Gà què ăn quẩn cối xay
HP, Dell, EMC và Intel biết rõ điều đó nhưng lại bất lực, họ thậm chí còn không biết đối phó với sự thay đổi này như thế nào nữa.
Thế rồi, mọi thứ rối lên như canh hẹ. Những ông lớn này liên tục tái cơ cấu, tái định hướng, thậm chí làm mới mình để bơi theo thời cuộc. Đôi khi, họ thậm chí còn nhảy cả vào những thị trường hoàn toàn mới mà bản thân chưa từng có kinh nghiệm.
Lẩn thẩn hơn, họ còn đổ hàng đống tiền mua lại các công ty mà không chắc có thay đổi được số phận hay không. Cái họ cần lúc này là sự thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào cho có lợi nhất thì vẫn mù tịt.
Hài hước ở chỗ, chán với phần cứng, những ông lớn như HP, Dell, EMC, và Intel lại chuyển đổi sang phần mềm, cụ thể là phát triển theo định hướng công ty phần mềm.
Năm 2010, hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới Intel đã mạnh tay chi tới 7,68 tỉ USD mua lại công ty phần mềm bảo mật McAfee. Một năm sau đó, gã khổng lồ về PC và máy chủ HP thâu tóm công ty "dữ liệu lớn" Autonomy với mức giá "cắt cổ" – 11,1 tỷ USD.
Trong khi đó, một "đại gia" PC và máy chủ khác là Dell cũng tiếp tục chi hàng tỷ USD mua lại nhiều thể loại công ty phần mềm trong những năm tiếp theo. Thế nhưng, có vẻ không thương vụ nào "ra hồn" cả.
Dell hiện đang "chất đống" các công ty phần mềm mà chưa biết sẽ khai thác chúng thế nào. Còn HP Enterprise mới tuần trước đã phải chia tay Autonomy bằng cách bán bộ phận phần mềm cho Micro Focus. Gần như cùng lúc, Intel bán McAfee với giá 4,2 tỷ USD.
Dell và HP từng nghĩ họ có thể làm tốt ở mảng đám mây nhưng thực tế lại chẳng đi tới đâu. Và giờ đây, những ông lớn này lại tiếp tục cải tổ lần nữa.
HP tách làm 2 công ty, và mới đây một trong hay công ty này đã mua lại bộ phận máy in của Samsung. Trong khi đó, Dell sáp nhập với EMC trong thương vụ có giá trị lớn chưa từng thấy – 67 tỷ USD.
Còn Intel cũng loay hoay mua lại nhiều công ty sản xuất các loại chip khác nhau. Sau khi thất bại với phần mềm, những công ty phần cứng này đã quay lại chính mình như những ngày xưa – nghĩa là phát triển như công ty phần cứng thực thụ.
Thế thời phải thế
Trong quá khứ, rất nhiều công ty công nghệ lớn đã phải thay đổi để tồn tại. Cách đây 14 năm, IBM đã chuyển sang hướng kinh doanh hoàn toàn khác khi nhận thấy thị trường thay đổi.
" alt=""/>Những gã khổng lồ phần cứng 'ăn mày dĩ vãng'Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng sẽ phải tạo doanh thu từ các dịch vụ NH trong đó phải nhắm đến dịch vụ ngân hàng điện tử. Ông bình luận gì về điều này? Vậy đối với TPBank đã có sự chuyển dịch như thế nào?
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngân hàng điện tử sẽ ngày càng tiện lợi và thể hiện nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với ngân hàng truyền thống, và phần lớn các dịch vụ ngân hàng đều có thể được thực hiện qua các kênh trực tuyến với chi phí thấp hơn, thời gian nhanh chóng hơn và tiện lợi hơn. Do vậy việc dịch chuyển sang sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của ngành tài chính ngân hàng thế giới. Với định hướng phát triển Ngân hàng số, ngay từ ngày đầu thành lập TPBank đã luôn chú trọng đầu tư nguồn lực nghiên cứu, phát triển để mỗi năm lại có phiên bản eBank mới với nhiều cải tiến hơn cho khách hàng. Không chỉ tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích trên eBank chúng tôi còn quan tâm tới thói quen khách hàng để cải tiến giao diện thông minh hơn, thân thiện hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đến nay có thể khẳng định sản phẩm ngân hàng điện tử của TPBank là một trong những sản phẩm eBank khá hoàn hảo, đáp ứng hầu hết các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng và bảo mật. Hiện tỷ lệ khách hàng của TPBank sử dụng eBank đang ngày càng gia tăng, và tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng sử dụng các kênh điện tử ngày càng cao cũng đã tạo điều kiện để ngân hàng có cơ hội tạo thêm doanh thu thông qua các dịch vụ này, nhưng chiến lược của ngân hàng hiện nay là ưu tiên tạo sự thuận tiện và gia tăng chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng hơn là chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước hô hào, nhưng thực tế vẫn thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Ở một số quốc gia người ta có kích thích tiêu dùng không dùng tiền mặt bằng cách được giảm giá khi thanh toán online, hay thẻ. Theo ông tại Việt Nam chúng ta làm gì để kích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt?
