Màn ngược dòng ở San SiroKể từ sau World Cup 2006, Tây Ban Nha luôn áp đảo trong những cuộc đối đầu với Pháp. Ở San Siro, người hâm mộ xứ bò tót đầy tự tin về một chiến thắng khác trong trận chung kết UEFA Nations League.
 |
Pháp ngược dòng đăng quang Nations League |
Pha ghi bàn mở tỷ số đẹp mắt của Mikel Oyarzabal, sau tình huống phản công rất ấn tượng, càng củng cố thêm hy vọng của người Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, Pháp cho thấy họ là chuyên gia lội ngược dòng ở UEFA Nations League.
Chỉ 2 phút sau khi Oyarzabal ghi bàn, trận đấu trở lại vạch xuất phát. Karim Benzema gỡ hòa với một tuyệt phẩm dứt điểm má trong chân phải.
Kylian Mbappe, người tạo ra tình huống gỡ hòa của Benzema, ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 cho Les Bleus.
Một bàn thắng gây nhiều tranh cãi từ các cầu thủ Tây Ban Nha và những quy định ở luật việt vị mới. Mbappe ở thế việt vị khi Theo Hernandez đưa ra đường chuyền, nhưng sự can thiệp của Eric Garcia dẫn đến một pha bóng mới. Đây là lý do trọng tài không bắt lỗi các cầu thủ Pháp.
Tây Ban Nha gây ấn tượng khi Luis Enrique không ngừng làm mới đội hình. Nhưng họ cũng gặp hạn chế về kinh nghiệm ở một số vị trí. Ở EURO 2020, La Roja thiếu may mắn và thua Italy. Giờ đây, họ một lần nữa gục ngã trước vinh quang.
 |
Benzema khởi xướng cả hai màn ngược dòng |
Đây là trận thứ hai liên tiếp Pháp lội ngược dòng thành công. Trước đó, họ thắng Bỉ 3-2 sau khi bị đối phương dẫn đến 2 bàn.
Sau thất bại ở EURO 2020, Pháp đã có danh hiệu thứ hai dưới thời HLV Didier Deschamps. Nations League không phải giải đấu danh giá, nhưng cũng tạo động lực lớn cho Les Bleus trong quá trình làm mới đội hình.
Giá trị của Benzema
Kylian Mbappe ghi bàn và kiến tạo, nhưng nhân tố có ảnh hưởng lớn đến màn ngược dòng của Pháp là Benzema.
Trong trận bán kết với Bỉ, cũng chính Benzema là người khởi đầu cho màn ngược dòng của đội nhà. Bàn thắng của anh tạo giá trị tinh thần rất quan trọng.
Sau 5 năm bị bỏ rơi, liên quan đến những tranh cãi về việc tấn công đồng đội với đoạn clip nhạy cảm, Benzema trở lại và thể hiện ảnh hưởng lớn đến đội tuyển Pháp.
Trong kỳ EURO mà Les Bleus gây thất vọng, Benzema vẫn để lại dấu ấn cá nhân với 4 bàn thắng. Tại Nations League, anh tiếp tục tỏa sáng để giúp Pháp trở thành nhà vô địch.
 |
Benzema đang ở thời điểm rực rỡ |
Không chỉ ghi bàn, Benzema còn có ảnh hưởng lớn lên lối chơi. Cầu thủ của Real Madrid kết hợp rất tốt cùng Mbappe trên hàng công.
Quan trọng hơn, trong cả hai trận vừa qua, Benzema đều có những pha phối hợp ăn ý với Paul Pogba. Sự kết nối giữa họ chính là chìa khóa để Pháp ngược dòng thành công.
Deschamps đang làm mới Pháp với hệ thống 3 trung vệ. Thay đổi này chưa ổn định, với nhiều khoảng trống và những vấn đề cá nhân. Benzema, cùng Pogba và Mbappe giúp hạn chế phần nào vấn đề này bằng hiệu quả tấn công xuất sắc.
