Slideshow bên dưới giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các thiết bị công nghệ và ứng dụng mà theo WikiLeaks, chúng đã bị CIA theo dõi. Hệ điều hành di động Android của Google cũng là một trong số các công nghệ nằm trong tầm kiểm soát của CIA, nhưng cho tới nay hãng tìm kiếm cũng từ chối đưa ra bình luận.
WikiLeaks từ lâu đã nổi tiếng với việc công khai hàng loạt tài liệu bí mật của chính phủ. Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, những gì vừa được đưa lên website của WikiLeaks mới đây có vẻ là thật. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể biết liệu chương trình của CIA vẫn còn đang hoạt động hay không, và nếu còn, nó có ảnh hưởng tới phiên bản mới nhất của các phần mềm và thiết bị phần cứng dưới đây hay không.
![]() |
Bạn cho rằng chiếc iPhone của mình được an toàn nhờ những công nghệ bảo mật của Apple? Theo WikiLeaks thì câu trả lời là không. "Con mắt" của CIA vẫn nhòm được vào thiết bị được cho là có khả năng bảo mật tốt nhất này. Apple mới đây cũng vừa phản hồi, nói rằng hầu hết các lỗ hổng mà WikiLeaks công bố đã được hãng vá lại, bởi vậy, hy vọng rằng số người dùng iPhone là nạn nhân của CIA sẽ không quá nhiều.
![]() |
Hệ điều hành Windows của Microsoft cũng chịu chung số phận. Hãng phần mềm Mỹ cho biết đang tìm hiểu về vấn đề được WikiLeaks nêu ra.
![]() |
Không chỉ iPhone, iPad của Apple cũng nằm trong diện bị theo dõi.
![]() |
Theo ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia an toàn thông tin, trong khi nguy cơ tấn công mạng luôn rình rập, ngày càng tinh vi và phức tạp thì người dùng Internet, máy tính vẫn thiếu kiến thức tự bảo vệ mình trên mạng.
Ví dụ, một chiếc máy tính nếu ngồi café Internet có thể đối mặt với 18.000 – 20.000 loại mã độc mỗi giờ, nguy cơ mất dữ liệu, rò rỉ dữ liệu, bị xâm nhập... luôn rất cao. Trong khi đó, đáng lo ngại là kiến thức về bảo mật của nhiều người dùng Việt Nam vẫn không khác gì so với thời điểm 15 – 20 năm trước đây, khi Internet mới vào Việt Nam.
![]() |
Ông Ngô Việt Khôi nhấn mạnh, nếu một nhân viên không an toàn, thiếu kiến thức tự bảo vệ mình trên mạng, thì cả doanh nghiệp, tổ chức đều không an toàn. Do đó, để một cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn có thể đảm bảo an toàn được cần đảm bảo được ba chữ P, gồm Product, People và Policy & Process.
Theo ông Ngô Việt Khôi, với “Product” (sản phẩm), thì ở mức thấp nhất là cần mua phần mềm antivirus có bản quyền, bởi những phần mềm miễn phí không bao giờ an toàn do không được cập nhật thường xuyên.
" alt=""/>Kiến thức bảo mật của nhiều người Việt vẫn không khác gì 20 năm trước