Từ ngôi nhà dột nát của gia đình người có côngMột ngày cuối tháng 7, căn nhà của ông Nguyễn Khắc Lăng (xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) và vợ là bà Trịnh Thị Khuyên rộn ràng hơn mọi ngày.
Người con trai của ông ở Tây Nguyên vừa về chơi cùng cha mẹ. Tiếng trẻ con, người lớn nói chuyện vang cả một góc sân.
Căn nhà của ông xây vào năm 2015 - người dân nơi đây gọi vui là “ngôi nhà 1.000 đồng” bởi nó được gắn với một chương trình ý nghĩa.
 |
Vợ chồng ông Lăng, bà Khuyên. |
Bà Khuyên chia sẻ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Lăng là bộ đội và bà là thanh niên xung phong.
Họ quen nhau trong chiến tranh, sau đó kết hôn tại chiến trường. Cuộc hôn nhân của họ có 4 người con (3 trai và 1 gái).
Do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Lăng thường xuyên ốm đau vì vậy kinh tế gia đình khá khó khăn. Căn nhà mái ngói, gạch vôi, sau 30 năm xây dựng đã hư hỏng nặng. Mái ngói nát, vào mùa mưa nước chảy khắp nhà.
Năm 2015, ông bà quyết tâm xây ngôi nhà mới. Kinh tế khó khăn, họ đành phải vay mượn để đủ kinh phí xây nhà.
… Đến phong trào 1.000 đồng
Cùng thời điểm đó, phong trào quyên góp 1.000 đồng được hình thành tại trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu). Nhận thấy nhiều học sinh còn chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ, đoàn trường đã phát động phong trào mỗi học sinh tiết kiệm 1.000 đồng/ngày.
Phong trào nhanh chóng được phụ huynh ủng hộ và các học sinh rất hào hứng tham gia.
Hàng ngày, vào giờ ra chơi tiết 2, ban bí thư các lớp sẽ nhận 1.000 đồng từ các bạn học sinh quyên góp. Một chiếc thùng được bọc giấy kín và dán dòng chữ “Hòm tiết kiệm 1.000 đồng” được để lên bàn giáo viên.
Các học sinh lần lượt đưa số tiền 1.000 đồng do các em tiết kiệm được từ khoản tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng… bố mẹ cho, để bỏ vào thùng.
 |
Ngôi nhà của ông Lăng hoàn thiện vào năm 2015. |
Ông Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nhấn mạnh, 1.000 đồng là tờ tiền mệnh giá nhỏ khó có thể mua, bán được những thứ giá trị nhưng nhiều tờ 1.000 đồng lại làm nên được việc ý nghĩa.
Chỉ trong vòng 1 tháng, với gần 1.000 học sinh, đoàn trường THPT Trần Quang Khải đã tiết kiệm được 30 triệu đồng. Có thời điểm, đoàn trường phải dùng bao tải mới đựng được hết số tiền lẻ do các học sinh quyên góp được.
Đại diện đoàn trường đã tìm cách để sử dụng số tiền này một cách hợp lý nhất. Theo đó, họ liên hệ với đoàn thanh niên xã Dạ Trạch tìm hiểu về các trường hợp khó khăn tại địa phương để giúp đỡ.
Cuối cùng, số tiền 30 triệu đồng đã được dùng để ủng hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng xây dựng ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ, hỏng hóc, dột nát.
… Và những công trình từ 1.000 đồng
Không chỉ đóng góp tiền quỹ, đoàn Trường THPT Trần Quang Khải còn huy động hơn 30 ngày công lao động để giúp gia đình ông Lăng phá dỡ ngôi nhà cũ.
Sau 3 tháng xây dựng, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng được hoàn thiện với diện tích 100m2. Ông bà hân hoan chuyển sang ngôi nhà mới để sinh sống.
 |
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải. |
“May mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của đoàn trường THPT Trần Quang Khải, số tiền 30 triệu đồng. Vợ chồng tôi xây căn nhà hết hơn 200 triệu. Mặc dù số tiền chỉ là một phần nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn để động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.
