Trước đó, vào tháng 9/2023, Trung biết nhiều người dân sống tại phường Trảng Dài gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất ở.
Do đó, Trung lên mạng đặt làm giả con dấu của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai rồi tự xưng là Phó giám đốc sở, có khả năng giúp người dân làm giấy tờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất với chi phí từ 60 - 280 triệu đồng/trường hợp.
Bằng thủ đoạn trên, Trung đã lừa đảo được hàng chục người dân tại phường Trảng Dài rồi bỏ trốn khỏi địa phương.
Đến ngày 26/5, một nạn nhân trình báo về việc phát hiện Trung đang lẩn trốn tại khu vực phường Tân Hòa, TP Biên Hòa.
Nhận được tin báo, lực lượng công an đã đưa đối tượng về trụ sở làm việc.
Tại cơ quan công an, Trung khai nhận sử dụng thủ đoạn trên để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng của hơn 20 người dân sinh sống tại khu vực phường Trảng Dài.
Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.
" alt=""/>Mạo danh phó giám đốc sở TN&MT Đồng Nai lừa đảo hàng tỷ đồng
Dù số ca mắc đông như vậy song hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều được chuyển đến BV khi đã qua giai đoạn vàng, làm giảm đi rất nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục tối ưu sau này.
GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.
Tuy nhiên ngay tại các BV lớn ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến BV trước 6 giờ chỉ chiếm 5-6%, trong khi ở Mỹ, tỉ lệ này từ 12-17%.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết thêm, nếu tính chung cả nước, trong năm 2016, tỉ lệ bệnh nhân đến trong khung giờ vàng được điều trị tái thông mạch bằng thuốc chỉ chiếm 1,5% bệnh nhân. Con số này tăng lên 2,5% trong 2017 và đến năm 2018, có gần 7.000/200.000 bệnh nhân được điều trị, tương đương 3,5%.
Do là BV lớn nhất miền Bắc, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ cấp cứu kịp khung giờ vàng tại BV Bạch Mai cao hơn, chiếm 5-7%, năm 2017 có 200 bệnh nhân và tăng lên 350 bệnh nhân trong năm 2018.
PGS Tôn nhấn mạnh, qua giờ vàng, chi phí điều trị cho bệnh nhân đột quỵ rất tốn kém, tỉ lệ mắc di chứng cao, khả năng hồi phục hạn chế.
Không nên ăn, uống bất cứ thứ gì
Theo PGS Tôn, nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ do người dân chưa có kiến thức, khi người thân mắc bệnh lại cho rằng bị trúng gió, cảm mạo nên tự chữa bằng nhiều cách dân gian. Ngoài ra nhiều người cũng chưa có kiến thức sơ cứu ban đầu dẫn đến xử trí sai lầm, gây hậu quả nặng nề về sau.
![]() |
PGS.TS Mai Duy Tôn. Ảnh: T.Hạnh |
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai dẫn chứng, nhiều gia đình đưa bệnh nhân đột quỵ đến muộn giải thích hồn nhiên rằng do nghĩ đột quỵ thì không được di chuyển nên để nằm yên một chỗ.
“Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Bác sĩ khuyến cáo không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi lại được vì nếu vận động mạnh, bệnh nhân có thể bị ngã, bệnh nặng thêm. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung, cần đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu. Lúc đó xe di chuyển chứ bệnh nhân đâu có hoạt động”, PGS Chi chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều gia đình khi thấy người thân bị đột quỵ thường cho uống ngay 1 viên an cung. Tuy nhiên PGS Chi cho biết, đây là điều cực kỳ nguy hiểm do bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Khi đó uống nước cũng có thể gây sặc vào phổi.
“Do đó tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, có thể gây sặc, gây dị vật đường thở. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều ca bệnh nhân rất nặng do uống an cung. Nếu cứ cố cậy miệng bệnh nhân để nhét thuốc có thể gây tắc đường thở dẫn tới đột tử”, PGS Chi khuyến cáo.
Cách xử trí tối ưu nhất là khi phát hiện người thân bị đột quỵ, cần đảm bảo thông thoáng đường thở, nếu có răng giả nên tháo ra, nới rộng vùng và ngực, kiểm tra xem trong miệng có đờm dãi hay không, nếu có cần lấy sạch và để bệnh nhân nằm nghiêng để tránh sặc.
