Theo Zing
Theo Zing
Là một trong những động thái ít gây bất ngờ nhất giới Dota 2chuyên nghiệp, Alliance đã ký hợp đồng với support player kỳ cựu Artsiom “fng” Barshak - theo thông báo chính thức của tổ chức vào đêm qua (10/9).
Trước đó, fng được Gambit Esports đem cho Alliance mượn từ tháng 5 và đã trải qua tám giải đấu online lớn nhỏ cùng với đoàn quân của Gustav “s4” Magnusson.
Do lệnh cấm xuất nhập cảnh và nhiều vấn đề phát sinh trong mùa đại dịch COVID-19 khiến Alliance gặp khó khăn trong việc tìm ra người thay thế Adrian “Fata” Trinks - support player rời tổ chức vào 31/3.
Và cuối cùng họ đã chọn fng trong bối cảnh Gambit đã tạm ngưng mọi hoạt động của team Dota 2từ đầu năm nay. Trong bốn tháng qua, fng đã góp công giúp Alliance duy trì vị thế cạnh tranh trong khu vực EU & CIS với điểm nhấn là ngôi Á quân ở hai giải đấu ESL One Birmingham 2020 và OGA Dota PIT Season 2.
Cả fan hâm mộ lẫn các players trong đội đều đã coi fng là một phần của Alliance chứ không phải một stand-in đơn thuần.
“fng gia nhập team tức nghĩa là chúng tôi không chỉ có một support player có kỹ năng cá nhân tốt mà còn là một người đội trưởng kiêm drafter giàu kinh nghiệm”, s4 dành những lời “có cánh” cho người đồng đội. “Thật nóng lòng để xem chúng tôi có thể nảy ra được bao nhiêu ý tưởng táo bạo khi cùng nhau kết hợp tầm nhìn in-game.”
Như vậy, đội hình thi đấu của Alliance đã được đảm bảo sau bốn tháng định hình phong cách chơi (từ pos.1-5):
fng, người đã dành hai năm gần đây nhất cho Gambit trước khi nói lời chia tay với tổ chức CIS vào ngày 02/9, sẽ đem tới kinh nghiệm lãnh đạo và củng cố khả năng draft cho Alliance. Anh sẽ đem tới cho s4 những góc nhìn và ý tưởng khác trong mỗi loạt draft.
Nó cũng đánh dấu lần đầu tiên trong sự nghiệp kéo dài gần bảy năm thi đấu Dota 2chuyên nghiệp, fng là một thành viên chính thức của một tổ chức bên ngoài CIS.
Trong quá khứ, fng đã quá quen mặt với fan hâm mộ CIS khi từng khoác áo các tổ chức hàng đầu trong khu vực này như Natus Vincere, Virtus.pro và Team Spirit trước khi chuyển sang Gambit.
Alliance mới cán đích hạng tư tại OMEGA League: Europe Immortal Division, nhận 30,000 USD tiền thưởng và xếp trên Evil Geniuses lẫn Team Liquid ở giải đấu Dota 2lớn nhất mùa hè 2020.
Giống với các top teams châu Âu và CIS khác, Alliance đang trong kỳ nghỉ ngắn hạn trước khi quay trở lại với OMEGA League Season 2 vào đầu tháng 10.
ppd muốn trở lại thi đấu vào…đầu năm sau
Dường như đã lấy lại được động lực thi đấu sau vài tháng rời xa sàn đấu, huyền thoại Dota 2Bắc Mỹ Peter "ppd" Dager thông báo trên stream cá nhân rằng anh đang suy nghĩ sẽ trở lại.
ppd đã có buổi streaming khá dài vào hôm qua gây hứng thú cho người xem. Không chí có những khoảnh khắc đáng nhớ - như quit game sau phút đầu tiên vì không muốn đi mid nữa - anh còn khiến fan xôn xao sau khi “úp mở” muốn quay lại dù đã tuyên bố giải nghệ vào ngày 20/4.
“Nói thật lòng với các bạn thì tôi đang suy nghĩ về việc quay trở lại thi đấu Dota 2. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ hành động như Fear đang làm, tức là thoải mái và chờ đợi xem mọi thứ như thế nào vào tháng 01 tới. Chúng ta sẽ xem xét mọi thứ. Chúng ta sẽ thấy Dota 2 Bắc Mỹ ra sao, các giải đấu được tổ chức như thế nào,…2020 quả là một năm điên rồ” - ppd nói.
ppd là một trong những players có tầm ảnh hưởng nhất Bắc Mỹ. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của ppd với đỉnh cao là chức vô địch The International 5 đã thay đổi hoàn toàn khu vực, biến Bắc Mỹ trở thành một đối trọng trên bình diện quốc tế.
Nếu ppd rút lại quyết định nghỉ hưu thì đây chắc chắn sẽ là một tin vui cho fan hâm mộ Dota 2Bắc Mỹ.
Đến thời điểm hiện tại, EG của ppd vẫn đang là team Dota 2 Bắc Mỹ duy nhất vô địch thế giới sau chín kỳ TI được tổ chức
Player sinh năm 1991 đã không thi đấu kể từ cuối tháng 4 - thời điểm anh rời bỏ Ninjas in Pyjamas và công khai giã từ sự nghiệp.
