Đây không phải là một trường hợp đặc biệt mà là tình trạng chung của đa số người lao động trong ngành chế tạo ô tô hiện nay tại Trung Quốc.
Anh Mike Chen chia sẻ, ở thời điểm được nhận vào làm việc, anh tràn đầy hào hứng, phấn khởi và tự hào, nhưng giờ đây, chỉ còn là bực tức mà buồn bã.
Cuộc chiến về giá cả do Tesla khởi xướng tại Trung Quốc đã kéo hơn 40 công ty chế tạo ô tô vào một vòng xoáy giảm giá điên cuồng nhằm tranh giành thị phần khốc liệt. Điều đó khiến không ít lao vào cảnh khốn đốn do không đủ khả năng duy trì sản xuất vì lợi nhuận thấp, có nguy cơ phá sản.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng, lĩnh vực ô tô từng là một trong những đầu tàu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, nhưng có thể sẽ biến thành lực cản bởi cuộc chiến về giá bán ô tô. Với mức giá bán không lợi nhuận, thậm chí là bán lỗ, đã và đang tự kết liễu các doanh nghiệp ô tô mà không có cách nào ngăn lại.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, theo ước tính của Cơ quan nhà nước Trung Quốc, toàn bộ thị trường nước này đã tiêu thụ 11,4 triệu ô tô và xuất khẩu hơn 2 triệu chiếc. Dù vậy, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ nước ngoài khi mà tỷ lệ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng tới 81% so với cùng kỳ, trong khi đó tỷ lệ trong nước chỉ tăng đúng 1,7% dù cho giá xe đã giảm xuống “đáy”.
Theo ông George Magnus, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Oxford chia sẻ: “Định hướng sai trọng tâm sản xuất, không quan tâm đúng mực tới nhu cầu của khách hàng dẫn tới tình trạng tồn kho diện rộng, giảm giá liên tục và cuối cùng là căng thẳng tài chính của các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc.”
Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho biết, toàn ngành ô tô nước này có năng lực sản xuất tối đa tới 43 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2022, nhưng hiện nay, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 54,5% tổng công suất, giảm xuống từ mức 66,6% tổng công suất của năm 2017. Điều đó cho thấy, nhu cầu của thị trường đang giảm xuống nhanh chóng và lượng hàng tồn kho của các hãng xe đang tăng lên.
Đồng thời, đi kèm với những khủng hoảng về tài chính, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng và tăng nặng công việc đối với người lao động, vốn đang có khoảng 30 triệu người. Điều này chắc chắn trực tiếp làm giảm thu nhập của một phần không nhỏ dân số, tăng tỷ lệ thất nghiệp và càng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng nói chung.
Vào tháng 8, Tập đoàn BYD, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã đăng thông báo tuyển dụng công nhân cho nhà máy của mình tại thành phố Thẩm Quyến, trong đó quảng cáo mức lương ước tính khoảng 5.000 – 7.000 tệ/tháng (tương đương khoảng 20 triệu VND), thấp hơn mức lương trung bình theo khảo sát của Chính phủ là 11.000 tệ/tháng (tương đương khoảng hơn 30 triệu VND). Điều này cho thấy tình hình đang tệ tới mức nào.
Không chỉ các hãng xe nội địa, Mitsubishi và Toyota Trung Quốc đã sa thải hàng nghìn nhân viên địa phương của mình sau khi doanh số bán hàng sụt giảm. Tesla hay ông lớn về pin CATL đã tạm ngừng các hoạt động tuyển dụng trong thời điểm hiện nay, trong khi Hyundai Trung Quốc đang cố bán một nhà máy của mình ở thành phố Trùng Khánh.
Hùng Dũng (theo Reuters)
Ông bị câm điếc bẩm sinh, rồi chiến tranh loạn lạc ông trúng bom bị thương nặng được đưa vào bệnh viện ở Đà Nẵng cấp cứu.
Ông chẳng nhớ quê quán, người thân nên được trại xã hội Tam Kỳ cưu mang. Mọi người không biết gọi ông là gì nên khi làm giấy tờ, khai tên là Nguyễn Văn Câm.
Hoàn cảnh của bà Nga “khá” hơn một chút. Bà sinh ra tại Đà Nẵng. Sau giải phóng, bà rời quê vào huyện Tiên Phước (Quảng Nam) làm công nhân cầu đường.
Tai nạn bất ngờ đến với bà vào một buổi chiều. Khi đi kiếm củi về nấu cơm, bà bị trúng mìn sót lại thời chiến tranh. Sau tiếng nổ lớn, bà ngất lịm đi, đến khi tỉnh dậy thấy không còn đôi chân.
![]() | ![]() |
Duyên phận đẩy đưa khiến bà Nga cũng về trại xã hội Tam Kỳ. Có lẽ, cùng chung nỗi đau chiến tranh, nên ngay lúc mới gặp, bà Nga đã thấy đồng cảm với ông Câm bằng tình thương của người em gái đối với người anh trai.
Thời gian này, họ xem nhau như tri kỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt.
Đến năm 1994, trại xã hội giải thể. Bà Nga dùng tiền tiết kiệm mua được một ngôi nhà nhỏ ở lại Tam Kỳ. Không nỡ bỏ người bạn, bà rủ ông Câm về sống cùng.
"Thấy ông ấy tội nghiệp, lại không có người thân nên tôi rủ ổng về sống chung, tiện chăm sóc nhau. Tôi xem ổng như anh trai của mình”, bà Nga thổ lộ.
Ông làm đôi chân, bà là phiên dịch
Thấy hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, ban đầu hàng xóm dị nghị, đàm tiếu không hay.
