Những lỗ hổng đó cần phải được nhận thấy như là một chướng ngại cho việc giải quyết những vấn đề trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên của tốc độ và sự biến động. Vì vậy, chúng ta cần có một cách tiếp cận khác cho thời đại này. Để chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính mình và cho hành tinh của chúng ta, đã đến lúc cần phải áp dụng Tư duy đột phá phi thường.
Tư duy đột phá phi thường (EBT) được diễn dịch từ trường phái Tư duy toàn diện. Giá trị nổi bật của nó là mở ra và nới rộng số lượng lựa chọn có chất lượng xung quanh một vấn đề, giúp cho người thực hành có thể đạt được những giải pháp tốt và sáng tạo nổi trội. Chúng tôi cũng cố gắng cấu trúc EBT sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng theo quy trình, có thể áp dụng cho đa dạng các bối cảnh lớn nhỏ và đạt được các kết quả đột phá. Nội dung tóm tắt của mô thức tư duy này bao gồm ba nguyên lý nền tảng định hướng cho toàn bộ cách tiếp cận, và bốn giai đoạn tìm giải pháp được mô tả ngắn gọn dưới đây.
Mỗi vấn đề cần được cá nhân hóa bởi lẽ không bao giờ có hai trường hợp nào là giống nhau hoàn toàn, bất kể thoạt nhìn chúng trông giống nhau như hai giọt nước. Những cá nhân có lối tư duy vượt trội mà chúng tôi nghiên cứu thường bắt đầu công việc của họ bằng cách xem xét cẩn thận từng tình huống theo tính chất riêng của nó, và khi được hỏi là nguyên tắc suy nghĩ nào là nguyên tắc quan trọng nhất để có thể tạo kết quả đột phá, hầu hết đều chọn chính nguyên tắc về tính độc đáo này.
Ngược lại, Tư duy phân tích thường đẩy chúng ta vào cái bẫy niềm tin rằng hãy học hỏi từ "các ví dụ thành công", "đã được chứng minh là hiệu quả" từ các cá nhân, công ty, đất nước khác, thậm chí còn bảo chúng ta nên sao chép lại giải pháp để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Kiểu suy nghĩ "bài học kinh nghiệm tốt nhất" này phản ánh rất rõ đặc điểm của giản luận hóa, và hoàn toàn đi ngược với nguyên lý của EBT. Xin lỗi khi phải nói rằng những lời khuyên kiểu ép uổng giải pháp của người khác vào tình huống của mình như thế này là một điều rất nguy hiểm.
Có một số lý do quan trọng sau đây cho biết vì sao chúng ta cần vận dụng nguyên lý về tính độc đáo:
Thứ nhất,những con người liên quan trong tình huống luôn là khác nhau. Bất kể các yếu tố ngoại vi của hai tình huống có giống nhau đến mức nào, thì mức độ đa dạng và giá trị của những người liên quan giữa hai tình huống vẫn khác biệt với nhau. Khi bạn đang đối diện với những con người từ các quốc gia, tổ chức, phòng ban hoặc đơn vị khác nhau trong cùng một tổ chức, bạn đang đối diện với sự khác biệt về văn hóa.
Hơn nữa, con người có xu hướng tự nhiên là từ chối thay đổi nếu họ không được tham dự vào quá trình tạo ra giải pháp (triệu chứng NIH – "not invented here"). Do vậy, khi chúng ta muốn mời gọi những người khác nhau tham gia để khắc phục triệu chứng NIH này thì đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự khác nhau của mỗi con người, và dẫn đến sự khác nhau về mặt giải pháp.
Thứ hai,các mục đích cần phải đạt được cho mỗi trường hợp hầu như lúc nào cũng khác nhau, mặc dù tình huống có thể giống nhau. Ngay cả các công ty hoạt động trong cùng một ngành có cấu trúc tổ chức nhìn qua là như nhau (như quản lý nguồn nhân lực, kế hoạch chiến lược, hành chánh, kiểm soát nội bộ,...) cũng có thể có các mục đích khác nhau khi xử lý các vấn đề về hoạt động vận hành.