Tại Việt Nam, chi tiêu bằng tiền mặt vẫn còn đang khá phổ biến. Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Nhân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại hiện đang từng bước tạo các tiện ích và tuyên truyền để khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho thấy các lợi ích như an toàn trong chi tiêu, tiết kiệm nguồn lực xã hội, thuận lợi do có thể giao dịch bất kì lúc nào ở bất cứ đâu... TPbank cũng đã có các chương trình cụ thể để kích chi tiêu qua thẻ và các giao dịch thanh toán online, thông qua việ phối hợp với các đối tác là các thương hiệu nhãn hàng lớn hay các nhà hàng để liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá mạnh cho khách hàng, hay các chính sách chiết khấu, gia tăng lợi ích cho các khách hàng thanh toán dịch vụ viễn thông, điện, thuế… qua eBank.
Bên cạnh đó, hàng năm TPBank còn tham gia các hoạt động của cộng đồng thương mại điện tử như chương trình Online Friday do Sở Công thương Hà Nội kết hợp với các Ngân hàng và các công ty eCommerce tổ chức với các chính sách giảm giá mạnh cho khách hàng mua online vào ngày này, kết quả thu lại rất khả quan, giúp người dân có cơ hội mua sắm online và hạn chế chi tiêu tiền mặt.
" alt=""/>TPBank: 'Thanh toán di động cần hạ tầng đồng nhất'Bài hát “Time to say googbye” (tạm dịch: Đã đến lúc nói lời chia tay) được trình diễn trong hội diễn văn nghệ tập đoàn FPT nhân kỷ niệm 28 năm thành lập đang thu hút nhiều sự chú ý sau khi xuất hiện trên Internet. Nội dung bài hát thúc giục ông Trương Gia Bình về hưu ở tuổi 60, nhường vị trí lãnh đạo cho những người trẻ hơn. Không đơn thuần là ca khúc giải trí, bài hát còn phản ánh một thực trạng trong bộ máy lãnh đạo tối cao toàn những người “quá già” của Tập đoàn FPT.
Trong Hội đồng quản trị của FPT, ba nhân vật chủ chốt, quyết định toàn bộ chiến lược của FPT đều đã 59, 60 tuổi. Độ tuổi trung bình của các thành viên Hội đồng quản trị FPT là 58,2 trong khi mũi nhọn phát triển của tập đoàn là công nghệ, lĩnh vực rất cần đóng góp của người trẻ tuổi.
Đối với Ban giám đốc của Tập đoàn FPT, độ tuổi trung bình của Tổng giám đốc và các Phó tổng là 50,6. Trong đó người trẻ nhất là ông Nguyễn Thế Phương 39 tuổi. Năm 2010, FPT có Tổng giám đốc 40 tuổi, ông Trương Đình Anh. Nhiều người kỳ vọng ông Trương Đình Anh sẽ tạo ra làn gió mới cho FPT nhưng chỉ 18 tháng sau, vị Tổng giám đốc này đã rời bỏ HĐQT công ty vì “không thể thống nhất được ý chí của FPT”.
Trong khi FPT đang ngày càng già nua, tập đoàn này vẫn phải đương đầu với sự cạnh tranh từ các công ty, tập đoàn công nghệ khác với bộ máy lãnh đạo trẻ hơn rất nhiều, trong đó có Công ty VNG. Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh sinh năm 1977. Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc thường trực kiêm thành viên HĐQT - Vương Quang Khải sinh năm 1979. Đây cũng là 2 nhân sự quan trọng nhất của VNG.
So với các lãnh đạo chủ chốt tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), độ tuổi của lãnh đạo FPT cũng cao hơn rất nhiều dù một bên là tập đoàn tư nhân và một bên là Nhà nước. Cụ thể, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel, sinh năm 1962 trong khi CEO FPT Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956. Ông Hùng được cơ cấu vào vị trí Tổng giám đốc Viettel nhiều năm trước khi đảm trách vị trí này năm 2013.
Tại Viettel, ba nhân sự được đưa vào diện quy hoạch cho vị trí Tổng giám đốc và nắm 3 mảng kinh doanh chủ chốt của tập đoàn này, cũng có độ tuổi trẻ hơn rất nhiều so với FPT. Phó TGĐ Nguyễn Đình Chiến sinh năm 1969; Phó TGĐ Đỗ Minh Phương sinh năm 1969 và Phó TGĐ Tào Đức Thắng sinh năm 1973.
So sánh với thế giới, bộ máy lãnh đạo của FPT càng thể hiện rõ sự già nua. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Facebook, Mark Zuckerberg, sinh năm 1984 trong khi Tổng giám đốc của Google là Sundar Pichai, sinh năm 1972. Người già có kinh nghiệm nhưng lĩnh vực công nghệ cần lãnh đạo trẻ để tạo ra đột phá, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực này phát triển liên tục không ngừng nghỉ.
" alt=""/>Ban lãnh đạo chủ chốt của FPT quá già so với các công ty, tập đoàn công nghệ Việt