 được âu yếm con đã là chuyện của hơn 2 tháng trước, khi thành phố chưa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Hiện tại, anh đang tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1, phụ trách điều phối xe cứu thương và công tác hậu cần. Công việc bận rộn, có khi làm tới 2-3 giờ sáng, anh không có nhiều thời gian để trò chuyện cùng người thân, thỉnh thoảng mới gọi điện về gặp con cho đỡ nhớ. </p><p><em>“Tôi nhớ cu cậu, rồi lại thương vợ, hơn 1 tháng nay không dám gọi về cho con, chỉ hỏi thăm qua ông bà nội và tôi. Thằng bé bám mẹ nhất nên vợ tôi sợ con sẽ nhớ mà không ngủ được”</em>, anh Nhân chia sẻ.</p><table class=)
 |
Anh Nhân (phải) đã tham gia chống dịch hơn 2 tháng nay. |
Vợ anh, chị Nguyễn Thị Hảo là điều dưỡng tại Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn TP. Thủ Đức. Đầu tháng 7, dịch Covid-19 bùng phát, chị phải gửi con cho ông bà nội (hiện đang ở Biên Hòa, Đồng Nai) chăm sóc để gia nhập đội ngũ tuyến đầu. Công việc của chị là xét nghiệm trong cộng đồng, và tiêm vắc-xin cho người dân.
Chị Hảo tâm sự, ở cùng thành phố nhưng vợ chồng chị mỗi người một nơi, chưa bao giờ xa nhau lâu đến thế. Từ khi phải xa cả ba và mẹ, con trai hay khóc vì nhớ, có nhiều hôm không chịu ngủ, lại có khi đang nửa đêm thì giật mình thức giấc rồi khóc.
“Con ở nhà không ngủ được, tôi ở đây cũng mất ngủ, nhưng cũng may ông bà hiểu cho vợ chồng tôi nên hay nhắn tin động viên. Cũng khổ cho ông bà tuổi đã cao mà bị thằng nhỏ bắt tội”, chị bùi ngùi.
Công việc của anh Nhân và chị Hảo đều có nguy cơ phơi nhiễm vì tiếp xúc với F0, nhưng họ đã quyết tâm khi nào thành phố khống chế được dịch mới về với con trai.
Chống dịch là sứ mệnh, luôn chuẩn bị tâm lý có thể trở thành F0
Anh Nhân cho biết, lúc mới nghe vợ thông báo sẽ đăng ký đi chống dịch, anh hơi lưỡng lự, nhưng rồi chỉ động viên, dặn dò cẩn thận. Anh nói: “Là một nhân viên y tế thì không được trốn tránh”.
Công việc điều phối xe cứu thương lẫn hậu cần, mỗi ngày anh nghe điện thoại lên cả vài trăm cuộc. Cũng có những bệnh nhân nhập viện nửa đêm hoặc rạng sáng, anh đều thức để chờ, đôi khi còn chuẩn bị thêm đồ ăn cho bệnh nhân lúc lỡ bữa, hoặc gặp những hoàn cảnh đáng thương, anh tìm cách hỗ trợ.
 |
Hai mẹ con bị dương tính với Covid-19 được đưa vào bệnh viện dã chiến |
Anh kể: “Hôm ấy đã 12 giờ khuya, thấy một người bạn chia sẻ thông tin gia đình có 6 người thì có 4 người là F0 đã đi cách ly, chỉ còn 2 bà cháu được xét nghiệm dương tính sau. Thật không may người bà trở nặng nhanh, phải chuyển qua Bệnh viện Hồi sức Covid-19, chỉ còn em bé 7 tuổi ngơ ngác. Tôi tìm hiểu, biết gia đình đang điều trị ở đây nên đã hỗ trợ liên hệ để đưa bé được vào với gia đình. Hôm ấy, dù phải thức trắng đêm nhưng vẫn cảm thấy phấn chấn”.
Còn có người mẹ ẵm theo con nhỏ 4 tháng tuổi đi cách ly. Nhà nghèo, chị chẳng có đồ đạc gì, đứa trẻ thì gầy gò, nhỏ thó. Anh Nhân cùng các đồng nghiệp hỗ trợ sữa, rồi anh gọi về cho vợ nhờ gửi ít quần áo của con trai cho cháu bé.