Ở La Liga, Benzema dẫn đầu danh sách ghi bàn với 9 pha lập công. Anh cũng có 7 pha kiến tạo, nhiều gấp 3 lần so với người có thành tích tốt thứ hai.
Từ Real Madrid đến Pháp, Benzema đang thể hiện xuất sắc vai trò của một thủ lĩnh.
Đại Phong

Benzema, Mbappe giúp Pháp vô địch Nations League
Benzema và Mbappe cùng nhau lập công giúp Pháp ngược dòng đánh bại Tây Ban Nha 2-1, qua đó giành chức vô địch UEFA Nations League.
" alt=""/>Pháp vô địch UEFA Nations League

- Chứng kiến cảnh nhà đông anh em, nghèo khó, anh em phải tứ tán khắp nơi để kiếm kế sinh nhai, nên vợ chồng anh chỉ sinh một đứa con để hy vọng con đỡ khổ. Gia đình nhỏ ấm êm ấy đã không may mắn khi đứa con gái duy nhất mắc phải căn bệnh ung thư máu. Sau một năm điều trị bệnh cho con, gia đình nghèo ấy mang một món nợ lớn và cơ hội chữa bệnh cho bé cũng hẹp dần.
Thuốc đắt tiền
Đó là hoàn cảnh của gia đình bé Phạm Huỳnh Anh (2006 ở số 152 ấp Hòa Bình, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Cách đây gần một năm, gia đình thấy bé Huỳnh Anh gầy yếu, xanh xao và thường xuyên kêu đau nhức hai cẳng chân và hai cẳng tay.
 |
Bé Phạm Huỳnh Anh đang điều trị tại BV quận 2. |
Triệu chứng này khiến cha mẹ em không nghĩ đến bệnh trọng, chỉ cho rằng bé đi học đùa giỡn nhiều nên tối về mới đau nhức. Sau nhiều đêm, bé Huỳnh Anh kêu đau nhức quá, gia đình đưa bé đến bệnh viện huyện để khám. Kết quả xét nghiệm máu của bé có vấn đề nên được chuyển tuyến để được thăm khám tốt hơn.
Sau một tuần điều trị tại BV Nhi Đồng 1, gia đình bàng hoàng khi được bác sĩ thông báo bé bị ung thư máu. Từ đó đến nay, bé được truyền nhiều đợt hóa chất, tình trạng bệnh có cải thiện. Tuy nhiên, điều làm cho gia đình chị Nguyễn Thị Loan gặp khó là những toa thuốc đắt tiền nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Có những toa thuốc gia đình phải thanh toán tới hơn 30 triệu đồng.
Số tiền gia đình chị trang trải tiền viện, tiền thuốc cho con chủ yếu là tiền vay mượn. Hằng tháng, ngoài tiền thuốc men, chi phí sinh hoạt, gia đình anh còn phải trả một khoản lãi cho số tiền đã vay.
Cha bòn nhặt từng đồng
Quê ở Bến Tre nhưng anh Phạm Minh Phùng theo người quen đến Đồng Tháp để làm hồ. Mỗi tháng về nhà một lần, chi tiêu tiết kiệm, số tiền còn lại anh đưa cho vợ một tháng từ 2-2,7 triệu đồng.
Trước đây, khi bé Huỳnh Anh chưa bị bệnh, chị Loan làm thêm thì cuộc sống gia đình cũng tạm ổn. Khi bé bệnh, tiền tiêu nhiều hơn, tiền kiếm ra ít hơn nên họ phải vay mượn.
Tự khả năng hai vợ chồng chị vay diện hộ nghèo 30 triệu đồng để chăn nuôi sản xuất, chưa kịp làm thì con bị bệnh đã tiêu hết. Ngoài ra vợ chồng chị Loan còn mượn sổ của em chồng vay 50 triệu đồng nữa.
Cơ hội chữa bệnh cho bé cứ hẹp dần, bởi gia đình chị không thể vay thêm và cũng không thể kiếm thêm. Số tiền hằng tháng anh Phùng kiếm được không thể đủ cho bé chữa bệnh.
