Chia sẻ tại sự kiện, đại diện Cục Tin học hóa, Phó Cục trưởng Nguyễn Phú Tiến cho biết, trong hơn 1 năm vừa qua, Việt Nam đã có sự thay đổi nhận thức toàn diện ở cả 3 trụ cột của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, cả về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Tin học hóa, chuyển đổi số hiện mới chỉ dừng lại nhiều hơn ở việc nhận thức và bắt đầu triển khai. “Vì thế, thời gian tới Cục Tin học hóa mong muốn các doanh nghiệp sẽ cùng nhau thúc đẩy, đưa chuyển đổi số vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Đây là trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp công nghệ số, khi mà Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng đã xác định rõ một trong những yếu tố phát triển kinh tế số chính là “Make in Viet Nam” – các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những ứng dụng giải quyết bài toán Việt Nam”, ông Nguyễn Phú Tiến nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện Cục Tin học hóa, với các doanh nghiệp lớn có nguồn lực về tài chính, công nghệ, chuyển đổi số với họ chủ yếu là định hướng chiến lược, tầm nhìn. Còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, để chuyển đổi số cần có sự thay đổi cả về nhận thức cũng như sự hỗ trợ rất lớn về nguồn lực, công nghệ. Có như vậy, những doanh nghiệp này mới có thể thành công.
Đây cũng chính là lý do Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Chương trình SMEdx. Được khởi động từ ngày 29/1, chương trình SMEdx hướng tới mục tiêu kép: Vừa góp phần phục hồi phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đủ năng lực chiếm lĩnh thị trường trong nước và đi ra toàn cầu.
Tại thời điểm khởi động, Cục Tin học hóa và 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số đã ký kết biên bản ghi nhớ triển khai Chương trình SMEdx. Tiếp đó, ngày 16/7, đã có 3 nền tảng số nữa tham gia Chương trình.
Các nền tảng tham gia Chương trình đều là nền tảng số “Make in Vietnam” xuất sắc do Bộ TT&TT tập hợp, đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng, trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng thử, trải nghiệm và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của mình. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức, biến đổi tư duy và hành động mạnh mẽ, tham gia hiệu quả hơn vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy sự hoàn thiện quốc gia số.
Đáng chú ý, sau hơn 8 tháng triển khai Chương trình, đã có hơn 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc sử dụng và trải nghiệm các nền tảng số “Make in Vietnam” được chọn tham gia.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể tìm hiểu về chuyển đổi số, học hỏi phương pháp chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp mình qua Cổng kết nối, tương tác, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp SME tại địa chỉ https://SMEdx.vn. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu và lựa chọn ngay những nền tảng số mà mình cần dùng, mong muốn trải nghiệm để đăng ký triển khai sử dụng với nhiều ưu đãi.
Vân Anh
Thông qua Cổng kết nối https://smedx.vn, gần 800.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 98% doanh nghiệp Việt, đã có lựa chọn, đăng ký sử dụng các nền tảng trong 15 nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc để chuyển đổi số đơn vị mình.
" alt=""/>Thêm 6 nền tảng “Make in Vietnam” xuất sắc giúp doanh nghiệp chuyển đổi sốSự mới lạ của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp dẫn (kẹo, trái cây,..) cùng những lời quảng cáo như không gây hại, “văn hóa hút thuốc lành mạnh”, sành điệu, thuốc lá thế hệ mới… đã đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái tôi của tuổi mới lớn và nhanh chóng xâm nhập vào trường học.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định “không có bằng chứng nào chứng minh rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá thông thường”.
Vai trò của gia đình và nhà trường
Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai trò của gia đình và nhà trường rất quan trọng. Theo đó, cha mẹ dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ và giám sát trong các hoạt trong cuộc sống của trẻ trên cơ sở tôn trọng tránh dẫn đến các hành vi chống đối do bị áp đặt. Phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh đó, vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội. Trong đó, giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất gây nghiện; Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất ở học sinh: nguồn cung cấp, đối tượng sử dụng để tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.
