Bà Vương Hoài Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non song ngữ EcoKids |
Do đó, nhà trường đã ra quyết định buộc thôi việc đối với cô giáo có hành vi tát trẻ. Hôm nay, cô giáo này đã không còn đến trường.
Bà Vân cho biết cô giáo tát trẻ là Nguyễn Thị T., sinh năm 1990, vào làm tại trường được khoảng 4 tháng.
“Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cô giáo cũng éo le. Cô từng mất một đứa con khi mới 2 tháng tuổi. Sau khi có con thứ hai, hai vợ chồng cô lại chia tay nhau. Vì không đủ điều kiện nên cô phải để phía chồng giành quyền nuôi con.
Trong tâm thế buồn chán, muốn kiếm tiền nuôi con, cô T. đã xin vào làm việc tại hệ thống nhà trường. Tôi thấy cuộc sống của cô bất hạnh nên cũng muốn tạo điều kiện cho cô làm việc”, bà Vân nói.
Theo bà Vân, trước đây, cô T. cũng từng làm việc 2 năm ở một trường mầm non khác. Hiện, cô T. đang trong thời gian chuẩn bị tốt nghiệp cao đằng về mầm non.
“Ban đầu cũng không phải cô T. tự tìm đến xin việc ở trường mà do một người bạn trước đó từng làm việc và biết hoàn cảnh của cô giới thiệu tới đây. Trong quá trình làm việc trước đây, cô T. cũng rất chăm chỉ, chịu khó. Hành động bột phát của cô nhà trường không ngờ tới và rất lấy làm tiếc”, bà Vân cho biết thêm.
Hai mẹ con chị Linh |
Sáng nay, cô T. đã cùng mẹ của mình từ Phú Thọ xuống và đại diện nhà trường đến nhà cháu B.A. để xin lỗi gia đình.
Bà Vân cho biết nhà trường sẽ phối hợp với gia đình để trước mắt cho cháu B.A đi kiểm tra sức khỏe, ổn định tâm lý.
Trên trang Facebook chính thức của hệ thống, nhà trường cũng đã gửi lời xin lỗi đến gia đình cháu B.A. và toàn thể phụ huynh.
Về phía gia đình B.A., bố mẹ cháu cho hay đã quyết định sẽ không cho con tiếp tục theo học tại Trường Mầm non song ngữ EcoKids nữa, bởi sự việc xảy ra đã trái với những cam kết của nhà trường khi đăng ký nhập học.
Thanh Hùng
- Sau khi đón con từ Trường Mầm non Ecokids, gia đình chị Nguyễn Linh (quận Bắc Từ Liêm) tá hỏa khi phát hiện trên mặt cậu bé chưa đầy 3 tuổi bầm tím với vết lằn 5 ngón tay. Môi của bé cũng bầm dập...
" alt=""/>Buộc thôi việc cô giáo tát trẻ 3 tuổi bầm mặt, tụ máu môiNgười mẹ không quên đưa cho Landon một mẩu giấy kèm theo tờ 10 đô la
“Tôi đã nghĩ phải làm thế nào để bất cứ ai ngồi cạnh con mình cũng sẽ không cảm thấy Landon như một gánh nặng mà sẽ là: Tôi có thể làm điều gì đó giúp cậu bé cảm thấy tốt hơn?”.
Thật may mắn, London đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Nhưng điều làm người mẹ này bất ngờ hơn cả là khi nhận được tin nhắn từ Ben Pedraza – hành khách ngồi kế bên con trai mình trên chuyến bay.
Ben Pedraza nói rằng anh không cần 10 đô la kia vì cả anh và London đều cảm thấy rất hợp nhau. Ben đã dùng 10 đô la để ủng hộ cho tổ chức Cộng đồng người Tự kỷ dưới danh nghĩa của Landon. Anh còn chụp một bức ảnh chung với cậu bé trên chuyến bay và gửi bức ảnh ấy để mẹ Alexa yên tâm hơn.
Bức ảnh Ben Pedraza chụp cùng Landon trên chuyến bay
Ben Pedraza nói thêm trong tin nhắn: “Landon là người bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui vẻ với nhau và còn chơi trò oẳn tù tì nữa. Cậu nhóc là một đứa bé ngoan và cô thật sự là một người mẹ may mắn”.
