Chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (VNSI) do HOSE phối hợp tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ra mắt vào 7/2017. Giải thưởng vinh danh các doanh nghiệp đáp ứng bộ tiêu chí phát triển bền vững và đo lường hiệu suất đầu tư bền vững trên thị trường chứng khoán.
Tính đến cuối tháng 4, chỉ số phát triển bền vững (VNSI) đạt 1.988,54 điểm, tăng 97,8% so với giá trị khởi điểm, tổng giá trị vốn hóa của 20 Công ty có cổ phiếu thuộc danh mục VNSI đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 70 tỷ USD (chiếm 35,8% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường). Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa quy mô gần 20 tỷ USD.
Đại diện Vietcombank cho biết, giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của ngân hàng trong hành trình theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, đề cao tính minh bạch, trách nhiệm và kiến tạo giá trị chung cho cộng đồng. Từ đầu năm, nhà băng có sự cải thiện tích cực trên cả ba khía cạnh: môi trường, xã hội và quản trị.
Cũng theo đơn vị, qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank từng bước khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong, không ngừng đổi mới sáng tạo. Tính đến cuối 2023, tổng tài sản đạt 1,8 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt mốc 1,5 tỷ USD.
Đơn vị từng đạt danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" liên tục trong nhiều năm liền. Nhà băng đồng thời được ba tổ chức S&P, Fitch Ratings, Moody's xếp hạng ở mức cao nhất trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2019-2023, nhà băng dành hơn 1.900 tỷ đồng tài trợ cho các chương trình an sinh xã hội, thiện nguyện, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân tại địa phương khó khăn trên cả nước.
Vietcombank đặt mục tiêu đến năm 2030 giữ vững vị trí ngân hàng số một tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu và đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Ngân hàng nỗ lực dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG) thông qua hệ thống quản lý môi trường xã hội (ESMS) và hệ thống quản lý rủi ro môi trường xã hội theo tiêu chuẩn VNSI. Trong hành trình đó, đơn vị chú trọng các giá trị văn hóa Vietcombank cốt lõi "Tín - Chuẩn - Mới - Bền - Nhân".
Thái Anh
Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh" alt=""/>Vietcombank hai lần vào top 20 doanh nghiệp phát triển bền vững'Mệt mỏi mạn tính
Mệt mỏi mạn tính ở phụ nữ trên 40 tuổi khá phổ biến. Tiền mãn kinh, mãn kinh và sự thay đổi nội tiết tố giai đoạn trung niên góp phần gây kiệt sức thường xuyên. Song một số vấn đề khác cũng có thể là nguyên nhân.
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc tế bào hồng cầu không hoạt động bình thường, thường gây mệt mỏi, phổ biến ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Chứng đau cơ xơ hóa khiến đau đớn, mất ngủ và mệt mỏi cũng xảy ra ở phái đẹp tuổi 40-75.
Bốc hỏa kéo dài
Hầu hết phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm trong thời gian này. Những cơn bốc hỏa thường bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ, xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong hai năm sau đó.
Những cơn bốc hỏa có cảm giác như nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, kèm theo mồ hôi và da đỏ bừng. Tình trạng này cũng có thể làm tim đập nhanh, chóng mặt, đổ mồ hôi ban đêm. Những cơn bốc hỏa xảy ra do thay đổi nội tiết tố, nhất là hormone estrogen. Vùng dưới đồi, nơi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, trở nên nhạy cảm hơn với thay đổi nhiệt độ, gây ra các cơn bốc hỏa để giải tỏa nhiệt độ, làm mát cơ thể. Một số yếu tố có thể góp phần tăng nguy cơ bốc hỏa bao gồm hút thuốc, béo phì và gene.
Trầm cảm
Trầm cảm rất phổ biến có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi, nhất là trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm lo lắng, buồn bã, tuyệt vọng, xấu hổ. Một số người còn hay tức giận, cáu kỉnh, mất hứng thú với các hoạt động, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, cân nặng thay đổi, có ý định tự tử... Phái đẹp nghi ngờ trầm cảm nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Khó thở
Khó thở mạn tính ở phụ nữ trung niên có thể do nhiều nguyên nhân. Các bệnh về phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí thũng, xơ phổi, tăng huyết áp phổi hoặc các bệnh về tim như suy tim sung huyết, bệnh cơ tim... cũng góp phần gây khó thở. Béo phì, sức khỏe kém, suy nhược, bệnh phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, ung thư hoặc các tình trạng thần kinh cơ cũng là yếu tố gây khó thở mạn tính.
Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu phổ biến hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi do dao động nội tiết tố estrogen và progesterone. Các triệu chứng khi mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, ngủ kém, lo lắng cũng có thể là tác nhân. Các yếu tố khác còn thúc đẩy chứng đau nửa đầu như căng thẳng tinh thần hoặc thể chất, đèn sáng, mất nước hay dùng thuốc ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Bảo Bảo (Theo Health Shots, Times of India)
" alt=""/>Dấu hiệu cảnh báo bệnh ở phụ nữ trên 40 tuổiTrung Quốc phát triển thế hệ tàu cao tốc mới 1.000km/h đi nhanh hơn máy bay (Nguồn video: Mega Constructions).
Theo Tân Hoa Xã, dù vẫn trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhưng các kỹ sư trong nhóm nghiên cứu cho biết, thế hệ tàu cao tốc mới này có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay thương mại chở khách nhờ đường ống cận chân không và sử dụng đệm từ.
Mega Constructionscho biết, đó là thế hệ tàu cao tốc Maglev Railway. Nếu dự án đi vào hoạt động, du khách di chuyển từ Thượng Hải tới Hàng Châu sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 9 phút. Thậm chí, việc đi lại giữa các thành phố lớn tại Trung Quốc chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 10 phút.
Với vận tốc này thậm chí tàu cao tốc còn di chuyển nhanh hơn máy bay. Điều này được kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không.
Theo thông tin từ World Aviation, dựa trên nguyên tắc chung, tốc độ của máy bay thương mại chở khách thường ở mức 860km/h. Một số máy bay thương mại khác như dòng Airbus A330Neo có thể đạt tốc độ tối đa là 1.061km/h.
Chiếc Boeing B788, đạt tới 1.051km/h hay Boeing 747-8i có tốc độ tối đa là 1.062km/h. Đây cũng là dòng máy bay thương mại dài nhất thế giới, đồng thời là máy bay chở khách lớn nhất được sản xuất tại Mỹ.
Sau những cuộc thử nghiệm thành công trong ống chân không, công nghệ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống giao thông trong tương lai ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.
Nhóm kỹ sư của phòng đệm từ và lực đẩy đệm từ thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu dự án.
Tàu đệm từ tốc độ cao của Trung Quốc có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay chở khách thương mại nhưng chúng sẽ phải di chuyển trong ống chân không (Ảnh minh họa: Global Times).
Trước đó, tập đoàn này đã xây dựng cơ sở nghiên cứu lớn nhất thế giới phục vụ tàu đệm từ chạy trong đường ống chân không ở thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây) và tiến hành thử nghiệm lực đẩy tốc độ cao với phương tiện nguyên mẫu kích thước thật.
Nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đang tìm kiếm sự chấp thuận từ chính phủ để xây dựng đường tàu đệm từ đường ống chân không thương mại đầu tiên trên thế giới.
Trước đó, phương thức vận tải mặt đất mang tính cách mạng này lần đầu tiên được Elon Musk, người sáng lập SpaceXđề xuất với tên gọi "Hyperloop". Công nghệ tương tự cũng có thể được sử dụng để đẩy tàu vũ trụ vào không gian với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên vào cuối năm 2023, tỷ phú Musk đã bỏ dự án do những thách thức về công nghệ và tài chính. Điều này khiến Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới tiếp tục phát triển công nghệ này.
Trung Quốc vận hành tàu cao tốc 350km/h, duy trì 5G ở đường hầm dài
Hiện các tàu cao tốc ở quốc gia này hoạt động ở vận tốc 350km/h. Hành khách có thể duy trì dịch vụ 5G ngay cả khi đi trong đường hầm dài bởi được các nhà khai thác viễn thông kết nối.
Thế hệ tàu cao tốc Fuxing đầu tiên được Trung Quốc đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2016, di chuyển trên tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Với quãng đường dài 1.318km, tàu chạy tốc độ cao qua đó giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ 13 tiếng xuống còn 4 tiếng 28 phút.
Đây cũng là hai địa phương sở hữu nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở nước này. Qua đó giúp thúc đẩy giao thông, kinh tế và du lịch vùng miền.
Từ khi ra mắt, tàu Fuxing nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ du khách trong nước và quốc tế. Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video được du khách chia sẻ về trải nghiệm ngồi tàu mang lại cảm giác "êm ru" khi lướt dọc theo chiều dài Trung Quốc.
Theo SCMP, Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới đường sắt vào năm 2025 lên tới 165.000km bao gồm 50.000km đường sắt cao tốc.
Tính đến cuối năm 2023, mạng lưới đường sắt quốc gia này đạt chiều dài 159.000km trong đó có 45.000km đường sắt cao tốc.
" alt=""/>Trung Quốc phát triển thế hệ tàu cao tốc mới 1.000km/h đi nhanh hơn máy bay