Thứ hai, tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy tắc ứng xử trong trường học mầm non, giáo dục phổ thông – chiếu theo Điều 6 (ứng xử của giáo viên) và Điều 7 (ứng xử của nhân viên), hai cô vi phạm gì mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn kỷ luật?
Thứ ba, tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo – ở Điều 6 của Thông tư này: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo gồm 11 nội dung – hai cô giáo Kỳ Sơn cũng không sai phạm.
![]() |
Hình ảnh các em học sinh đeo khẩu trang bằng giấy được chia sẻ trên mạng xã hội |
Thứ tư, hình ảnh đeo khẩu trang giấy của học sinh lớp 6B Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phà Đánh do cán bộ thư viện của trường này đăng ở Facebook cá nhân được lãnh đạo ngành giáo dục Kỳ Sơn quy kết là hình ảnh phản cảm.
Tuy nhiên, trong bức ảnh, các cháu ngay ngắn ngồi, không hề đùa giỡn như nói lên thực tế: trường các cháu đang thiếu khẩu trang y tế. Hình ảnh làm lay động trái tim của nhiều người, như thay lời muốn nói về nguyện vọng tha thiết: Khẩu trang y tế cho học sinh vùng khó để phòng, chống dịch Covid-19.
Phản cảm hay thấu cảm? Như đánh giá của Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn, xin hỏi phản cảm ở chi tiết nào? Và khi nhận định hành vi đó là sai, sai đến đâu, tác hại ra sao, phản ứng của phụ huynh, học sinh tại đây và trong tỉnh – ngành GD-ĐT Kỳ Sơn có khảo sát trước khi ban hành Quyết định kỷ luật hay không?
Thứ năm, với trường hợp cô giáo tại Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tà Cạ bị khiển trách do đăng tin thiếu chuẩn mực. Với việc thay sách giáo khoa cần phải đầu tư một khoản kinh phí lớn từ Ngân sách Nhà nước hoặc các khoản vay từ Ngân hàng thế giới, thì đây là một sự cảnh báo về hiệu quả, sao ngành giáo dục Kỳ Sơn lại kết luận là thiếu chuẩn mực?
Mấy lần cải cách, thay sách giáo khoa trước đây, tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng, rồi kết quả thế nào? Chẳng hạn, sách giáo khoa phân ban, hiện nay hầu hết các nhà trường THPT đều sử dụng sách giáo khoa Ban Cơ bản, sách giáo khoa dành cho hai ban còn lại đi đâu? Có tốn kém không?
Việc cô giáo đăng dòng trạng thái lo liệu sự tốn kém khi thay sách giáo khoa là cần thiết. Cảnh báo để nhà quản lý giáo dục không đi theo vết xe đổ, cảnh báo để hội đồng chọn sách giáo khoa của từng trường học làm việc cẩn trọng, công tâm – dòng trạng thái đó sao quy kết trái với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục?
![]() |
Thông báo kỷ luật công chức, viên chức của Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn |
Thứ sáu, lẽ thường thì định hướng để tập trung; phản biện để phát huy dân chủ; làm đúng quy định hiện hành để giữ kỷ cương, phép nước. Được vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao trong mỗi nhà trường, đến từng giáo viên đối với đổi mới giáo dục nói chung cũng như việc chọn sách giáo khoa lớp Một hiện nay. Chuyện đại sự ấy cần lắng nghe phản ảnh, đề xuất, nguyện vọng và cả những phê phán “Trung ngôn, nghịch nhĩ”.
Thiết nghĩ, hai Quyết định kỷ luật mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn vừa ban hành hoàn toàn không phù hợp. Tôi hoan nghênh sự tiếp thu của Sở GD-ĐT Nghệ An, nhưng, cá nhân và tổ chức ban hành kỷ luật sai cần rút kinh nghiệm sâu sắc và căn cứ vào các quy định hiện hành có thể phải xem xét kỷ luật người ký hai Quyết định trên.