Chia sẻ với chúng tôi chị Loan nói: “Mỗi lần nhìn thấy đơn thuốc của con mà muốn rớt nước mắt. Có lọ thuốc gần 4 triệu đồng. Chồng tôi làm cả tháng cũng chưa mua nổi. Nghe bác sĩ nói cháu đang đáp ứng thuốc. Bây giờ mà ngưng không điều trị thì tội cho cháu lắm. Tôi chẳng biết phải làm gì để cứu con nữa…”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: anh Phạm Minh Phùng, 152 ấp Hòa Bình, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; SĐT: 0975 937 930. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2017.079 (bé Phạm Huỳnh Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Mẹ nghèo không tiền đau đớn nhìn con bệnh ung thư
Mới đây, GS Dương Quang Trung lần thứ hai nhận được giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại Hội nghị GLOBECOM 2019. Trước đó, anh cũng nhận được giải thưởng tương tự tại hội nghị này năm 2016. |
GS Dương Quang Trung. |
Anh là nhà khoa học còn khá trẻ, năm nay vừa tròn 40. Hiện tại, anh đang giảng dạy tại ĐH Queen’s Belfast (vương Quốc Anh).
Trong khoảng hơn 10 năm nghiên cứu khoa học, GS Dương Quang Trung đã giành nhiều giải thưởng danh giá: 1 trong 8 nhà khoa học giành giải Fellowship của Hội Khoa học hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021 (trị giá 1 triệu USD); giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 nghìn bảng Anh); giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016 của ĐH Queen’s; được ĐH Queen’s vinh danh là nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
Anh cũng đoạt giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 và 2019 tại Mỹ, hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia, hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.
Cũng trong năm 2019, GS Dương Quang Trung góp tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất thế giới năm 2017 do Tạp chí PLoS Biology công bố.
 |
Các nhà khoa học Việt Nam và Vương Quốc Anh tham dự hội thảo “UK-Vietnam Workshop in IoT 2018” tại trường Queen's. |
Gia đình, quê hương là nguồn cội, là động lực để phấn đấu
Dương Quang Trung sinh ra và lớn lên tại thành phố cổ Hội An, Quảng Nam, trong một gia đình cơ bản có ba mẹ là công chức nhà nước, đến nay đã về hưu. Dù cả gia đình không có ai làm nghề giáo hay nghiên cứu khoa học, nhưng với anh, gia đình luôn là nền tảng quan trọng nhất, là động lực hằng ngày để anh phấn đấu.
Việc học của cậu bé Dương Quang Trung ngày nhỏ cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Suốt những năm tháng học trò, Dương Quang Trung tự nhận mình không phải là cậu học sinh giỏi trong các kỳ thi. Nên dù luôn được góp tên trong danh sách dự thi học sinh giỏi nhưng chưa từng giành được giải thưởng nào. Đến nay, khi đã thành danh tại “trời Tây”, Dương Quang Trung vẫn giữ ấn tượng về Trường THPT Trần Quý Cáp, Hội An. Ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 50 năm.
GS trẻ bồi hồi: “Đối với tôi, phố cổ Hội An hay ngôi trường Trần Quý Cáp không chỉ là quê hương, là cái nôi đã sinh tôi ra, mà đó còn là nơi để tôi quay về. Tôi biết rằng ở nơi đó, có người thân, thầy cô và những người bạn luôn dõi theo từng bước đi và ủng hộ mình. Đó là nguồn động lực vô cùng lớn lao”.
“Con đường tôi đi không trải hoa hồng”
Dương Quang Trung từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Bách khoa TPHCM, anh đạt tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Viễn thông. Ngay từ khi còn học đại học, Dương Quang Trung đã được tạo thói quen nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh, anh cảm thấy may mắn vì điều đó giúp anh có nền tảng tốt cho quá trình đi du học sau này.
 |
GS Dương Quang Trung làm chủ tọa tổ chức sự kiện cho các sinh viên ASEAN tham dự về smart cities và IoT, tháng 8 năm 2018. |
Mặc dù vậy, anh cũng chia sẻ với VietNamNet: “Con đường tôi đi không trải hoa hồng. Tôi từng gặp khá nhiều thất bại”.
