- Mourinho đổi kế hoạch khi rút lui vụ Perisic để tập trung Bernardeschi. Juve tranh hàng hot Marquinhos với MU. PSG lôi kéo Kovacic.
- Mourinho đổi kế hoạch khi rút lui vụ Perisic để tập trung Bernardeschi. Juve tranh hàng hot Marquinhos với MU. PSG lôi kéo Kovacic.
Để nâng cao thể trạng trong và sau điều trị người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị kèm theo chế độ ăn khoa học là điều vô cùng quan trọng (Ảnh: ExpatWoman).
Những nguyên tắc cần nhớ:
- Chia thành nhiều bữa, ăn 6-8 bữa/ngày.
- Chế biến món ăn hợp khẩu vị người bệnh và phù hợp giai đoạn bệnh.
- Uống đủ nước: 40ml/kg/ngày.
- Vận động nhẹ: 15-30 phút/ngày tùy thể trạng người bệnh.
- Ăn đúng: Đúng giai đoạn bệnh, đúng thể trạng người bệnh.
- Ăn đủ 4 nhóm chất: Đạm, béo, tinh bột, vitamin - khoáng chất.
- Thực phẩm nên dùng: Nên bổ sung đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất.
- Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, mỗi người không nên ăn quá 300g thịt đỏ một tuần. Riêng bệnh nhân ung thư đang hóa trị thì có thể ăn đến 500g/tuần để bổ sung lượng hồng cầu bị mất khi hóa trị.
- Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra trong các loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây là "khắc tinh" của những tiền chất gây ung thư. Do vậy khi ăn thịt đỏ nên dùng kèm với nhiều loại rau có màu sắc khác nhau để gia tăng tối đa hàm lượng chất chống oxy hóa.
- Nên dùng các loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa như sả, gừng, hành, tỏi và dầu ô liu để ướp thịt. Ưu tiên ăn thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ, hoặc thay thế một phần đạm động vật bằng đạm thực vật.
- Các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư chứa hàm lượng EPA và hàm lượng đạm cao, ít lactose.
- Chất béo: Bổ sung thực phẩm nhiều omega-3: cá hồi, cá biển, dầu lạc, dầu vừng, dầu mè, quả óc chó, hạt điều...
- Vitamin và khoáng chất: Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, A, C. Những vitamin này có nhiều trong: Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, rau ngót, rau muống, rau khoai, rau mồng tơi, quả đậu bắp, cam, bưởi,…
- Nên sử dụng thêm sữa chua, các loại sữa lên men chứa các lợi khuẩn tốt cho cơ thể.
- Thực phẩm hạn chế dùng: Thực phẩm chứa nhiều acid béo no, chứa nhiều chất béo trans, chế biến nhiệt độ cao, chế biến sẵn: Thịt nướng, hun khói, rán, quay, đồ hộp, mì tôm, giò, chả, xúc xích…
" alt=""/>Mắc ung thư trực tràng nên ăn gì, kiêng gì?Polyp đại tràng được phát hiện qua nội soi.
Bản chất của polyp đại tràng không phải u, mà là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới lớp niêm mạc tăng sinh tạo thành.
Vì thế, trong quá trình nội soi đại trực tràng, phát hiện polyp bác sĩ sẽ thường cắt bỏ polyp để ngăn ngừa nguy cơ.
Hầu hết những người bị polyp đại tràng không gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn có thể không biết mình bị polyp cho đến khi bác sĩ phát hiện ra nó trong quá trình kiểm tra đại tràng.
Tuy nhiên, một số người bị polyp đại tràng có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:
- Chảy máu trực tràng: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hoặc vết rách nhỏ ở hậu môn.
- Thay đổi màu phân: Máu có thể xuất hiện dưới dạng vệt đỏ trong phân của bạn hoặc làm cho phân có màu đen. Sự thay đổi màu sắc cũng có thể do một số loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể cho thấy sự hiện diện của một khối u hoặc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, một số tình trạng khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi tiêu.
- Đau: Polyp đại tràng có thể làm tắc nghẽn một phần ruột của bạn, dẫn đến đau bụng quặn thắt.
- Thiếu máu do thiếu sắt: Chảy máu do polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian, ngay cả khi không có máu trong phân. Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
GS Long khuyến cáo, những người có tiền sử polyp đại tràng dù đã cắt bỏ vẫn cần tái khám định kỳ, bởi khả năng polyp tiếp tục mọc lại kể từ lần cắt đầu tiên là 30%.
Quan trọng hơn, việc tái khám định kỳ bằng nội soi cũng là phương pháp quan trọng để phát hiện nguy cơ tiến triển ung thư.
Hầu hết các ca mắc ung thư đại trực tràng thường không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những trường hợp sau có nguy cơ cao hơn ở những đối tượng sau: Ngoài 50 tuổi; Gia đình có tiền sử bị bệnh này; Có tiền sử polyp đại tràng; Đã từng mắc chứng viêm ruột; Có lối sống không lành mạnh.
Do đó, với những người có nguy cơ cao này, việc tái khám, nội soi đại trực tràng theo chỉ định của bác sĩ rất quan trọng để phát hiện sớm nguy cơ ung thư, can thiệp kịp thời.