Cứ kỷ luật thế này, sao giáo viên dám nói thật? Khách quan mà nói, việc dùng hình thức kỷ luật dù chỉ khiển trách, phê bình của Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn là hoàn toàn sai, bởi những thầy cô giáo ấy không vi phạm gì hết. Về việc chụp hình ảnh học sinh mang khẩu trang giấy, cô Phim cũng chỉ mong muốn cộng đồng có thể chung tay tài trợ cho trẻ vùng khó có được những chiếc khẩu trang để bảo vệ trong mùa dịch. Cô giáo nhận xét sách giáo khoa mới chỉ là “bình mới rượu cũ” - đây chính là ý kiến dựa trên sự hiểu biết của cô. Cô có quyền nói thế và chắc chắn sẽ chứng minh được vì sao mình lại nhận xét như vậy... Không riêng gì Kỳ Sơn, không ít ngành giáo dục của địa phương hiện đang có những quy định ngầm, những luật bất thành văn để khống chế giáo viên. Thầy cô bị tước hết quyền tự do của mình, ngay một cái quyền đơn giản như thích các bài viết về giáo dục cũng chẳng dám (trừ những bài khen ngợi). Ai trái ý lập tức bị gọi lên đe nẹt, hăm dọa kỷ luật và đề nghị chuyển trường đi nơi xa. Giáo viên nào mà chẳng khiếp, chẳng sợ và cách tốt nhất là cấp trên bảo gì làm đó dù bất bình cũng chẳng thể phản kháng. Chưa hết, trong những cuộc họp của ngành, họ liên tục được đưa ra nhắc nhở để những người khác nhìn vào làm gương mà phục tùng. Đụng tý là áp quyền kỷ luật, bảo sao giáo viên không dám nói thật. Ngọc Huyền |
TS Nguyễn Hoàng Chương
Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ đề nghị Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn nghiên cứu lại, nếu văn bản kỷ luật không đúng, không phù hợp thì có thể thu hồi lại.
" alt=""/>Cần thu hồi quyết định kỷ luật hai viên chức tại Kỳ Sơn“Cả lớp mình có mặt đầy đủ chưa nhỉ? Thầy chào Sỹ Thuận, Phú Hoàng, Anh Dũng”, “À, đã có thêm Việt Anh, Quang Hùng”... Những lời chào vui vẻ như một sự điểm danh sinh viên trước khi bắt đầu tiết học của thầy giáo trẻ.
Đây là ngày thứ 3 thầy Phương thực hiện tiết dạy trực tuyến thông qua sự hỗ trợ của công cụ Teams.
Thầy giáo Nguyễn Hồng Phương, Giảng viên Bộ môn Hệ thống Thông tin bắt đầu tiết dạy online
Ngày 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19, là ca thứ 17 ở Việt Nam. Không thể tiếp tục nghỉ học, ngày 8/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra thông báo tiếp tục tổ chức dạy và học theo kế hoạch, nhưng tận dụng tối đa hình thức học online từ xa. Sinh viên được khuyến cáo không rời khỏi Hà Nội để tập trung nhiệm vụ học tập và chống dịch.
Là giảng viên trẻ của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, với lợi thế sẵn có, thầy Phương đăng ký 100% tiết dạy của mình dưới dạng học online. Dù vậy, những giờ giảng đầu cũng không tránh khỏi cảm xúc lạ lẫm.
“Nếu như dạy trên lớp, mình phải đứng lên bục giảng bài. Khi có điều gì thắc mắc, sinh viên sẽ được mời đứng lên phát biểu. Nhưng với tiết học online này, sinh viên sẽ trực tiếp nhập câu hỏi vào hệ thống để mình trả lời. Đôi khi cùng lúc, giáo viên có thể nhận được rất nhiều câu hỏi”, thầy Phương kể.
Những sinh viên năm 4 bước sang ngày thứ 3 học trực tuyến đã không còn nhiều bỡ ngỡ. Gần 40 sinh viên không ngần ngại nhắn hỏi thầy giáo những điều còn thắc mắc mà đôi khi, ngồi trên giảng đường các em không dám phát biểu.