Đó là lý do chính mà những quý vị đạt được bằng cấp MBA danh giá và học tập qua hàng loạt tình huống nghiên cứu (case-study) trong các trường kinh doanh ít có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong đời thực. Những nhà quản lý thực sự hiệu quả phải có ý thức cao rằng việc ép buộc vận dụng một giải pháp hay hệ thống được "nhập khẩu" về từ một công ty khác thường tốn kém hơn nhiều so với việc bỏ thời gian ra tự phát triển giải pháp cho riêng mình.
Thứ ba,các công nghệ sẵn có và phù hợp cho giải pháp này có thể không phù hợp trong trường hợp khác. Thế giới công nghệ hiện nay biến đổi nhanh đến độ giải pháp cho ngày hôm nay có thể ngay lập tức trở nên lạc hậu vào ngày mai. Quan trọng hơn nữa, bạn khó có khả năng sử dụng công nghệ để ép uổng con người tuân thủ nó.
Đã bao nhiêu lần bạn nghe các công ty mà mình quen biết than thở về những hệ thống ERP đã đầu tư hàng triệu đô-la nhưng người dùng vẫn không chịu dùng? Khi con người khác biệt, giải pháp công nghệ cũng nên được khác biệt hóa cho từng trường hợp, hay nói cách khác, công nghệ không nên chỉ được xem xét ở khía cạnh có "công nghệ cao (high tech)" hay không mà còn phải là có "cảm xúc cao (high touch)" nữa. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng giải pháp công nghệ, phải luôn quan tâm đến cảm giác của những người liên quan để phát triển và cài đặt giải pháp.
Cuối cùng,bất kỳ một vấn đề nào cũng liên quan đến một chuỗi các vấn đề đặc thù khác. Tư duy phân tích dạy ta phải "chia để trị", thế nhưng đối với các thách thức trong thời đại này, các thành tố tạo nên nó có thể được tách biệt thành các yếu tố nhỏ hơn vì thường chúng ta phải đối diện với sự liên quan chồng chéo giữa con người và hệ thống, mà nếu một liên kết trong đó đứt gãy, cả hệ thống có thể gặp vấn đề.
Nếu chúng ta cố gắng cô lập yếu tố trong vấn đề, chúng ta lập tức ngăn mình nhìn nhận các liên kết đó. Khi chúng ta càng cố gắng tìm điểm giống nhau giữa hai vấn đề, chúng ta càng có xu hướng bỏ qua các thành phần tạo nên sự khác biệt quý báu của cả hệ thống. Chẳng hạn như, khi nhìn vào em bé song sinh, người ta thường ồ lên "Sao mà giống nhau như hai giọt nước" và lập tức mua sắm đồ cho giống nhau, chăm sóc và nuôi dưỡng giống nhau, mà hiếm khi để ý rằng hai em là hai em bé, có thể có cách suy nghĩ, cảm xúc, tính cách,... khác nhau.
Tóm lại, bạn không thể đơn thuần bắt chước hoặc mô phỏng một giải pháp có sẵn, sao chép công nghệ hoặc quy trình của trường hợp khác về chỗ của mình. Bất kỳ giải pháp nào cũng yêu cầu sự độc đáo riêng của nó, không chỉ giải quyết cái gọi là dữ kiện mà không quan tâm đến xúc cảm của những người liên quan.
Hơn nữa, việc "nhập khẩu" giải pháp sẽ khó có cơ hội thành công khi người "nhập khẩu" không thể nắm bắt hết các phương diện của giải pháp đó. Người ta có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn các tính năng, kém tin tưởng vào thứ "không được tạo ra ở đây" – triệu chứng NIH – và kéo theo là khả năng những công nghệ ban đầu nghe có vẻ lấp lánh ở nơi này nhưng lại trở nên rất tốn kém và sai lầm, bỏ thì thương mà vương thì tội ở nơi khác.
GS. Shozo Hibino & GS. Gerald Nadler
Lược trích cuốn sách 'Tư duy đột phá' - đây là phiên bản 2020, là bản cập nhật nâng cao mới nhất, đã được kiểm định qua các trường hợp thực tế theo triết lý và cách tiếp cận của hai tác giả GS. Shozo Hibino và GS. Gerald Nadler.
Một người muốn đạt được những kết quả đột phá liên tục thì người đó rất cần có những lý tưởng và tầm nhìn cao cả.
" alt=""/>Áp dụng tư duy đột phá để chuẩn bị cho một tương lai tốt hơnKonrad Hanc lần đầu gặp bạn gái Paula trong chuyến bay tới thành phố Krokow, miền nam Ba Lan. Anh nói, cô đã khiến cuộc đời anh thay đổi hoàn toàn.