Người mẹ này sau đó đã chia sẻ đoạn tin nhắn của anh Ben lên Facebook, kèm theo hình ảnh đáng yêu của 2 người bạn đồng hành.
Bài đăng đã nhận được hơn 118.000 lượt chia sẻ của cộng đồng mạng. Alexa cho biết mình rất cảm ơn “người lạ” này vì đã cho cô thấy “vẫn còn những người tử tế tạo nên sự khác biệt cho thế giới này”.
Ngay sau khi đăng tải, nhiều người bày tỏ sự xúc động về một câu chuyện ấm áp.
“Cảm ơn Ben vì anh đã giúp niềm tin con người được phục hồi".
“Câu chuyện nay thực sự xúc động. Vẫn còn rất nhiều người tốt xung quanh chúng ta”, một người bình luận.
Trong khi, một người cha có con cũng mắc chứng tự kỷ bày tỏ: “Cảm ơn Ben. Mọi đứa trẻ đều thực sự rất đáng yêu. Chúng ta sẽ nhận ra đều đó nếu thực sự dành thời gian lắng nghe chúng”.
Trường Giang (Theo USA Today)
Hành động lịch sự và đáng yêu của người mẹ trẻ trên chuyến bay đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực.
" alt=""/>Hành động của người đàn ông trên chuyến bay khiến bà mẹ bất ngờGia đình tôi ai cũng thích Tết
- Bí quyết của chị là gì để có thể gần 40 năm vẫn duy trì được truyền thống ngày Tết trong gia đình như vậy?
Trong gia đình nếu người lớn thờ ơ với Tết thì trẻ con cũng theo, nhưng gia đình tôi năm nào cũng duy trì Tết truyền thống vì bọn trẻ rất thích. Cả con trai và con dâu đều thích không khí Tết cổ truyền. Con trai làm du lịch mà Tết phải đưa đoàn đi là rất buồn vì không ở nhà đón Tết được nhưng kiểu gì cứ đúng Giao thừa con sẽ gọi điện về.
Theo truyền thống là Giao thừa cả nhà quây quần xem Táo Quân, ăn xôi gấc... Khi cả nhà chuẩn bị ra đường tôi đã thắp hương vòng sẵn ở bàn thờ gia tiên. Mọi người xem pháo hoa xong mới quay về xông đất hóa vàng rồi quây quần mở rượu vang chúc Tết, không khí rất ấm cúng.
Ngày xưa bà luôn tổ chức như thế nên thành nếp, chúng tôi thích cách đón Tết như thế và giờ các con, các cháu cũng thích sum họp cùng nhau. Bọn trẻ dù rất nhỏ nhưng cũng thức qua Giao thừa bằng được, ra Bờ Hồ xem pháo hoa và về nhà đòi nâng ly với người lớn. Không khí ấy mang lại sự rạo rực, háo hức rất lạ lùng mà tất cả thành viên trong nhà đều thích.
Vui vẻ với nhau, không ai cáu giận, không mắng mỏ trẻ con trong ngày Tết
- Chính vì vậy theo thời gian dù mọi thứ có thay đổi thì gia đình NSND Lan Hương cũng không giản tiện bất cứ điều gì trong ngày Tết?
Chúng tôi vẫn duy trì tất cả những nét truyền thống đó trong gia đình. Mọi người cứ bảo vất vả nhưng tôi thấy bình thường vì coi đó là niềm vui. Khi cùng nhau làm, mỗi người một việc thì nhanh lắm. Đêm Giao thừa ăn uống xong dọn dẹp sạch sẽ cũng 1-2 giờ sáng mới đi ngủ nhưng 6 giờ tôi đã dậy làm cơm cúng sáng mùng 1.
Tôi không muốn các con dâu bận rộn và nghĩ nấu nướng nhanh nên không gọi các con. Nhưng chúng mà thấy tiếng lạch cạch trong bếp hớt hải chạy xuống nói sao mẹ không gọi con. Bản thân các con cũng thích làm cỗ, thậm chí đề nghị hôm nay làm món này món kia. Các con muốn thay đổi gì tùy ý, miễn mâm cơm cúng phải thịnh soạn.