None
" alt=""/>Dota 2: Alliance chào đón fng, ppd đang cân nhắc trở lạiTrong năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất 60 triệu liều vắc xin Astrazeneca
11 nhóm đối tượng ưu tiên
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế vẫn đang nỗ lực cùng với các cơ quan, đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc xin để có thể đàm phán đủ vắc xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.
Về đối tượng ưu tiên sẽ căn cứ theo Luật Truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
“Chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế”, Thứ trưởng thông tin.
Với nguồn cung ban đầu hạn chế, trước tiên sẽ ưu tiên cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người có nguy cơ phơi nhiễm và mắc Covid-19 cao nhất, để bảo vệ và bảo toàn lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Khi nguồn cung vắc xin tăng lên, việc tiêm chủng sẽ mở rộng hơn và theo yêu cầu giúp người dân tiếp cận vắc xin công bằng, công khai, minh bạch về chi phí, hiệu quả.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sẽ quản lý, giám sát và điều phối hoạt động tiêm phòng Covid-19 để đảm bảo mọi người dân đều có quyền tiếp cận bình đẳng, hợp lý và hiệu quả với vắc xin.
Được biết, với nguồn vắc xin của COVAX, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022.
Trong năm nay, COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam hơn 4,8 triệu liều, tuy nhiên trong quý 1, Việt Nam sẽ chỉ nhận được 25-35% số lượng vắc xin (tương đương 1,2-1,7 triệu liều), số còn lại sẽ có trong quý 2.
Do đó, ngay trong quý 1, Bộ Y tế sẽ ưu tiên tiêm cho 600.000 người, ưu tiên cao nhất là 500.000 nhân viên y tế, kế đó là 116.000 nhân viên tham gia phòng chống dịch.
Trong quý 2, Bộ Y tế sẽ tiêm cho khoảng 1,8 triệu người thuộc 5 nhóm đối tượng, theo thứ tự:
- Cán bộ hải quan
- Cán bộ ngoại giao
- Lực lượng quân đội
- Lực lượng công an
- Giáo viên
Trong 6 tháng cuối năm, COVAX cam kết hỗ trợ vắc xin cho các quốc gia để tiêm chủng tối đa cho 20% dân số. Khi đó, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 33 triệu liều, tương ứng tiêm cho 16 triệu người, theo thứ tự:
- Giáo viên
- Người trên 65 tuổi
- Những người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch
- Những người mắc bệnh mãn tính trưởng thành
Cục Y tế dự phòng được giao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn tổ chức tiêm; các Viện Dịch tễ, Viện Pasteur chịu trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin, tập huấn, giám sát hoạt động tiêm chủng; Dự án Tiêm chủng mở rộng có trách nhiệm lập kế hoạch tiêm chủng.
Huy động nguồn lực xã hội tham gia tiêm chủng
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, chủ trương của ngành y tế là tiêm trên diện rộng, càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Để đạt miễn dịch cộng đồng, theo lý thuyết cần tiêm tối thiểu trên 80% dân số. Đây là thách thức vô cùng lớn nhất là trong bối cảnh nguồn cung vắc xin còn hạn chế như hiện nay.
“Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hoá nhiều nguồn cung ứng vắc xin, bao gồm cả vắc xin do Việt Nam sản xuất và phát huy tối đa các nguồn lực xã hội tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19”, Thứ trưởng Thuấn nói.
Trước đó trong cuộc họp trực tuyến ngày 19/2, Bộ trưởng Y tế cũng cho biết, Bộ khuyến khích các đơn vị trong nước chủ động đàm phán, nếu có nguồn vắc xin có thể trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để nhập khẩu vắc xin.
Về kinh phí mua vắc xin, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, kinh phí mua vắc xin của COVAX chủ yếu từ ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và địa phương. Ngoài ra còn các nguồn hợp pháp khác, trong đó có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức hảo tâm.
Các địa phương có ngân sách, muốn mua cho người dân cũng cần phải tuân theo các kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, nguồn kinh phí dự kiến triển khai tiêm 20% đối tượng từ nguồn vắc xin COVAX là trên 6.739 tỷ đồng, tuy nhiên COVAX sẽ hỗ trợ hơn 6.300 tỷ đồng, ngân sách Trung ương dự kiến sẽ bỏ ra hơn 24 tỷ đồng, địa phương là gần 163 tỷ đồng, số kinh phí còn thiếu cần huy động là hơn 202 tỷ đồng.
30 triệu liều còn lại của Astrazeneca, dự kiến sẽ do VNVC tự chi trả. Doanh nghiệp này được Astrazeneca lựa chọn là đơn vị phân phối tại Việt Nam.
Tuy nhiên VNVC không được tự ý phân phối, phải tuân theo kế hoạch của Bộ Y tế trình Chính phủ để chương trình tiêm vắc xin được triển khai công bằng, hiệu quả.
Thúy Hạnh
Song song đàm phán nguồn vắc xin nước ngoài, Việt Nam đẩy mạnh sản xuất vắc xin trong nước để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với vắc xin.
" alt=""/>Việt Nam dự kiến có 110 triệu liều vắc xin Covid