Đến nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây polyp đại tràng nhưng sự phân chia và phát triển tế bào nhiều hơn bình thường được xem là lý do chính.
Polyp đại tràng có liên quan đến tuổi tác, hầu hết những người bị polyp đại tràng ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Bệnh này cũng có yếu tố gia đình, thường nếu trong gia đình có người bị bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Các lý do khác như thường xuyên uống rượu - hút thuốc hoặc kết hợp cả 2 làm tăng nguy cơ phát triển polyp đại tràng; Một số rối loạn di truyền; Béo phì, lười vận động và tiêu thụ nhiều chất béo.
Phòng ngừa bệnh polyp đại tràng
Cách phòng ngừa bệnh polyp đại tràng tốt nhất là thường xuyên tầm soát và loại bỏ polyp khi có. Ngoài ra chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ gặp phải polyp đại tràng nhờ vào các thói quen lành mạnh như sau:
Tăng cường trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc giàu chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày. Duy trì cân nặng khỏe mạnh, vóc dáng cân đối; nên giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
Không ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu…Tập thể dục với cường độ vừa phải, đều đặn mỗi ngày. Không lạm dụng bia rượu, thuốc lá.
" alt=""/>Phòng polyp đại tràng như thế nào?Bữa sáng quen thuộc của vị bác sĩ này là trứng luộc và cà phê (Ảnh: Freepik).
Các chỉ số men gan ALT, AST của ông lúc đó lên đến 60 U/L, cao hơn nhiều so với giới hạn an toàn. Đây là hồi chuông cảnh báo không chỉ về bệnh lý gan nhiễm mỡ mà còn nguy cơ đe dọa tính mạng.
Thay vì tìm kiếm giải pháp từ thuốc men hay các phương pháp phẫu thuật hiện đại, bác sĩ Ye đã chọn tự cứu mình bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện.
Kết quả thật đáng kinh ngạc: Chỉ trong vòng 11 tháng, ông giảm được 20kg, đưa chỉ số men gan trở về mức 20 U/L, hoàn toàn thoát khỏi tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả
Chia sẻ trên chương trình sức khỏe Focus 2.0, bác sĩ Ye nhấn mạnh rằng, việc thay đổi chế độ ăn uống là yếu tố quyết định trong hành trình giảm cân và cải thiện sức khỏe của ông. Điểm nhấn chính trong thực đơn giảm cân của ông chính là bữa sáng với cà phê đen không đường và hai quả trứng.
Ông lý giải:
Cà phê đen: Caffeine không chỉ giúp kích thích đốt cháy mỡ thừa mà còn giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
Trứng: Là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp tạo cảm giác no lâu, đồng thời hỗ trợ cơ bắp trong quá trình giảm cân.
Ông cũng khuyên nên hạn chế tinh bột trong các bữa ăn chính, thay vào đó là các thực phẩm giàu protein và rau xanh. Một bữa trưa lý tưởng của ông bao gồm: Ức gà, rau xanh, canh và một lượng nhỏ cơm trắng.
Với bữa tối, ông ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ protein như cá hoặc trứng, kèm theo rau củ hấp.
Một yếu tố quan trọng khác mà bác sĩ Ye nhấn mạnh là thứ tự ăn uống trong mỗi bữa ăn. Ông áp dụng quy tắc "rau trước, canh sau; thịt trước tinh bột sau" để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tích trữ mỡ trong gan.
Ăn rau trước giúp tạo cảm giác no nhanh, giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Uống canh giúp làm ấm dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
Thịt và thực phẩm giàu protein được ưu tiên để cung cấp năng lượng và bảo vệ cơ bắp. Tinh bột ăn sau cùng để hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết, từ đó giảm nguy cơ tích trữ mỡ.
Tăng cường vận động
Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục là yếu tố không thể thiếu trong hành trình giảm cân của bác sĩ Ye. Tuy nhiên, ông không chọn các bài tập nặng mà thay vào đó là phương pháp chạy bộ kết hợp đi bộ nhanh, vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian.
Khi chạy bộ, nhịp tim tăng dần và cơ thể bắt đầu nóng lên. Khi cảm thấy mệt hoặc khó thở, ông chuyển sang đi bộ nhanh, để duy trì vận động liên tục mà không gây áp lực lớn lên cơ thể. Chu kỳ này được lặp lại trong suốt buổi tập để tối ưu hiệu quả đốt mỡ.
Theo khuyến nghị từ Bệnh viện Toshima (Nhật Bản), mỗi người nên tập thể dục ít nhất 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-60 phút. Nếu không thích chạy bộ, bạn có thể thay thế bằng các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, làm việc nhà hay thậm chí là đi mua sắm.
Ngoài ra, bác sĩ Ye cũng bổ sung các bài tập tăng cường cơ bắp như squat để ngăn ngừa tình trạng mất cơ và tăng khả năng chuyển hóa năng lượng.
" alt=""/>Bác sĩ giảm 20kg trong một năm: Công thức từ cà phê và trứng