Các cụ ngày xưa nói: Giỗ cha không bằng lo 3 ngày Tết. Mẹ tôi cũng dạy như thế nên ngày Tết bữa cơm lúc nào cũng no đủ và trong nhà mọi người luôn vui vẻ, không ai cáu giận, không mắng mỏ và dỗ dành để bọn trẻ không khóc trong 3 ngày Tết vì sợ đầu năm trẻ khóc sẽ dông cả năm nên lúc nào cũng chiều con cháu. Bọn trẻ biết nên cũng không ăn vạ hay khóc vào những ngày đó, thành một cái nếp rất hay trong nhà. Cả gia đình đều háo hức đón Tết và không có lý do gì mà bỏ thói quen đó.
- Rất nhiều gia đình bây giờ chọn đi du lịch trong ngày Tết để thay đổi không khí sau 1 năm tất tả ngược xuôi và né việc đầu tắt mặt tối chuẩn bị cơm nước, chúc tụng suốt ngày, còn gia đình chị thì sao?
Con tôi làm bên ngành du lịch nên có năm bạn ấy bắt buộc phải đi đoàn thì không tránh được nhưng gia đình vẫn theo nếp cũ. Sáng mùng 1 chúng tôi về hai bên nội, ngoại thắp hương rồi chúc Tết những người lớn tuổi trong họ. Gia đình nào có cô, dì, chú, bác, ông trẻ, bà trẻ lớn tuổi là phải đi thăm hỏi đầy đủ rồi mừng tuổi các cụ.
Nhà tôi đi một đoàn rồng rắn lên mây rất dài. Mùng 1 Tết các bạn đến nhà tôi chơi mà không có chỗ ngồi là chuyện hết sức bình thường. Nhà nhỏ nên có hôm đám thanh niên phải ngồi hết ngoài đường, trong nhà chỉ có chỗ cho bậc lớn tuổi. Lũ trẻ bê khay mứt ra cửa ngồi ăn. Trẻ con đến nhà lục lọi xem có món gì ngon rồi xếp hàng để được lì xì. Nhà ai có trẻ con mà chưa đi làm kể cả học sinh từ lớp 12 và thậm chí sinh viên đại học cũng xếp hàng chờ cụ, chờ ông bà mừng tuổi.
Mãi không quên cái Tết đầu tiên khi mới lấy chồng và sinh con
- Cái Tết nào đáng nhớ nhất đến nay trong ký ức của chị?
Cái Tết có dấu ấn mạnh nhất là khi vừa lấy chồng, năm đó tôi mới sinh con trai lớn. Thằng bé sinh vào tháng 7 thì đến Tết được khoảng 6 tháng. Đêm Giao thừa vẫn theo nếp là chúng tôi ra đường xem bắn pháo hoa. Anh Kỷ (NSƯT Đỗ Kỷ là chồng NSND Lan Hương - PV) năm đó hợp tuổi nên được nhờ xuống nhà ngoại xông đất. Hai vợ chồng lo cỗ bàn bày biện ở nhà nội, thắp hương xong là kém 15 phút thì đến Giao thừa. Chúng tôi nghĩ rằng đi từ đầu phố Khâm Thiên xuống gò Đống Đa rất gần thôi nên anh Kỷ chở tôi bằng xe máy Babetta.
Tôi ngồi sau xe ôm con trong chiếc chăn. Đến đúng Ô Chợ Dừa nghe thấy tiếng pháo báo Giao thừa. Chúng tôi không thể đi được nữa vì khói mù mịt không thể nhìn thấy đường, phải đứng ở ngã 4 đợi đến khi họ đốt pháo xong mới đi tiếp đến nhà ông bà ngoại để xông đất. Sau đó, quay lại nhà nội để thắp hương, hóa vàng. Đó là Giao thừa đáng nhớ và khiến tôi sợ nhất vì khi đó dân mình còn được đốt pháo, tiếng pháo quá ồn mà con trai lại quá nhỏ.
- Vậy còn cái Tết nào vui nhất với NSND Lan Hương?
Những cái Tết vui nhất là những cái Tết đầy đủ các thành viên trong gia đình và trong năm đó công việc, sức khỏe của mọi người đều tốt đẹp. Còn nếu trong năm có gì không hay thì vào ngày Tết trước giờ khắc Giao thừa, cả nhà chúc nhau bao nhiêu cái xui xẻo để lại phía sau.
Ảnh & Video:Quỳnh An