Anh là cơ trưởng, còn Paula làm tiếp viên hàng không. Cả 2 cùng làm việc cho hãng hàng không LOT Polish Airlines.
Mới đây, Konrad Hanc đã cầu hôn bạn gái ngay trên chuyến bay 2 người cùng làm việc.
Hãng hàng không LOT Polish Airlines đã đăng 1 đoạn video lên trang Facebook của hãng, cho thấy khoảnh khắc ngọt ngào của cặp đôi.
Cơ trưởng ôm bó hoa, tự giới thiệu qua hệ thống liên lạc nội bộ của máy bay trước khi quỳ xuống để cầu hôn bạn gái, theo DM.
"Thưa quý vị, khoảng 1 năm rưỡi trước, tôi gặp được người tuyệt vời nhất, đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi.
Em là người quý giá nhất đối với anh. Em là giấc mơ lớn nhất của anh trở thành sự thật... Em yêu, em sẽ lấy anh chứ?", Konrad Hanc xúc động nói.
Paula chạy dọc lối đi và ôm chầm lấy Konrad Hanc. Cô khẽ nói đồng ý, sau đó bạn trai đeo chiếc nhẫn cầu hôn vào ngón tay cô.
Đoạn video cảm động đã thu hút hơn 17.000 lượt yêu thích và hơn 1.300 bình luận.
"Câu chuyện tình tuyệt vời, kết thúc có hậu. Xin chúc mừng"; "Chúc 2 bạn có nhiều khoảnh khắc tuyệt vời và nhiều tình yêu mỗi ngày"; "Tôi đã rơi nước mắt khi xem đoạn video này. Chúc các bạn hạnh phúc"... người dùng mạng bình luận.
Lúc 5 tuổi, chị Dung vẫn thường sang nhà hàng xóm chơi. Một lần chị đi chơi về thì mẹ phát hiện mắt phải của chị có đốm trắng.
Mẹ nhờ người thân dắt chị Dung xuống TP.HCM khám mắt. Bác sĩ chẩn đoán chị bị cườm mắt.
“Dù phát hiện bệnh sớm nhưng thời đó, bệnh viện chưa đủ công nghệ để chữa trị. Tôi trở về quê thì có một đoàn bác sĩ đến mổ mắt miễn phí. Mẹ đưa tôi đến khám và được tư vấn mổ mắt sớm.
Bác sĩ nói rõ, ca mổ không giúp khôi phục thị lực mà chỉ để ngăn không lây sang mắt trái. Đồng thời, mắt phải sẽ trông giống như bình thường”, chị Dung kể.
Sau ca mổ, mắt phải của chị không nhìn thấy, còn mắt trái yếu dần. Chị sợ mẹ lo lắng nên giấu tình trạng của mắt trái. Đến năm lớp 3, chị bị bong võng mạc mắt trái, vĩnh viễn sống trong bóng tối.
Chị Dung buồn khổ, mặc cảm trong khoảng 3 năm. Lúc 11 tuổi, chị được gia đình đưa xuống TP.HCM, theo học Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.
Tại đây, chị nhanh chóng hòa nhập, học cách sinh hoạt và làm việc trong bóng tối. Bên cạnh đó, chị nỗ lực học tập và thi đậu chuyên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Về phần Minh Hải, cậu không rõ nguyên nhân khiến mắt yếu dần và mù vĩnh viễn từ năm 13 tuổi.
Minh Hải kể: “Khi mẹ mang thai tôi được 5 tháng, căn nhà của gia đình bị sét đánh trúng, cháy mất 2/3. Vụ tai nạn khiến anh họ tôi mất tại chỗ, mẹ tôi ngất xỉu.
Lúc đó, trời mưa to nên hàng xóm không hay biết. Mấy tiếng đồng hồ sau, mọi người mới phát hiện sự việc, gọi bố tôi về đưa vợ đi cấp cứu”.
Trong quá trình cấp cứu, bác sĩ phải tiêm nhiều loại thuốc, cứu mẹ con Hải thoát khỏi cửa tử. Tuy nhiên, Hải chào đời với cơ thể yếu ớt, phải nằm lồng ấp trong thời gian dài.
