Theo đó, trường sử dụng tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo các tiêu chí của trường.
Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển sinh theo 3 phương thức như sau:
Phương thức 1: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 2: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển theo kết quả học tập THPT (6 học kỳ) áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 3: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (sử dụng điểm 6 học kỳ) kết hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Phương thức này chỉ áp dụng với các ngành gồm: Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Chỉ tiêu tối đa theo phương thức xét tuyển này là 20% chỉ tiêu các ngành.
Điểm xét tuyển phương thức kết hợp kết quả học tập với kỳ thi đánh giá năng lực được xác định là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức của môn chính (được nhân hệ số 2), cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp là điểm trung bình môn trong 6 học kỳ ở THPT. Tổng điểm này được quy đổi về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
ĐXT = (2xĐMC + ĐM1 + ĐM2) x 0.75 + ĐUT
Trong đó: ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;
ĐMC: Điểm môn chính được lấy từ kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.
ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của hai môn còn lại theo tổ hợp xét tuyển;
ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ứng với từng tổ hợp xét tuyển vào các ngành học trường chọn sử dụng: Môn chính ứng với ngành học được lấy kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; Hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển được lấy kết quả học tập ở THPT.
Môn chính đối với mỗi ngành học được xác định như sau: Môn chính các ngành sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin là môn toán học; Ngành sư phạm vật lý là môn vật lý; Các ngành sư phạm hóa học, hóa học là môn hóa học; Các ngành sư phạm sinh học là môn sinh học; Các ngành sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học là môn ngữ văn; Các ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung quốc, ngôn ngữ Trung quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn Ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn quốc là môn tiếng Anh.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM quy định, ngưỡng đảm bảo điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển là thí sinh có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
Đối với phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển (áp dụng cho ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non), thí sinh cần phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên;
Đối với ngành Giáo dục Thể chất, nếu xét tuyển dùng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 phải thoả thêm điều kiện có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên, Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế; Có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).
Đối với phương thức kết hợp kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt và kết quả học tập THPT (áp dụng cho các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc). Phương thức xét tuyển này chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021, ngoài học giỏi, thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và có kết quả môn chính đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Chỉ tiêu cụ thể như sau:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Lê Huyền
Sáng 2/4, Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức công bố phương án tuyển sinh năm 2021.
" alt=""/>Lưu ý xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2021Ghi nhận của VietNamNet, tên miền ID.VN nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là tên miền dành riêng cho những người muốn xây dựng thương hiệu cá nhân trên không gian mạng.
Theo hướng dẫn, cách đăng ký tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến ID.VN khá đơn giản với 4 bước: Truy cập website tenmien.vn, gõ vào thanh công cụ tìm kiếm tên miền và lĩnh vực của bạn; chọn tên miền ID.VN bạn mong muốn đăng ký; chọn nhà đăng ký phù hợp; và cung cấp thông tin xác thực chủ thể để sở hữu tên miền.
Với tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến ID.VN, theo quy định mới của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/6/2023, phí đăng ký tên miền là 10.000 đồng/lần và phí duy trì sử dụng 50.000 đồng/năm.
Bộ Tài chính cũng hướng dẫn rõ, từ ngày 1/6/2023 đến hết ngày 31/12/2025, công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 23 đăng ký sử dụng tên miền ID.VN sẽ thực hiện nộp phí từ năm thứ 3. Dưới sự điều phối của VNNIC, các nhà đăng ký tên miền cũng đã thống nhất miễn phí dịch vụ cho đối tượng này. Vì thế, công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 23, sẽ được áp dụng mức phí, lệ phí 0 đồng khi đăng ký dùng tên miền ID.VN. Việc này được kỳ vọng sẽ góp phần khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Như vậy, từ hôm nay, ngày 1/6/2023, với mức phí rất thấp, các cá nhân đã có thể đăng ký sử dụng tên miền gắn với tên gọi, nickname của mình như NguyenHongNhung.ID.VN, với điều kiện tên “NguyenHongNhung” chưa có người dùng khác đăng ký với tên miền ID.VN.
Tuyết Nhung và nhóm PV, BTV" alt=""/>4 bước để đăng ký tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến ID.VN