Ngày hoàn thành nhà, đoàn thành niên xã kết hợp với đoàn thanh niên của trường đã thiết kế băng rôn, dựng rạp, sân khấu để làm lễ tân gia. Đại diện đoàn viên còn tặng gia đình bát, đĩa và một số món quà gia dụng khi ông bà chuyển vào ngôi nhà mới.
Từ năm học 2014 -2015 đến nay, nhiều công trình có giá trị đã được tiếp tục xây dựng nhờ phong trào tiết kiệm 1.000 đồng. Đó là đường điện nối liền 2 thôn Yên Vĩnh và Dạ Trạch; đường bê tông dẫn vào sân vận động để sinh hoạt cộng đồng của xã Ung Đình và Đông Tảo; đường điện xã Bình Minh... trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Mỗi công trình, không chỉ ủng hộ tiền, các học sinh của trường còn trực tiếp tham gia lao động công ích.
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Khi phong trào được khởi xướng, phụ huynh rất ủng hộ vì các công trình này đều có lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt, phong trào còn giáo dục các em có thói quen chia sẻ, tiết kiệm tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền dù mệnh giá lớn hay nhỏ. Các em tiêu 1.000 đồng đơn giản nhưng với gia đình khó khăn nó lại trở nên rất giá trị.
Ngoài ra, việc lao động trực tiếp cũng rèn luyện các em tình yêu với lao động và những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Hiệu trưởng này cho biết, phong trào vẫn đang được thực hiện và sắp tới họ sẽ dùng quỹ để khuyến khích, hỗ trợ chính các học sinh khó khăn trong trường.

Tiếp tế thực phẩm qua barie cho người dân khu vực phong tỏa ở Quảng Ngãi
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 số 419, nhiều người dân sống trong khu vực phong tỏa (tổ 9, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) nhận thực phẩm từ bên ngoài gửi vào qua rào chắn.
" alt=""/>Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng Yên

 |
|
Điều đầu tiên mà người nước ngoài thấy bất ngờ về các công ty Nhật Bản là số lượng các cuộc phỏng vấn. Ở Nhật Bản, tham gia nhiều vòng phỏng vấn là chuyện bình thường. Nhưng khi một người Pháp trải qua chuyện này, họ đã rất 'sốc'.
Ngay cả ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ứng viên cũng phải trải qua 2 hoặc 3 vòng phỏng vấn. Ở Pháp, bạn chỉ có một cuộc phỏng vấn, và đó là tất cả. Có thể nhà tuyển dụng muốn nhiều cuộc phỏng vấn vì họ cảm thấy rằng nếu không gặp bạn đủ, họ sẽ khó đưa ra quyết định đúng đắn.
Ở Nhật Bản, số lượng phỏng vấn trung bình cho một công việc là 3. Nó có thể tăng lên 5 cuộc tùy thuộc vào đặc trưng từng ngành. Một vài trường hợp có thể lên tới 10 vòng phỏng vấn.
Ở Pháp, thường chỉ có 1 cuộc phỏng vấn trước khi ban tuyển dụng đưa ra quyết định, thậm chí các công ty lớn cũng chỉ có nhiều nhất 2 vòng.
2. Người Nhật rất dễ tìm việc ở đất nước của họ
Một người Ấn Độ cho biết, đối với người Nhật, họ rất dễ để tìm được một công việc phù hợp. Ở Ấn Độ, mặc dù nhiều người có khả năng và chăm chỉ nhưng rất khó kiếm được một công việc cho phép họ phát huy được tối đa các kỹ năng. Vì vậy, nhiều người ra nước ngoài để tìm việc.
Do dễ dàng tìm được công việc phù hợp trong nước nên người Nhật có trình độ tiếng Anh tương đối thấp.