Hải lớn dần với đôi mắt bị nhược thị. Bạn bè thường trêu, gọi cậu là Hải lác, Hải lé…
Bị bạn bè kỳ thị, Hải học kém dần, tụ tập bạn bè quậy phá và trở thành học sinh cá biệt của trường.
Năm 13 tuổi, mắt Hải mờ dần rồi không thấy nữa. Bố đưa Hải ra Hà Nội điều trị nhưng không thể cứu vãn. Hải buồn và khóc suốt 2 tiếng đồng hồ tại bệnh viện.
Thấy con khóc, bố Hải lúng túng, dắt con trai đến Nhà thờ Lớn Hà Nội cầu nguyện. Tại đây, bố nói với Hải: “Ở bên kia, bố thấy có một bệnh nhân ung thư, rụng hết tóc nhưng cô ấy rất vui vẻ.
Cô ấy có thể không sống được bao lâu nữa, đến tính mạng còn không giữ được, con mất đi đôi mắt thì tại sao phải buồn”.
Kể từ đó, Hải không quan tâm đến chuyện mình bị khiếm thị. Cậu chấp nhận và cố gắng thay đổi sao cho phù hợp.
Hải tự mình vươn lên, nhận được học bổng toàn phần ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học RMIT ở TP.HCM.
Mối tình “chị - em”, cùng xây tổ ấm
Năm thứ 3 đại học, chị Dung làm thêm và bị lừa bán hàng đa cấp mà không hay biết. Để được nhận tiền hoa hồng, chị đăng rất nhiều bài viết trên các nhóm khiếm thị.
Hải tình cờ đọc được bài viết, lấy số điện thoại gọi cho chị Dung. Tuy nhiên, Hải không xin việc mà muốn làm quen với chị gái hơn cậu 2 tuổi.
Từ đó, hai người trò chuyện và dần dà nảy sinh tình cảm. Mối tình “chị - em” cứ thế lớn dần, mặc kệ sự gièm pha của người khác.
Gia đình cũng không hài lòng khi chị Dung dẫn Hải về ra mắt. Bố mẹ muốn chị lấy một người chồng sáng mắt.
Hải và chị Dung đã nỗ lực để được ở bên nhau. Họ kết hôn năm 2017 và cùng mở cơ sở massage khiếm thị vào năm 2020.
Hải cho biết: “Năm 14 tuổi, tôi được học trong một mái ấm. Tại đây, thầy cô luôn nói, bây giờ masage khiếm thị không còn lành mạnh, các bạn nhân viên bị quấy rối, tấn công, sàm sỡ…
Tôi luôn trăn trở tại sao nó lại xảy ra như vậy. Massage là công việc giúp người khiếm thị có thu nhập ổn định, đỡ vất vả hơn bán hàng rong, ăn xin ngoài đường…
Từ đó, tôi quyết tâm làm gì đó để thay đổi môi trường làm việc, giúp người khiếm thị tự tin và theo đuổi công việc massage.
Hiện tại, cơ sở của tôi có 5 kỹ thuật viên, có lúc đông hơn, tùy theo lượng khách. Doanh thu của tiệm cũng ổn định”.
Ngay từ ngày đầu mở cửa đón khách, Hải đã treo bảng “massage khiếm thị lành mạnh” nhưng cơ sở gặp không ít trường hợp khách hàng có hành vi “đụng chạm” kỹ thuật viên.
Hải kể, mấy tháng trước, một nữ nhân viên khiếm thị bị khách quấy rối. Bình thường, cơ sở không để nhân viên nữ phục vụ khách nam. Nhưng, hôm đó khách đến quá đông, Hải phải cho nhân viên nữ hỗ trợ. Không ngờ, vị khách này tự ý vỗ mông, sờ mó các vị trí nhạy cảm của nữ nhân viên.
“Nữ nhân viên bức xúc, nhờ tôi giải quyết, yêu cầu khách xin lỗi. Một số khách nhận lỗi nhưng cũng có khách chửi bới, đòi quỵt tiền, còn đổ thừa cho nhân viên cố tình động chạm. Những lần như thế, tôi phải nhờ công an khu vực đến giải quyết”, Hải chia sẻ.
Hải cho biết, tiệm của vợ chồng Hải là một trong những nơi có môi trường làm việc trong sáng. Hải hy vọng việc kinh doanh phát triển, mở thêm cơ sở để người khiếm thị có nơi làm việc ổn định.
Ảnh: Gõ cửa thăm nhà