Ở trong môi trường có quá nhiều F0, khả năng bị phơi nhiễm là khó tránh khỏi nhưng anh Nhân cùng các đồng đội vẫn làm việc hết lòng. Thành phố dạo này hay có những cơn giông bất chợt khiến các anh không kịp chuẩn bị, có khi phải mặc bộ quần áo ướt đẫm nước mưa để tiếp tục công việc. Đến lúc nhìn lại, quần áo đã tự khô từ lúc nào.
Công việc của chị Hảo không tất bật như chồng, nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Mặc trên mình bộ đồ bảo hộ, ngày nắng thì cả người ước sũng mồ hôi, còn ngày mưa thì hơi ẩm khiến kính chắn giọt bắn lúc nào cũng mờ mịt. Mỗi khi kết thúc công việc, tháo găng tay y tế, đôi tay chị trắng bệch, nhăn nheo, có khi đầu ngón tay bị xước đến rướm máu.
 |
Đôi tay trắng bạch, nhăn nheo và bong tróc da sau nhiều giờ đeo găng tay y tế. |
Suốt quá trình lấy mẫu xét nghiệm kéo dài 6-8 tiếng, dù đói, khát, chị Hảo cũng không dám cầm đồ ăn, nước uống, bởi có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Thời gian đầu, khi phát hiện có ca dương tính, chị cũng hốt hoảng, nhưng lâu dần thành quen. Mỗi lần lấy mẫu xét nghiệm cho các em bé, chị lại bất giác nhớ đến con trai ở nhà. Chị thầm mong sao dịch bệnh chóng qua, để các bé không phải chịu những đau đớn, khó chịu, và gia đình chị cũng được đoàn tụ.
Chị Hảo tâm sự, dù cố gắng cẩn thận hết mức nhưng không thể đề phòng được tất cả, vì vậy, ở nhà chị luôn có sẵn va li đựng đồ cá nhân, chủ động nếu không may bị phơi nhiễm.
Chị trải lòng: “Chúng tôi mang trong mình sứ mệnh của đội ngũ y tế. Các đồng đội đều đang hết mình phục vụ cộng đồng. Ai cũng vất vả, mệt mỏi, vì vậy, tôi muốn hoàn thành trọng trách của mình, góp một phần sức lực cho xã hội”.
Khánh Hòa

Cảnh sát dẫn đường, phát xăng cho người dân về quê chống dịch
Hình ảnh về các chiến sỹ công an thuộc lực lượng CSGT tỉnh Gia Lai phát xăng miễn phí, nước lọc, bánh mì cùng các nhu yếu phẩm cần thiết hỗ trợ người dân về quê chống dịch khiến nhiều người xúc động.
" alt=""/>Vợ chồng cùng đi chống dịch: 'Là một nhân viên y tế thì không được trốn tránh”
ILA là một trong những trung tâm Anh ngữ uy tín tại Việt Nam với mô hình 100% giáo viên bản ngữ. Đây cũng là trung tâm tiên phong ứng dụng “Phương pháp thế kỉ XXI” để giúp học sinh phát triển 6 kỹ năng “vàng”.Bà Nguyễn Thị Bích - Giám đốc Điều hành ILA cho biết: “Chúng tôi nỗ lực mang đến chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Không dừng lại ở đó, ILA tổ chức rất nhiều hoạt động đa dạng để học sinh được thực hành và kiểm tra tiếng Anh. Đó chính là lí do ra đời của Speak Up”.
 |
Hơn cả việc học Anh ngữ, ILA tạo ra môi trường đa dạng hoạt động để học sinh thực hành và phát triển |
Thu hút 3000 thí sinh trên toàn quốc
ILA lựa chọn chủ đề “Your Future Starts Now” (Kiến tạo tương lai hôm nay) cùng với những đề tài vừa gần gũi vừa tạo nhiều cảm hứng. Với lứa tuổi 6 - 10, các em thuyết trình về những chủ đề liên quan đến “Môi trường”. Với thí sinh từ độ tuổi 11 - 16, các em thoả sức thể hiện khả năng Anh ngữ, kiến thức và kĩ năng với chủ đề “Future jobs” (Công việc tương lai).
