>'Quái thú' sông Mekong được bảo vệ thế nào?
 |
|
Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2016 của Học viện Công nghệ BCVT ngày 15/7, TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện cho biết, nửa đầu năm nay, Học viện đã duy trì ổn định mọi mặt hoạt động, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong các công tác đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng như các hoạt động quản lý, hỗ trợ đào tạo, tổ chức cán bộ…
Trong bối cảnh tái cơ cấu, điều chỉnh lại mô hình tổ chức hoạt động, Học viện đã chủ động xây dựng cơ chế, kiện toàn bộ máy tổ chức, đã trình và được phê duyệt nhưng cơ chế căn bản (Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ của Học viện; Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện); đồng thời cơ bản hoàn thành việc ổn định và kiện toàn tổ chức cũng như thành lập các đơn vị mới, xây dựng mở rộng cơ chế tự chủ để tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc hoạt động.
Riêng về đào tạo dài hạn, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo theo kế hoạch học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 và các hoạt động chuẩn bị cho học kỳ 1 năm học 2016 - 2017.
Cụ thể, cùng với việc triển khai xây dựng, giao nhiệm vụ giảng dạy theo học kỳ tới từng giảng viên, với tổng khối lượng giảng dạy quy đổi của giảng viên cơ hữu đạt khoảng 70.000 giờ giảng, trong 6 tháng đầu năm 2016, Học viện cũng đã thực hiện nghiêm việc theo dõi, quản lý giảng dạy, dự giờ đúng quy trình, giảm thiểu được hiện tượng giảng viên, sinh viên đi muộn về sớm hoặc tự ý đổi giờ học. Đồng thời ,thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi, tổ chức các kỳ thi và chấm thi theo quy trình đảm bảo chặt chẽ; triển khai các đợt, kế hoạch thực tập, làm đồ án/ khóa luận, luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên theo tiến trình và kế hoạch đào tạo…
Tính đến 30/6/2016, tổng số học viên, sinh viên đang có mặt, học tập tại Học viện là 14.754 học viên, sinh viên, bao gồm 15.501 sinh viên chính quy, 86 nghiên cứu sinh, 570 học viên cao học, 101 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 1.236 sinh viên hệ đào tạo từ xa và 250 sinh viên cao đẳng nghề. Đặc biệt, đến nay về cơ bản, Học viện đã tổ chức chuyển đổi công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ thành công.
Về tuyển sinh năm 2016, Học viện đã hoàn thành công tác đăng ký và được Bộ GD&ĐT phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, trong đó có 25 chỉ tiêu nghiên cứu sinh, 280 chỉ tiêu Thạc sỹ, 3.000 chỉ tiêu đại học chính quy, 100 chỉ tiêu liên thông chính quy, 200 chỉ tiêu văn bằng 2...
Đến nay, Học viện đã hoàn thành tổ chức thi tuyển sinh, nhập học Thạc sĩ đợt 1/2016; xét tuyển được 5 ứng viên nghiên cứu sinh; 82 sinh viên hệ giáo dục từ xa. Công tác tổ chức thi, xét tuyển được thực hiện đúng quy định, không xảy ra sai sót. Việc tuyển sinh các hệ Cao đẳng nghề, Liên thông, Vừa học vừa làm và Giáo dục từ xa đang được trường tiếp tục triển khai theo kế hoạch đến hết tháng 12/2016.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng Học viện cần thực hiện hết sức nghiêm túc việc đánh giá, tổng kết năm học 2015 - 2016. “Học viện cần có những đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện các mặt hoạt động của trường đã được đề ra từ đầu năm học, xem những gì đã làm được, những gì chưa làm được một cách hết sức rõ ràng. Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm của năm học trước, có định hướng, mục tiêu cho năm học sau; làm sao để chất lượng các mặt hoạt động của trường phải tăng dần, nhích dần qua từng năm”, Thứ trưởng đề nghị.
" alt=""/>Học viện Công nghệ BCVT giảm chỉ tiêu tuyển sinh để nâng chất lượng