Theo bác sĩ Vinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà trường cùng với sự chung tay của xã hội, tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ sớm được loại bỏ khỏi môi trường học đường. Qua đó, xây dựng một thế hệ trẻ vị thành niên khỏe mạnh và trở thành nhân tố tương lai góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước.
Tác hại của thuốc lá điện tửNicotine gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, có thể gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Thuốc lá điện tử với các ống dung dịch đốt không có định lượng về nồng độ nicotine và tạp chất, dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng nicotine và gây ra ngộ độc cấp tính.
" alt=""/>Vai trò của gia đình và nhà trường để ngăn vấn nạn thuốc lá điện tửCông nghệ dữ liệu lớn (Big Data) mang đến cho các cơ sở giáo dục tiềm năng để đưa những thông tin về học sinh bao gồm dữ liệu về nhân khẩu học, điểm số và lớp học, chương trình học… lên một tầm cao mới về giá trị, cho phép họ hiểu rõ hơn về các xu hướng và thành tích của học sinh, sinh viên.
Dữ liệu lớn là khái niệm dùng để chỉ khả năng công nghệ ngày càng gia tăng trong việc theo dõi, xử lý một lượng lớn dữ liệu, đưa ra các kiến giải có nghĩa nhờ vào các thuật toán để tìm ra quy luật và những thông tin hữu ích từ các dữ liệu đó. Xử lý dữ liệu lớn là việc hội tụ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau vào cùng một mối. Các trường học trước đó có thể đã thu thập được rất nhiều thông tin phong phú và hữu ích về học sinh, sinh viên nhưng chúng nằm rải rác, phân tán và chỉ có thể truy cập được bởi một nhóm nhỏ nhân viên. Hệ quả là việc xử lý thông tin trở nên khó khăn hơn, nếu giải quyết được vấn đề này các trường có thể xây dựng được bức tranh toàn cảnh về học sinh, sinh viên của mình.
Sử dụng các dữ liệu đã được tổng hợp và thông qua các công nghệ xử lý dữ liệu lớn có thể giúp các trường có được những thông tin hữu ích như: Học sinh, sinh viên gặp thuận lợi và khó khăn ở những khâu nào trong chương trình đào tạo; Những đặc điểm có tính chất xu hướng của các em, trong đó bao gồm thành tích học tập và cơ hội việc làm sau này; Khả năng phản ứng của sinh viên trước các hình thức học tập khác nhau.
Thông tin thu thập được sẽ giúp các trường thay đổi hình thức giảng dạy, học tập cá nhân hoá, cấu trúc lớp học, nguồn lực hỗ trợ dành cho học sinh, sinh viên.
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy cuộc cách mạng kỹ thuật số trong mọi ngành nghề, trong đó có ngành giáo dục. Trong nỗ lực giúp học sinh tiếp tục học tập, nhiều trường học và giáo viên đã chuyển sang sử dụng công nghệ để giúp họ thu hẹp khoảng cách.
Nếu muốn định hướng tương lai, chúng ta phải định hình hệ thống giáo dục một cách đúng đắn. Sự bùng nổ của Big Data giúp các trường học kiểm soát thông tin học viên, phương thức học và giảng dạy cũng thay đổi linh hoạt. Có thể nói dữ liệu lớn đang trên con đường góp sức xây dựng lại hệ thống giáo dục toàn cầu.
Linh Đan
Nhằm mang đến “luồng gió mới” cho lĩnh vực giáo dục, MobiFone đã triển khai nền tảng giáo dục trực tuyến MobiEdu, nổi bật là phân hệ mSchool - giải pháp tạo lập “trường học” online, hỗ trợ tối đa giáo viên trong tổ chức dạy học và quản lý.
" alt=""/>Công nghệ dữ liệu lớn hỗ trợ các trường quản lý thông tin học sinh