Từ khi cỗ máy chơi game video đầu tiên Magnavox Odyssey xuất hiện năm 1972, các hãng sản xuất thiết bị đã không ngững tiếp tục phát triển các thế hệ mới máy chơi game mới để phục vụ nhu cầu giải trí cho người dùng. Tuy nhiên không phải “phát minh” nào cũng đạt được thành công và thu hút sự chú ý của người sử dụng.
Các máy chơi game tồi nhất trong danh sách này của PCworld bao gồm cả các tên tuổi lớn như Apple hay Nokia.
1. Apple Pippin
Máy chơi game này ra mắt năm 1996. Hãng máy tính Apple đã thiết kế và kỳ vọng Pippin như một thiết bị giải trí đa phương tiện (hỗ trợ khả năng chơi game, duyệt web và nghe âm nhạc) và cấp giấy phép sản xuất máy cho hai công ty Bandai và Katz Media. Nhưng thật không may mắn, Pippin đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường bởi sự “nghèo nàn” trong tất cả các tính năng trên. Pippin cũng đã từng được PCworld liệt vào những “thất bại” lớn nhất của sản phẩm Apple.
Nguyên nhân tạo nên thất bại cho sản phẩm này chính là bộ vi xử lý chậm chạp 66 MHz lại được hãng sử dụng để “giải quyết” các ứng dụng giải trí đòi hỏi cấu hình cao, nhanh. Thêm vào đó, thiết kế không gây ấn tượng mạnh, thư viện game ít và giá quá đắt (600 USD) đã khiến Apple Pippin có mặt trong danh sách này.
2. Tiger Game.com
Mẫu máy chơi game này được tung ra thị trường năm 1997. Vào cuối những năm 1990, hãng Tiger đã xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường trò chơi điện tử cầm tay. Hầu hết các cửa hàng bán trò chơi đều bày bán các mẫu máy chơi điện tử có màn hình LCD giá rẻ của Tiger. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường này, hãng tiếp tục phát triển một sản phẩm độc đáo nhằm cạnh tranh trực tiếp với máy chơi điện tử cầm tay Game Boy của hãng Nitendo.
Vì vậy, Tiger Game.com đã được ra đời. Đây là lần đầu tiên hãng tích hợp màn hình cảm ứng và kết nối Internet cho một cỗ máy chơi game (console). Nhưng các ứng dụng Internet chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ tin nhắn và các phụ kiện cáp kết nối đi kèm với modem ngoài đã khiến Game.com không thể thu hút nhiều fan trên thị trường.
Có thể nói đây là một cỗ máy chơi game ứng dụng công nghệ của một thập kỷ trước đó và mất đi tính linh động trong di chuyển của thiết bị.
Điểm kém hấp dẫn nhất trong sản phẩm này chính là thư viện game nghèo nàn và hầu hết các tựa game đều sử dụng những hình ảnh nứt nẻ, thiết sự bóng mượt trong chuyển động. Thêm vào đó độ phân giải hình ảnh thấp của màn hình cảm ứng cũng làm các khách hàng cảm thấy nhàm chán khi chơi game trên Game.com. và cũng thật “ngớ ngẩn” khi nói rằng thiết bị này hỗ trợ Internet.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (I)Tầm ảnh hưởng của Faker đã vượt ra khỏi esports
Jeon Ki, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Hàn Quốc, đang lên kế hoạch đề xuất một dự luật cho phép những cá nhân có đóng góp đáng kể cho hình ảnh quốc gia hoãn nhập ngũ trong luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc - theo nguồn tin riêng của Naver.
Và một trong số những ví dụ tiêu biểu được nêu ra là Lee “Faker” Sang-hyeok, huyền thoại LMHTđương đại đang chơi cho T1.
Theo luật nghĩa vụ quân sự hiện hành tại Hàn Quốc, các cá nhân chỉ có thể hoãn nhập ngũ nếu họ là học sinh phổ thông hoặc sinh viên đại học hoặc đang tham gia một khóa học tại một cơ sở đào tạo chính quy hay có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục thể chất nhằm thúc đẩy uy tín quốc gia - Naverđưa tin.
