Samsung và Apple là hai thương hiệu điện thoại thông minh hiện đang cạnh tranh để thu hút người dùng smartphone từ LG kể từ khi LG tuyên bố rút khỏi lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh của mình.
Trên thị trường điện thoại thông minh 5G toàn cầu, Samsung đang đứng sau Apple. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu và phân tích thị trường Strategy Analytics, Apple đang dẫn đầu với 29,8% thị phần điện thoại thông minh 5G trong quý đầu tiên của năm 2021. Tiếp theo sau là Oppo (15,8%) đứng thứ hai và Vivo (14,3%) đứng thứ ba, cả hai thương hiệu này đều đến từ Trung Quốc; trong khi Samsung chỉ đứng vị trí thứ tư với 12,5% thị phần.
Các nhà phân tích trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh dự đoán rằng, thị phần của Apple sẽ tăng lên khoảng 30% tại Hàn Quốc trong năm 2021 do LG rút khỏi thị trường điện thoại thông minh.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, tại thị trường nội địa, Samsung là công ty số 1 với 65% thị phần trong năm 2020, tiếp theo là Apple với 20% và LG với 13%.
Liên quan đến vấn đề này, các quan chức của Samsung cho rằng, nếu người dùng iPhonetrẻ tuổi bắt đầu mua thiết bị gia dụng tại LG Best Shops, mảng kinh doanh điện tử gia dụng của Samsung và các cửa hàng Samsung Digital Plaza sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trước đó, LG đã quyết định bán iPhone, iPad và Apple Watch tại LG Best Shops do công ty con Hi Praza điều hành bắt đầu từ ngày 1/8. LG sẽ bán chúng sau khi tiếp quản quyền bán hàng từ Apple.
Bên trong các cửa hàng còn có bán máy tính xách tay và máy tính để bàn LG, đó là lý do tại sao thương hiệu Hàn Quốc từ chối yêu cầu của Apple về việc bán máy tính xách tay MacBook và máy tính để bàn iMac và MacPro trong khu vực dành riêng cho sản phẩm công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng quyết định không cung cấp dịch vụ sửa chữa cho các sản phẩm Apple mà mình không bán.
Phan Văn Hòa(theo Businesskorea)
Mặc dù Apple không đưa ra thông báo về phần cứng tại WWDC 2021 vừa diễn ra hôm thứ Hai, nhưng có thể đã vô tình xác nhận một trong những tính năng sáng giá có trên iPhone 13.
" alt=""/>Samsung trong tình trạng báo động khi LG quyết định bán iPhoneNgoài ra, chính quyền tỉnh cũng gợi ý đối tượng từ 12-15 tuổi không được phép sử dụng điện thoại thông minh sau 21h. Người từ 15-18 tuổi được gia hạn chơi game đến 22h. Tuy nhiên, sắc lệnh lại có "lỗ hổng" khi những quy tắc này đều dựa trên tinh thần hướng dẫn, chưa có cơ chế ép buộc thực thi.
Sau khi sắc lệnh được công bố, nam thanh niên Wataru 17 tuổi đã phát động chiến dịch gây quỹ cho vụ kiện đòi "quyền lợi" được chơi điện tử. Cậu lợi dụng "sơ hở" trong điều luật trên và sự trợ giúp của mẹ với một luật sư để chống đối lại sắc lệnh này.
Việc giới hạn giờ chơi game trong các sắc lệnh được ban hành là "không có bằng chứng khoa học", nam thiếu niên này lập luận.
"Chính quyền cho rằng chơi điện tử là nguyên nhân của việc trốn học và nghiện game. Tuy nhiên, người trốn học có thể ảnh hưởng bởi các vấn đề khác ở trường và chơi điện tử có thể giúp họ giải thoát khỏi những rắc rối", anh nói thêm.
Tưởng chừng câu chuyện phản đối sắc lệnh này chỉ có mình Wataru đứng lên "chống lại", nhưng không ngờ gần 600 người đã ký vào một bản kiến nghị phản đối sắc lệnh trên vào đầu tháng 1 năm nay.
Trái với sự phản đối của thiếu niên, sắc lệnh lại thu hút sự ủng hộ từ cộng đồng và đã thông qua Hội đồng tỉnh Kagawa vào tháng 3. Sắc lệnh khiến địa phương này trở thành tỉnh đầu tiên của Nhật Bản áp dụng lệnh giới hạn trẻ em chơi điện tử và smartphone.
Tomoshi Sakka, luật sư của Wataru cho rằng sắc lệnh này đã vi phạm cam kết của Hiến pháp ở việc đảm bảo quyền tự quyết. Ngoài ra, các thanh thiếu niên Nhật Bản cũng cho rằng những điều luật đó đang hạn chế quyền vui chơi của trẻ em.
Theo GenK
" alt=""/>Chuyện thật như đùa: Nam thanh niên 17 tuổi kiện cả tỉnh vì bị… giới hạn giờ chơi game!