Mặc kệ lời đàm tiếu, suốt 30 năm nay, hàng ngày ông Câm nguyện làm đôi chân, đẩy xe lăn giúp bà Nga làm việc, sinh hoạt. Còn bà làm phiên dịch cho ông. Họ nói chuyện với nhau bằng việc ra hiệu, khẩu hình.
Với người bình thường, việc thu mua phế liệu đã rất vất vả, với người khuyết tật như ông bà lại khó bội phần. Bà không di chuyển được, ông thì sức khỏe yếu.
Nhưng nhờ siêng năng, cần mẫn nên hai ông bà duy trì được nghề mưu sinh mấy chục năm nay. Mỗi khi “bạn hàng” chở ve chai đến bán, ông đon đả chạy ra bốc lên cân, còn bà xem rồi tính toán trả tiền.
Bà chia sẻ, làm cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Trung bình mỗi ngày, cơ sở mua khoảng 100 ký giấy vụn, sắt thép gỉ. Mỗi ký kiếm lời khoảng 1.000 đồng. Số tiền không lớn nhưng cũng đủ để ông bà trang trải cuộc sống.
“Được cái ông ấy chăm chỉ lắm, hai anh em cứ cần mẫn làm việc mưu sinh. Chẳng đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong có sức khỏe và cuộc sống cứ bình an như vậy là được”, bà Nga trải lòng.
Quanh năm chẳng đi đâu xa, cuộc sống của hai người chỉ quẩn quanh nơi thành phố nhỏ. Chuyến đi xa nhất của hai người là đến nhà thờ Tam Kỳ đi lễ vào ngày cuối tuần.
Có chiếc điện thoại thông minh cũ, lúc rảnh rỗi bà đọc tin tức. Đọc được chuyện gì hay, bà liền “phiên dịch” lại cho ông nghe…
“Tôi tàn tật, đi lại khó khăn, còn ông ấy thì không nói được, không nghe không hiểu gì. Nên mấy chục năm nay, đi đâu chúng tôi cũng gắn với nhau như hình với bóng”, bà Nga bộc bạch.
Do những mảnh bom năm xưa vẫn còn sót lại trong cơ thể, nên mỗi khi trái gió trở trời, bà Nga lại bị vết thương hành hạ, ông Câm phải xuống bếp, tự tay nấu cháo chăm bệnh cho bà. Rồi lúc ông bị bệnh, bà cũng tất tả chăm sóc.
Từ bao giờ, bà đã coi ông như người anh ruột thịt của mình. Những lúc ấy, họ cứ động viên nhau mà sống…
Gắn bó với nhau cả thanh xuân, giờ đây cả ông câm, bà cụt tóc đã điểm bạc nhưng họ vẫn hăng say lao động và lạc quan về cuộc đời.
Sau một ngày làm việc vất vả, chiều muộn, người ta lại thấy ông đẩy bà trên chiếc xe lăn, ung dung dạo phố. Lúc này, trông họ thư thái, an yên đến lạ.
Để đạt được điều đó thương hiệu đã chứng minh được chất lượng sản phẩm. Trước khi được giới thiệu trên thị trường, Tã bỉm Mico đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.
Bố mẹ có thể hoàn toàn an tâm về độ thấm hút, thời gian thấm hút vì sản phẩm có chứa hạt SAP có khả năng thấm hút lên đến 500ml - 700ml. Ngoài ra, sản phẩm cũng được thiết kế với vách chống tràn 2 lớp cùng cạp chun cao mang lại cảm giác thoải mái cho bé khi sử dụng. Đặc biệt, tã bỉm Mico được sản xuất bằng sợi bông organic có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tối đa hiện tượng bí hơi gây hăm, đồng thời dịu nhẹ, lành tính khi tiếp xúc da bé. Sản phẩm mang tính ứng dụng cao khi có nhiều size khác nhau, phù hợp với trẻ sơ sinh từ 3-6kg.
Tã bỉm Mico cũng được nhiều bệnh viện lớn chọn dùng các sản phẩm mẫu thử để phát miễn phí cho khách hàng là sản phụ, thai phụ thăm khám và sinh đẻ tại viện. Trong đó, không thể không kể đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng…
Vì là tã bỉm nội địa Trung, nên nội dung bao bì sản phẩm được phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt, giúp bố mẹ tiện lợi hơn trong quá trình tìm hiểu và tra cứu thông tin.
Ngoài ra, Mico còn mang đến địa chỉ mua sắm đáng tin cậy với gian hàng chính hãng tại sàn thương mại điện tử Shopee. Do đó, phụ huynh có cơ hội trải nghiệm một nơi mua sắm chính hãng, thuận tiện với nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng của Mico.
Sự kết hợp giữa chất lượng, sự tôn trọng và cam kết với người tiêu dùng đã tạo nên thành công của tã bỉm Mico trên thị trường sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ. Đại diện thương hiệu cũng khẳng định: “Sự hài lòng của bố mẹ Việt là thước đo thành công của Mico”.
Đặc biệt chào đón năm mới 2024 Giáp Thìn nhãn hàng MiCo tri ân khách hàng với chương trình mua 2 tặng 1 với mong muốn gửi lời cảm ơn những phụ huynh đã tin tưởng chọn tã bỉm MiCo đồng hành trong hành trình phát triển của con yêu.
Tìm hiểu thêm thông tin về tã bỉm Mico tại: Facebook: https://m.facebook.com/tabimmico Gian hàng Shopee Mall chính hãng: https://shopee.vn/shopnhatbeo |
Doãn Phong
" alt=""/>Tã bỉm Mico được lòng phụ huynh Việt