3. Ít cười đùa hay pha trò trong công việc
 |
|
Một người Anh cho biết, anh bị 'sốc' vì sự nghiêm túc của người Nhật. Và bởi vì họ quá nghiêm túc nên anh không dám đùa cợt.
Trong các cuộc họp nội bộ hoặc các cuộc gặp với khách hàng, bất cứ khi nào anh nói đùa, phản ứng của người đối diện là 'sốc', vì họ không quen với điều đó. Nhưng nếu là người nước ngoài, bạn nên quen với cách làm việc nghiêm túc, thậm chí là hơi buồn chán của người Nhật.
4. Quá nghiêm túc dẫn tới căng thẳng
Một phụ nữ Việt Nam nhận thấy điều này sau khi làm việc tại Nhật Bản một thời gian. Cô cho rằng, người Nhật làm việc rất nghiêm túc. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp Nhật Bản của cô có vấn đề với sức khỏe tâm thần của họ.
Cô cũng nhận thấy rằng, mặc dù Nhật Bản phát triển hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng người Nhật có xu hướng tự tử nhiều hơn.
So với Việt Nam, có vẻ như Nhật Bản là nơi dễ sống hơn. Nhưng một khi bạn thực sự ở đây, bạn sẽ nhận thấy rằng Nhật Bản là xã hội của những người bị đè nặng bởi những áp lực.
5. Làm việc quá nhiều
Một người Mỹ làm việc tại Nhật cho rằng người Nhật làm việc quá nhiều. Họ làm việc ngay cả khi họ bị cảm lạnh. Ở Mỹ, bạn sẽ ở nhà nghỉ ngơi cho tới khi bạn khoẻ lại. Nhưng ở Nhật, thời gian làm việc rất dài. Điều này đặc biệt khó khăn với phụ nữ khi họ phải làm cả việc nhà mà không có sự giúp đỡ của chồng.
6. Làm việc quá giờ được xem là bình thường
Khối lượng công việc luôn rất lớn và mọi người thường xuyên phải làm thêm giờ mà không được nhận thêm lương. Ở châu Âu, các công ty và Chính phủ thường đặt ra số giờ làm việc tối đa mỗi tuần và khuyến khích một môi trường làm việc không cần làm thêm giờ.
Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Nhật cũng đã cố gắng cải thiện điều này vì lo ngại cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của người lao động.
7. Hay tụ tập ăn uống sau giờ làm
Sau khi kết thúc công việc, người Nhật thường tụ tập ăn uống. Điều này tuy không quá xa lạ, nhưng nếu tại Đài Loan, mọi người thường tập trung vào ăn, thì ở Nhật mọi người lại thường tập trung vào uống.
Các đồng nghiệp thường uống tới tận khuya. Một khía cạnh tích cực của việc này là bạn sẽ nhanh chóng trở nên hoà nhập với các đồng nghiệp sau một vài chén rượu và thấy những tính cách khác ở họ.
8. Phúc lợi tốt
Nhiều doanh nghiệp đang có những cách độc đáo để cải thiện phúc lợi cho nhân viên. Một vài công ty trả 10.000 yên (khoảng 93,5 USD) mỗi tháng để nhân viên ghé các tiệm làm móng và các tiệm làm đẹp.
Một vài công ty về game cho phép nhân viên chơi game để giải trí và cũng để nghiên cứu các sản phẩm của các công ty khác.
Bằng cách này, nhân viên sẽ có động lực để làm việc chăm chỉ hơn.

Vì sao người giàu Nhật Bản không màng khoe của?
Người ta thường nói rằng, ở Nhật Bản, bạn có thể sống cạnh một tỷ phú mà không biết, bởi vì ngôi nhà của anh ta cũng giống như ngôi nhà của bạn.
" alt=""/>8 điều gây 'sốc' về văn hoá làm việc tại Nhật Bản