Dự luật tới sẽ cho phép các cá nhân Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đại chúng có thể xin hoãn nhập ngũ đến 30 tuổi.
Nếu luật này có hiệu lực, các nghệ sĩ văn hóa đại chúng và vận động viên thể thao điện tử đã vượt qua quy trình sàng lọc có thể được phép hoãn nhập ngũ khi họ 30 tuổi mà không cần tính đến học vấn.
Nếu điều này xảy ra, Faker có thể thi đấu LMHTchuyên nghiệp thêm sáu năm nữa - trong trường hợp anh ấy muốn vậy và vẫn còn duy trì được động lực.
Hiện tương lai của Faker đang là một dấu hỏi lớn bởi anh không còn duy trì được vị thế “bất khả xâm phạm” trong đội hình của T1 từ cuối tháng 7. Faker đã mất vị trí vào tay tân binh sinh năm 2003 Lee "Clozer" Ju-hyeon và T1 cũng đã bị loại ngay từ Vòng Wildcard vòng play-off LCK Mùa Hè 2020.
Dù đã trở thành cựu vương LCK nhưng T1 vẫn còn cơ hội tới dự Chung kết Thế giới 2020nếu như giành chiến thắng tại Vòng loại Khu vực diễn ra từ 07-09/9.
Do hai đại diện của VCS lỡ hẹn với CKTG 2020 vì COVID-19, đội vượt qua Vòng loại Khu vực LCK sẽ được đặc cách tới thẳng Vòng Bảng mà không cần phải bắt đầu từ Vòng Khởi Động.
Vài năm trước, một dự luật tương tự như thế này cũng đã được chính phủ Hàn Quốc thông qua như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho những VĐV giàng Huy chương Vàng Olympic. Họ được miễn hai năm tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc và chỉ phải thực hiện bốn tuần huấn luyện cơ bản trong quân ngũ.
Dự kiến dự luật cần một vài chỉnh sửa trước khi được cơ quan lập pháp Hàn Quốc phê duyệt.
T1 tuyên bố hành vi quấy rối online “sẽ không được coi nhẹ” và đang chuẩn bị “các hành động pháp lý”
Tổ chức esports nổi tiếng Hàn Quốc xác nhận rằng “các biện pháp” như hành động pháp lý đang được nghiên cứu để nhằm bảo vệ “các tuyển thủ và gia đình họ cũng như đội ngũ nhân viên” trước những lời lẽ quấy rối, đe dọa trên mạng xã hội.
Thông báo được T1 phát ra vào hôm qua (03/9) được coi là động thái phản kháng cho sự cố mới đây liên quan đến Faker. Tuyển thủ đã ba lần vô địch CKTG đã nhận được một lời nhắn donate khi streaming, tạm dịch như sau: “Thật vui khi thấy Sett đường giữa của mày bị đánh gục. (LOL) Rồi bà mày sẽ nói gì đây?!”
Thông điệp này có liên quan tới thất bại của T1 trước Afreeca Freecs tại vòng play-off LCK Mùa Hè 2020 vào hôm 26/8. Ban đầu, Faker được xếp chơi dự bị và anh vào thay Clozer góp công lớn giúp T1 cân bằng tỉ số 1-1.
Sau màn trình diễn Twisted Fate miễn chê, Faker được yêu cầu chơi Sett ở Ván 3 quyết định. Và dù Faker không mắc lỗi trực tiếp, nhưng T1 của anh vẫn phải đón nhận thất bại.
Dù khá kín tiếng về đời sống cá nhân, nhưng ai cũng biết Faker rất thân thiết với bà - người luôn hết lòng ủng hộ và cổ vũ anh trong sự nghiệp. Tuy mẩu tin nhắn của kẻ giấu mặt đã bị lên án kịch liệt nhưng rõ ràng nó đã gây ít nhiều tổn thương cho tuyển thủ sinh năm 1996.
CEO của T1, Joe Marsh, đã từng lên tiếng về vấn nạn này cách đây một tháng. Marsh cho biết tổ chức cọi trọng “fandom của cộng đồng” và “những lời chỉ trích gắn liền với gaming chuyên nghiệp” nhưng nhiều fan hâm mộ đã đi quá giới hạn bằng cách đưa ra “những lời đe dọa và từ ngữ thù ghét.”
