Một mình sang Singapore, thỉnh thoảng tự nấu ăn và vài lần bấm nhầm nút bếp từ
Chúng tôi gặp Giang tại Singapore khi cậu đang làm lập trình viên thiết kế app cho người khiếm thị của Grab. Công việc của Giang là phát triển app cho người khiếm thị. Dựa trên trải nghiệm của bản thân, Giang và các đồng nghiệp phát triển app đặc biệt này. Từ app này, người khiếm thị có thể tự đặt xe được mà không cần trợ giúp.
Sau khi nộp đơn qua mạng và vượt qua nhiều vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, cậu thanh niên sinh năm 1994 đã một mình bay sang Singapore. Với đôi mắt không còn thấy ánh sáng, Giang tự thuê phòng, tự tìm đường tới công ty và thỉnh thoảng tự nấu ăn.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Giang tại Singapore.
- Chào Giang, cuộc sống của Giang bên này ra sao và việc tiếp cận giao thông khó khăn như thế nào?
- Em ở đây một mình, đi xe bus, tàu điện, hoặc bắt xe qua app. Em thường ăn sáng và đi luôn tới công ty. Thỉnh thoảng có ai đó dựng lều hay có sự kiện gì mà em không biết thì em né thôi, còn em quen rồi.
- Giang đi sang Sing, có người nhà theo không?
- Em đi một mình. Đi với người nhà không có tự do (cười).
- Công việc của Giang ban đầu như thế nào?
- Em mới làm nên kinh nghiệm còn kém, còn mọi thứ bình thường. Mọi thứ cũng như ở Việt Nam thôi. Mới đầu qua, em chưa nhớ tên đường nhưng đi càng nhiều, em cũng quen. Em cũng gọi tạm là thích nghi.
- Việc ăn uống thì sao, có bao giờ Giang bỏ mắm nhầm với tương ớt?
- Thỉnh thoảng em cũng tự nấu. Không bỏ nhầm mắm muối với tương ớt đâu chị, chỉ thỉnh thoảng bấm nhầm bếp từ và cháy đồ ăn thôi (cười).
- Bố mẹ em nói sao khi em sang Singapore một mình?
- Hồi ở Việt Nam, em cũng đi nhiều và từng làm việc bán thời gian. Bố mẹ không muốn cho em đi nhưng vẫn để em đi, để có cơ hội học hỏi.
- Điều gì khó nhất đối với em hiện tại?
- Em vừa làm vừa học nên em không biết cái gì là khó nhất. Ngày xưa, em làm bán thời gian lập trình nhưng không khó như bên này.
Trao đổi về mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ trong thị trường ICT, tại sự kiện giao lưu với các hội viên Hiệp hội Internet Việt Nam ngày 16/6, đại diện CMC và Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng hiện nay, thực trạng doanh nghiệp lớn không đóng vai trò dẫn dắt mà cạnh tranh với doanh nghiệp nhỏ theo kiểu chèn ép, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau, vẫn đang phổ biến và là nghịch lý của sự phát triển tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC đưa ra ví dụ về tỷ lệ ăn chia giữa CP (Content Provider - nhà cung cấp dịch vụ nội dung số) và doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam hiện còn quá nhiều bất hợp lý, dễ triệt tiêu doanh nghiệp nội dung, doanh nghiệp nhỏ.
“Ở nhiều nước, CP có thể chiếm tới 70 - 80% lợi ích, còn nhà mạng tạo ra môi trường thì chỉ nhận 20%. Tuy nhiên trong nước lại ngược lại, doanh nghiệp viễn thông có thể chiếm tới 70-80%. Kinh doanh như vậy sẽ không tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để cho doanh nghiệp nhỏ phát triển”, ông Chính nói.
Đồng quan điểm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng trong một quốc gia, nếu các thành phần kinh tế tư nhân nhỏ không phát triển thì nền kinh tế sẽ không mạnh. Doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ thúc đẩy lĩnh vực kinh tế, lợi nhuận luôn cần thiết nhưng không phải là đầu tiên và đặt lên cao nhất.
![]() |
Do đó doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước với nhiều lợi thế phải tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh chứ không phải cạnh tranh “diệt” hết doanh nghiệp nhỏ. Như thế không khác gì tự “chọc dao vào sườn”, triệt tiêu nhiều nguồn lực.
Cũng theo ông Nguyễn Trung Chính, đặt trong bối cảnh hiện nay, quan hệ giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn là mối quan hệ không thể tách rời để tiến đến hợp tác xây dựng một hệ sinh thái mạnh, cùng nhau phát triển.
" alt=""/>Chủ tịch CMC: doanh nghiệp lớn khó trụ vững nếu cạnh tranh kiểu “nuốt cá bé”