Anh Lê Việt Anh, phụ huynh học sinh ILA chia sẻ: “Tôi đánh giá cao cuộc thi. Đề bài thiết thực vì nó gắn chặt với cuộc sống của học sinh. Đây cũng là những vấn đề toàn cầu và người trẻ cần nhận thức và chung tay giải quyết”.
 |
ILA Speak Up 2020 ghi dấu ấn về chất lượng và hình thức dự thi |
Đại diện ILA cho biết, ILA Speak Up 2020 triển khai hình thức dự thi mới lạ khi 2 vòng đầu diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Với đề tài và luật thi hấp dẫn, cuộc thi đã thu hút 3000 thí sinh toàn quốc tham dự, 105 tác phẩm tại vòng 2, đạt 1 triệu lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội.
Từ 3000 thí sinh trên khắp toàn quốc, 36 bạn trẻ đã xuất sắc có mặt tại trận chung kết diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM. Với 3 vòng thi ”Kiến thức”, “Tranh luận”, “Thuyết trình”, các bạn trẻ đã chứng tỏ tài năng và bản lĩnh với những đề thi được nhiều người đánh giá: đầy thử thách, chất lượng và mang tính thời đại.
 |
Trận chung kết ILA Speak Up có đề thi sâu rộng, hấp dẫn |
Cơ hội phát hiện những tài năng mới
Ở vòng chung kết, các thí sinh đã có phần tranh tài gay cấn khi biện luận bằng tiếng Anh về những chủ đề “nóng” như: “Có nên cấm sử dụng chai nhựa?”, “Công nghệ khiến con người thông minh hơn?”. Với hiểu biết sâu rộng cùng sự chuẩn bị kĩ càng, các thí sinh đã đưa ra những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
Một phụ huynh chia sẻ, “Đây là lần đầu tiên con tôi dự thi trên sân khấu lớn và tôi thực sự xúc động khi thấy con rất bản lĩnh, nói tiếng Anh rất hay. Tôi thấy quyết định cho con mình học tại ILA là hoàn toàn chính xác”.
 |
Học sinh ILA đã chứng tỏ khả năng tiếng Anh lưu loát, kĩ năng tốt, hiểu biết sâu rộng và bản lĩnh sân khấu vững vàng |
Qua 2 vòng thi, 6 thí sinh xuất sắc nhất thuộc 2 nhóm tuổi (6-10, 11-16) bước vào vòng “Thuyết trình”. Top 6 đã chứng minh bản lĩnh và tầm vóc của những nhà lãnh đạo trẻ tương lai khi đưa ra những ý tưởng, sáng kiến đột phá với 2 chủ đề: “Nếu nhận được khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, bạn sẽ đầu tư vào đâu?” và “Hãy kể về Thế giới của bạn vào năm 2040”.
Thí sinh Nguyễn Hoài Nam gây ấn tượng khi trở thành một người nông dân thông minh trong tương lai, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp công nghệ tân tiến. Trong khi đó, “nhà đầu tư” Nomura Yoshio đã trình bày 1 kế hoạch chi tiết, tập trung đầu tư vào giúp đỡ người nghèo, phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình hỗ trợ lương thực và phát triển giáo dục. Đây cũng chính là 2 quán quân của cuộc thi.
Nhà báo Bạch Dương - thành viên Hội đồng giám khảo nhận định: “Các bạn thí sinh xứng đáng trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu. Tôi nể phục kiến thức và tư duy của các bạn. Những ý tưởng đột phá của học sinh chỉ mới 10 tuổi thực sự làm tôi xúc động”.
 |
Những nhà lãnh đạo tương lai toả sáng tại “đấu trường” Speak Up 2020 |
Cuộc thi khép lại trong dư âm của niềm tin và hi vọng tích cực, niềm tin vào một thế hệ trẻ tài năng, đam mê, dám dấn thân với những giấc mơ lớn.
Vĩnh Phú
" alt=""/>ILA Speak Up