“Còn ai hỏi gì nữa không nhỉ? Các bạn dành 2 phút suy nghĩ thử xem. Bạn nào buồn ngủ có thể đứng lên lấy nước uống nhé!”, thầy Phương thi thoảng dừng lại tếu táo hỏi. Tiết học 45 phút vì thế trôi qua nhanh chóng.
“Còn ai hỏi gì nữa không nhỉ?”, thầy Phương thi thoảng dừng lại hỏi.
Kết thúc bài dạy, vẫn câu hỏi cũ, thầy Phương hỏi sinh viên còn điều gì thắc mắc không, các em cảm thấy tiết học hôm nay thế nào?
“Học online mãi thế này cũng được thầy ạ! Học ở nhà em có thể chạy ra uống nước khi khát, còn bài học vẫn thu hút không khác gì trên lớp”, Lê Văn Đỉnh, sinh viên năm 4, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông nói với thầy.
“Em lại thích học trực tiếp hơn. Học ở nhà có nhiều yếu tố ngoại cảnh khiến em khó tập trung hơn. Vả lại, đến trường em còn được gặp các bạn”, Bùi Gia Khánh đáp lại.
Tuy rằng không có sự tương tác ngay tức thời như cách dạy truyền thống, nhưng theo thầy Phương, dạy online cũng có nhiều điều tích cực, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại.
“Dịch bệnh ở một khía cạnh nào đó có sự tác động đến việc giảng dạy. Nó khiến thầy cô phải “sống” theo đúng thời đại của mình”, thầy Phương nói.
"Tất nhiên, việc học online cũng có những mặt hạn chế nhất định”. Thầy Phương lấy ví dụ rằng mình không thể theo dõi mặt của tất cả các em, vì hệ thống không cho phép, mà khi cần thiết thì chỉ yêu cầu một số em bật webcam. Hay thầy cô cũng không thể bật âm thanh của hàng chục, thậm chí hàng trăm sinh viên một lúc, vì như thế sẽ khiến “âm thanh lẫn lộn gây ảnh hưởng tới hiệu quả giờ dạy”.
Khi cần thiết, giảng viên chỉ yêu cầu một số bật webcam.
Để giải quyết tình hình này, nhiều thầy cô lựa chọn giải pháp “điểm danh bất ngờ”.
“Dạy học trò một vài buổi, mình đã tìm ra khá nhiều cách để “điểm danh” sinh viên. Ví dụ, cứ khoảng 10-15 phút mình lại gọi ngẫu nhiên một vài bạn”, cô giáo Bùi Thị Mai Anh, Giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm chia sẻ.
Trong tiết dạy, thi thoảng, cô Mai Anh lại ấn vào cửa sổ hiển thị của từng sinh viên để hỏi một vài câu hỏi bất kỳ. Bằng cách này, cô giáo có thể phát hiện ra sinh viên có thực sự chú tâm vào bài giảng hay không.
“Nhưng học online, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động từ phía sinh viên. Nếu sinh viên không có sự tự giác và chủ động theo dõi bài, các em có thể bật màn hình lên sau đó... đi ngủ”.
“Giáo dục đại học là giúp người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, cho nên bên cạnh sự trợ giúp của người dạy thì vai trò của người học là rất lớn”, cô Mai Anh nói.
Ngoài ra, cô Mai Anh cho rằng, với việc dạy học online, giảng viên cũng phải làm việc nhiều hơn so với việc dạy học truyền thống.
“Học trên giảng đường, khi thấy mệt giảng viên có thể có “khoảng nghỉ” bằng cách cho sinh viên thảo luận một vài câu hỏi hoặc làm bài tập. Còn với dạy online, giảng viên cần nói liên tục để duy trì bài giảng”.
Cô giáo Bùi Thị Mai Anh, Giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm
Kể từ khi bắt đầu dạy online, lịch tới trường của cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang cũng không có gì khác biệt. Có con nhỏ đang được nghỉ học để phòng dịch, cô Trang chọn đến trường làm việc giúp yên tĩnh. Tất nhiên, điều này là không bắt buộc trong quy định.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng, cô Trang bước vào tiết dạy của mình như thường lệ.