Đội tuyển cuối cùng tại Vòng loại Khu vực sẽ được xác định sau trận Chung kết LCK Mùa Hè 2020 giữa DAMWON Gaming vs DragonX vào 15g00 ngày mai (05/9)
Chưa rõ T1 sẽ xử trí ra sao bởi họ đang ở thời điểm nhạy cảm nhất của mùa giải. Đội tuyển buộc phải thắng Vòng loại Khu vực LCK, và khởi đầu là trận đấu diễn ra vào lúc 15g00 ngày 08/9 với đối thủ là đội thắng trong cuộc chạm trán giữa Afreeca vs KT Rolster, nếu muốn nuôi hy vọng tới CKTG 2020.
ABC
" alt=""/>LMHT: Faker sắp được hoãn nhập ngũ vì quá nổi tiếng, T1 sẽ khởi kiện fan quá khích>> Trung Quốc cấp giấy phép 4G cho 3 nhà mạng / Các hãng viễn thông Trung Quốc sợ thị trường Việt Nam
Động thái này sẽ mở cửa thị trường điện thoại di động lớn nhất hành tinh để thúc đẩy cạnh tranh. Các nhà chức trách đã phê duyệt cho phép 11 "nhà mạng ảo" tư nhân bán lại dịch vụ viễn thông di động, theo tuyên bố của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) trên website.
Chương trình thử nghiệm mở cửa thị trường cho các công ty hoạt động tư nhân giảm giá và cung cấp các giao dịch hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh trong một thị trường đang bị thống trị bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước là China Mobile, Chine Telecom và China Unicom.
" alt=""/>Trung Quốc thí điểm mở cửa thị trường viễn thôngTrong khoảng 2 tuần trở lại đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thống nhất, phát triển 1 ứng dụng phòng chống dịch duy nhất, dưới sự chủ trì của 3 Bộ Y tế, Công an và TT&TT, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã phối hợp cùng các doanh nghiệp gấp rút phát triển ứng dụng chính thức của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia.
Được phát triển nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, để Việt Nam có thể “bình thường mới”, ứng dụng PC-Covid có các tính năng chính như: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...
Việc sử dụng ứng dụng PC-Covid được nhận định sẽ hỗ trợ đắc lực cho người dân trong các hoạt động thường ngày, thuận lợi hơn khi tham gia phòng chống dịch.
Từ ngày 30/9, ứng dụng PC-Covid đã có trên 2 kho ứng dụng Apple Store và Google Play. Nếu người dùng đã từng cài Bluezone, chỉ cần cập nhật bản 4.0 thì ứng dụng sẽ tự động chuyển đổi thành PC-Covid.
Trường hợp chưa từng cài Bluezone trên điện thoại, người dùng cần tải ứng dụng PC-Covid trên Apple Store (với người dùng iPhone) và trên CH Play (với người dùng điện thoại hệ điều hành Android). Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt file ứng dụng tại địa chỉ pccovid.gov.vn để sử dụng.
Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia - đơn vị được giao đảm trách vận hành PC-Covid - ứng dụng không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt đặt ứng dụng trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí. Điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên, PC-Covid không sử dụng tới quyền đó.
Ứng dụng PC-Covid chỉ lưu dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên máy của người dùng và không thu thập vị trí. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
Dữ liệu của người dùng phục vụ phân tích, truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khỏe và chống dịch bệnh, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.
Nhiều nội dung khác liên quan đến các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, trong đó có ứng dụng PC-Covid sẽ được đại diện các Bộ Y tế, TT&TT, Công an và các cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi, thông tin tại buổi tọa đàm chiều nay.
PC-Covid có gì?
Ứng dụng PC-Covid là ứng dụng tổng hợp các tính năng hiện có của các app (ứng dụng) chống dịch Covid như NCOVI, Bluezone, VHD, Covid-19…và được thiết kế lại sao cho thuận tiện nhất cho người dùng. Về cơ bản, PC-Covid là tổng hợp các tính năng: Khai báo y tế; Phản ánh; Quét mã QR; Tiếp xúc gần; Thông tin tiêm, xét nghiệm...
Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, để PC-Covid nhanh chóng đến với người dân, cách tốt nhất là lựa chọn các ứng dụng hiện tại để nâng cấp lên. Bluezone đang có nhiều lượt cài nhất, với 20 triệu người dùng. Ứng dụng NCOVI có lượt cài thấp hơn, với gần 10 triệu người dùng. Do đó PC-Covid đã được thống nhất sẽ thay thế Bluezone. Như vậy, những người đang cài ứng dụng Bluezone khi nâng cấp thì sẽ có luôn PC-Covid. Điều này giúp tránh phải lặp lại các biện pháp truyền thông không cần thiết mà có thể làm phiền người dân.
Về mã nguồn của PC-Covid, các thành phần quản lý tiếp xúc gần, quét mã QR là nâng cấp từ Bluezone. Đây cũng là phần Bluezone làm tốt. Phần Khai báo y tế được làm mới theo biểu mẫu mới của Bộ Y tế hướng dẫn (sẽ giống với Tokhaiyte.vn). Phần Phản ánh được làm mới hoàn toàn. Thông tin tiêm thì liên thông với nền tảng tiêm chủng; và thông tin xét nghiệm thì liên thông với nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến...
Có thể thấy rằng, cơ bản là những tính năng đang chạy tốt ở các app thì sẽ được thiết kế lại cho thuận tiện nhất có thể để đưa vào PC-Covid.
Tuy nhiên, nếu đánh giá PC-Covid mà chỉ dựa vào nguồn của ứng dụng sẽ là thiếu sót lớn. Đằng sau nó chính là những hệ thống backend, nền tảng rất lớn, những quy trình nghiệp vụ y tế phức tạp.
App PC-Covid chỉ là phần nhỏ nổi lên. Bên dưới nó là nhiều nền tảng lớn khác nhau. Ví dụ: Chỉ hiển thị thông tin tiêm thì bên dưới đó là Nền tảng tiêm chủng; chỉ để hiển thị lượt quét mã QR thì dưới đó là Nền tảng cung cấp và quản lý mã QR đứng sau. Vì vậy, nếu app nào đang có lượt tải cao hơn thì cũng sẽ chọn để thay thế và nâng cấp từ đó.
Để PC-Covid hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân thì phải có sự hoạt động thông suốt của nhiều nền tảng, sự tuân thủ ứng dụng công nghệ của tất cả các cấp chính quyền cơ sở, các cơ sở y tế, cơ sở tiêm, điểm xét nghiệm và của chính người dân.
Đại diện khẳng định, ứng dụng PC-Covid không đơn thuần chỉ là bản nâng cấp của Bluezone. Như đã giới thiệu ở trên, PC-Covid đằng sau nó là nhiều nền tảng lớn, chỉ 1 thông tin hiển thị lên đó cũng phải có 1 hệ thống với những quy trình nghiệp vụ phức tạp. Cũng chính vì lý do này, khi đưa PC-Covid lên các kho ứng dụng, cả Google và Apple đều thẩm định kỹ và duyệt lâu.
Đối với các ứng dụng khác, Trung tâm đã có kế hoạch cụ thể.
Trước tiên sẽ thông báo cho toàn bộ người dùng về app PC-Covid, về kế hoạch gỡ app ra khỏi kho ứng dụng. Sau đó, một thời gian sẽ cho app ngừng hoạt động và chuyển toàn bộ dữ liệu thống nhất với PC-Covid. Các app này sẽ không lập tức đóng và ngừng hoạt động vì có thể nhiều người dân, nhiều cơ quan đang dùng hàng ngày, cần có thời gian cho người dùng chuyển đổi.
Hiện nay, để hỗ trợ triển khai các nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19, Trung tâm đã xây dựng, kết nối mạng lưới nhân sự triển khai tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
“Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi đang thử nghiệm và dự kiến sẽ sớm đưa vào hoạt động hệ thống tiếp nhận ý kiến của người dùng cho ứng dụng PC-Covid”, đại diện Trung tâm cho hay.
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc tạo tiền đề quan trọng giúp người dân có thể chọn dùng ứng dụng cung cấp mã QR cá nhân phù hợp để phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Bộ TT&TT giới thiệu ứng dụng phòng chống dịch PC