Thất bại, hay điều khó khăn đầu tiên mà anh nói chính là khoảng thời gian sau tốt nghiệp đại học. Mặc dù cầm tấm bằng loại giỏi trong tay, nhưng khi nộp hồ sơ du học thạc sĩ, anh bị từ chối với khá nhiều lý do. Phải mất một năm để anh hoàn thiện hồ sơ cá nhân và xin được học bổng toàn phần của chính phủ Hàn Quốc cho sinh viên tài năng ngành IT (học bổng IITA).
Sau khi có bằng Thạc sĩ, năm 2007, anh tiếp tục nộp hồ sơ học Tiến sĩ chuyên ngành hệ thống Viễn thông, và cũng nhận được học bổng toàn phần.
“Tính ra phải mất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi mới nhận được bằng Tiến sĩ, so với nhiều bạn trẻ hiện nay thì đó là khoảng thời gian khá dài. Nhưng tôi nghĩ rằng, chính những bước đi chậm mà chắc đó, đã tạo ra nền tảng cơ bản tốt cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi sau này”, GS nói.
Tận tâm trong vai trò của “người đưa đò”
Tốt nghiệp Tiến sĩ vào cuối năm 2012, vào đầu năm 2013, Dương Quang Trung được nhận vào ngạch Giáo Sư của trường ĐH Queen’s Belfast, không phải trải qua giai đoạn hậu Tiến sĩ (thông thường phải mất từ 3 năm đến 5 năm hay nhiều hơn).
Queen’s Belfast là 1 trong 24 trường ĐH hàng đầu của Vương quốc Anh. Riêng ngành Viễn Thông thì trường Queen’s được xếp hạng 28 trên thế giới, thứ 2 ở Vương Quốc Anh và thứ 5 ở Châu  (theo bảng xếp hạng của Thượng Hải - Shanghai Ranking).
Công tác tại ngôi trường này đến nay đã 6 năm, GS Dương Quang Trung không thể nhớ hết số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh của mình, bởi con số khá lớn. Riêng Tiến sĩ, anh đã đào tạo hơn 10 người, trong đó, nghiên cứu sinh người Việt chiếm đa số.
“Tôi có một nghiên cứu sinh người Việt, sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ đã sang Canada làm việc. Năm ngoái, bạn ấy cũng đã đoạt giải thưởng “Best Paper Award” tại hội nghị lớn của ngành Viễn Thông là IEEE ICC 2018. Giải thưởng của bạn cũng chính là phần thưởng cho một người hướng dẫn như tôi”, GS hạnh phúc nói.
 |
Chương trình “Trại hè nghiên cứu Khoa học 2016” do GS Dương Quang Trung tổ chức tại Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng. |
Chia sẻ về vấn đề chảy máu chất xám, GS Dương Quang Trung cho rằng không nên có khái niệm này. Theo GS trẻ, bất cứ ai làm công việc giúp gây dựng cho xã hội nói chung và cho Việt Nam nói riêng đều là đóng góp chất xám. “Khoa học không phân biệt biên giới hay chính trị”, anh nhấn mạnh.
Điều đó được thể hiện thông qua việc anh vẫn sắp xếp thời gian về nước ít nhất 4-5 lần mỗi năm, để tham gia các hội thảo khoa học, trình bày các báo cáo chuyên đề, làm việc với các nhóm nghiên cứu, hỗ trợ các bạn sinh viên.
Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng là nơi anh tổ chức “Trại hè nghiên cứu Khoa học” thường niên. Đến nay, qua 5 kỳ, hơn 60% các học viên tham dự trại hè đã xin được học bổng toàn phần ở nhiều quốc gia phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Canada, Bỉ, Nhật, Ý…
Khánh Hòa (Ảnh: NVCC)

GS Việt đoạt giải nghiên cứu khoa học xuất sắc tại hội nghị viễn thông hàng đầu
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019.
" alt=""/>Giáo sư người Việt giành nhiều giải thưởng khoa học quốc tế danh giá