“Dù học online hay offline thì lịch dạy vẫn diễn ra như thời khoá biểu. Thay vì 3 tiết đầu đứng trên giảng đường, mình lại dạy online thông qua phần mềm sẵn có”.
Là một giảng viên tích cực trong việc giảng dạy online, cô Trang nhận thấy rõ những ưu điểm khi triển khai hình thức này.
“Sĩ số lớp học của mình lúc nào cũng đông đủ hơn so với việc học tại giảng đường. Học online rất tiện nên các em có thể đăng nhập vào hệ thống bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, sinh viên có thể ghi lại toàn bộ bài giảng để xem lại nhiều lần”.
Cô Trang cũng cho rằng, hình thức học online này đòi hỏi rất nhiều vào sự chủ động từ phía sinh viên.
“Có những lớp mình dạy sinh viên rất sôi nổi. Các em chủ động đặt câu hỏi và đưa ra rất nhiều thắc mắc. Nhiều khi mình phải đưa ra luật rằng sinh viên gõ câu hỏi trước, sau đó giảng viên sẽ bật micro của từng bạn để phát biểu.
Tất nhiên, nếu sinh viên chủ động thì cách học này rất hiệu quả vì có sự tương tác liên tục. Ngược lại, nếu không có sự chủ động, tiết học sẽ kém tương tác và giáo viên gần như độc thoại”.
Đối với nhiều thầy cô, dịch bệnh giống như một “phép thử”. Nhiều giảng viên đã lớn tuổi hào hứng coi đây là một “hành trình đi ngược”, quay lại việc học xây dựng bài giảng online từ chính những đồng nghiệp trẻ.
Tự coi mình là “học trò”, các thầy cô đều cố gắng tự nghiền ngẫm video và các bài hướng dẫn để tự hoàn thiện bài giảng của mình.
“Nhận tin dạy online, thầy cô ai cũng hào hứng. Dù thế nào, những tiết học vẫn sẽ được diễn ra”.
![]() |
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các trường yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm tích cực thực hiện các phương án phòng chống dịch phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng cơ sở đào tạo. "Thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến". Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức đào tạo từ xa đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khoá đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19. Trong đó, Bộ khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng; bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo. |
Thúy Nga
- Từ ngày 9/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tận dụng hình thức học online và học từ xa để hạn chế việc tiếp xúc do tập trung đông người. Nhiều trường ĐH khác đã ra thông báo khẩn tiếp tục cho sinh viên nghỉ phòng dịch.
" alt=""/>Những giờ học chưa từng có của thầy trò trường Bách khoa thời CovidTheo nhà báo chuyên chuyển nhượng Fabrizio Romano, cái tên nằm trong tầm ngắm Chelsea là Pierre-Emerick Aubameyang.
Barca hè này vung tiền chiêu mộ Lewandowski cùng Raphinha nên Aubameyang sẽ không được đảm bảo một vị trí chính thức trên hàng công Barca.
Nhân cơ hội này, Chelsea muốn đón về cựu đội trưởng Arsenal. Đến hiện tại, các sếp The Blues chuẩn bị gửi lời đề nghị chính thức đến Barcelona.
Trong quá khứ, Chelsea từng liên hệ chiêu mộ Aubameyang hồi Frank Lampard còn đang nắm quyền. Tuy nhiên, anh quyết định gắn bó với Pháo thủ.
Đầu năm 2022, Arsenal chấm dứt sớm hợp đồng với Aubameyang vì anh xung khắc với HLV Arteta. Tiền đạo người Gabon lập tức chuyển đến Nou Camp theo dạng cầu thủ tự do.
Đến nay, Aubameyang đã ghi được 13 bàn trong 23 lần ra sân. Thomas Tuchel "kết" Aubameyang là vì tiền đạo này có bề dày kinh nghiệm chinh chiến ở Ngoại hạng Anh.
* An Nhi
" alt=""/>Chelsea nhắm và Fabrizio Romano của Barca