PGS Chi cũng lưu ý, tránh xa các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu. Tốt nhất gọi ngay các phương tiện vận chuyển, cấp cứu đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST:
F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.
A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.
S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.
T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ...
Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng.
Thúy Hạnh
Tại Trung Quốc - “quê hương” của an cung cũng không dùng loại thuốc này để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
" alt=""/>Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơnTrước đó, vào đầu tháng 10, ông Út có biểu hiện mệt mỏi, ho nhiều, sốt, đau nhức cơ thể, vào Bệnh viện Quận 12 để khám mới phát hiện mắc Covid-19 nên được ở lại điều trị. Bà Út Lớn cũng là F0 nhưng triệu chứng nhẹ và sớm bình phục. Ngày 16/10, ông Út được chuyển sang Khoa Hô Hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục theo dõi, điều trị.
![]() |
Bác sĩ Bích Trà, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp động viên ông Út và bà Út Lớn. |
Bác sĩ Lê Thị Bích Trà cho biết, ông Út bị di chứng hậu Covid-19, viêm phổi, ho nhiều, khó thở, có nhiều bệnh nền. Do ông bị kháng kháng sinh nên buộc phải sử dụng thuốc mạnh, chi phí cao. Đến nay, sức khỏe của ông vẫn chưa ổn định, cần được theo dõi thêm.
Bà Út Lớn run rẩy nói: “Từ hôm đến giờ chúng tôi phải vay mượn 40 triệu đồng rồi. Với một gia đình bình thường, đó là số tiền lớn, mà đối với chúng tôi, đó là cả gia tài không biết bao giờ mới có được”.
Nhiều năm trước, gia đình bà cũng có căn nhà nhỏ ở thành phố. Do ông Út mắc nhiều chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, uống thuốc triền miên, còn tốn tiền đi bệnh viện nên chẳng thể phụ giúp bà Út Lớn việc gì. Sau khi có thêm 2 đứa con, một mình bà Út Lớn đi làm cũng không đủ để nuôi 4 miệng ăn. Dần dần, họ vay nợ chồng nợ, buộc phải bán căn nhà để trả.
Cũng vì cuộc sống khó khăn nên 2 người con của bà lần lượt nghỉ học khi mới lên lớp 7 và lớp 10, sau đó xin đi làm công nhân. Cả gia đình chen chúc trong căn phòng trọ nhỏ ở Quận 12. Thoáng chốc đã hơn 10 năm.
Khoảng 4 năm trước, trong một lần cãi cự, người con trai lớn của bà làm chết người nên bị bắt vào tù. Còn chưa biết làm cách nào để giúp con trả bớt nghiệp thì một năm sau đó, người con út lại bị kẻ khác đâm chết.
“Dù có thế nào cũng là máu mủ do mình sinh ra, nó sai trái hay bị đau đớn thì bản thân tôi còn đau hơn thế, nhưng tôi chỉ có thể cắn răng chịu đựng. Bởi chồng tôi còn đang bệnh nằm đấy”, bà Út Lớn ngây người nhớ lại.
![]() |
Dù mệt mỏi nhưng bà Út Lớn vẫn phải gắng gượng để chăm sóc người chồng bệnh tật triền miên. |
Vài năm nay, sức khỏe của bà cũng suy giảm nhanh chóng, nhưng phải cố gắng động viên chính mình, bởi nếu bà mà ngã quỵ thì chẳng có ai chăm lo. Hai tháng ông Út điều trị hậu Covid-19, chi phí tốn kém. Nhưng người thân đều gặp khó khăn sau trận dịch kéo dài, họa hoằn lắm mới giúp cho được 50-100 nghìn đồng, chẳng thấm vào đâu. Vì vậy bà phải năn nỉ để vay mượn khắp nơi, đến nay, chẳng còn ai dám cho bà vay nữa.
“Đời tôi khổ quen rồi, tôi chẳng dám cầu gì lớn lao, chỉ mong có tiền để đóng viện phí và mua thuốc cho chồng trong khoảng thời gian tới là mừng lắm rồi”, người phụ nữ luống tuổi bày tỏ nỗi bất lực.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: