Trước đó, ngày 25/11, nhóm 8 người hái cà phê ở rẫy thuộc xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Họ ăn trưa và có uống rượu. Sáu trong số 8 người lần lượt vào viện cấp cứu nghi do ngộ độc rượu.
Tới nay, 2 người đã tử vong. Bốn bệnh nhân khác nhập viện với biểu hiện nôn ói, chóng mặt, đau đầu…, sau điều trị y tế sức khỏe cơ bản ổn định, được xuất viện.
Liên quan sự việc, công an đã vào cuộc điều tra, niêm phong, tạm giữ số rượu mà nhóm người trên mua uống, cùng số rượu tại lò đã bán ra. Các mẫu rượu được thu thập gửi đi xét nghiệm.
Công an cũng đang làm việc với người liên quan làm rõ nguyên nhân.
" alt=""/>Thêm một người tử vong trong vụ nghi ngộ độc rượu ở Lâm Đồng2. Ăn quá nhanh
Không ít người ăn trưa muộn, ăn thật nhanh, nhai không kỹ thức ăn xuống dạ dày vẫn ở dạng thô, chưa được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Dịch dạ dày phải tiết nhiều hơn để tiêu hóa. Đây là nguyên nhân của những cơn đau dạ dày cấp tính.
3. Không rửa tay trước khi ăn
Công sở, bàn làm việc, bàn phím, chuột, tay nắm cửa…. đều là những ổ vi khuẩn lớn. Nếu không có thói quen rửa tay trước khi ăn, vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến người là công việc ở văn phòng dễ mắc các bệnh về đường ruột chẳng hạn viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày…
4. Vừa ăn vừa làm việc
Một thói quen tai hại của dân văn phòng là vừa ăn vừa làm việc khác. Họ biến bàn làm việc thành bàn ăn, vừa ăn vừa nhìn máy tính, lướt facebook, đọc báo… Hành vi này khiến não phải xử lý quá nhiều thứ cùng lúc, quá trình tiêu hóa không thông suốt. Dạ dày phải tiết nhiều axit hơn, co bóp chậm, lâu hơn, axit tấn công dạ dày trong thời gian dài hơn, lâu dần dẫn tới tình trạng viêm loét.
5. Ăn xong nằm nghỉ luôn
Công việc bận rộn, giờ nghỉ ít, nhiều người làm văn phòng vừa ăn tại bàn làm việc rồi ngủ luôn khiến lưu thông máu tới ruột kém. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, gây ra những bệnh dạ dày, bệnh đường ruột.
6. Lạm dụng cà phê, trà đặc
Cà phê, trà… là thức uống được nhiều người ưa chuộng giúp làm giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên trà có nhiều tanin, khiến cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ chất sắt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trà còn gây mất ngủ. Điều này sẽ khiến axit dạ dày tăng cao, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày. Người bệnh đau dạ dày uống cà phê vào sẽ làm tăng tiết axit và dịch dạ dày khiến các vết viêm loét tại dạ dày ngày càng lan rộng và có thể gây xuất huyết dạ dày.
7. Ít vận động
Ngồi liên tục nhiều giờ mà không đứng dậy, cơ thể thiếu vận động khiến nhu động dạ dày - ruột giảm, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm.
Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt, thụ động tăng nguy cơ béo phì, tăng áp lực lên dạ dày dẫn tới đau dạ dày, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.
8. Hút thuốc, uống rượu bia
Những người làm công việc văn phòng, nhất là cánh mày râu, thường tụ tập nhậu sau giờ làm. Những cuộc nhậu kéo dài hàng giờ, sẽ khó tránh việc phải uống rượu bia, hút thuốc lá… Rượu sau khi vào dạ dày, tiếp xúc với các enzym sẽ chuyến hóa thành chất gây hại cho gan, dạ dày. Thậm chí, rượu còn là dung môi để đưa các chất độc hại từ thuốc lá thấm sâu vào cơ thể thông qua các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, gan mật, tiết niệu…
9. Căng thẳng, áp lực kéo dài
Việc tăng ca thường xuyên, làm việc với áp lực cao… gây trạng thái tâm lý căng thẳng, khiến các hormon từ tuyến yên sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit HCl hơn, đồng thời suy giảm miễn dịch tại chỗ (giảm dịch nhầy bảo vệ niêm mạc). Từ đó, tạo điều kiên để axit HCl có trong dịch vị dễ dàng tiếp xúc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các vùng viêm loét.
Ngọn đồi ở thôn 1A, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm được phân ra nhiều lô đất. Những lô đất này, người dân dựng 22 căn biệt thự, mỗi căn rộng chừng 300m2, với kết cấu bê tông, 1 trệt, 1 lầu, lợp mái ngói. Xung quanh có hệ thống giao thông, điện nước, cáp.
Theo cơ quan chức năng, loạt biệt thự trên do người đàn ông tên N.T.K được ủy quyền trông coi, quản lý. Những công trình này được dựng lên trên khu đất không phù hợp với quy hoạch xây dựng của xã Lộc Thành, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc xây dựng không phép diễn ra thời gian dài, song chính quyền xã Lộc Thành lúng túng trong xử lý.
Cụ thể, hồi tháng 5/2023, khi các công trình vừa được khởi công, chính quyền địa phương xã đã tới kiểm tra, yêu cầu ngừng thi công. Phía chủ đất được thông báo tới làm việc với địa phương, cung cấp hồ sơ, pháp lý liên quan. Vài tháng sau, UBND xã Lộc Thành phát hiện công trình tiếp tục thi công, bất chấp các quyết định xử lý.
Lãnh đạo xã Lộc Thành lý giải, do địa bàn rộng, xã chỉ có một cán bộ địa chính nên việc kiểm tra không thường xuyên. Còn các trường hợp vi phạm đã lập biên bản xử lý, nhưng vẫn lén lút thi công.
Hiện UBND xã Lộc Thành đã đình chỉ thi công đối với các công trình xây không phép trên và đề xuất lên huyện Bảo Lâm hướng giải quyết. Trong đó, địa phương đề xuất, theo hướng đề nghị UBND huyện xem xét cho phép những công trình vi phạm trên tồn tại, cho chủ trương thu thuế xây dựng với số tiền ước tính khoảng 700 triệu đồng. Phương án hai là, trường hợp không cho phép tồn tại các công trình trên thì đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hỗ trợ địa phương thành lập kế hoạch tổ chức cưỡng chế.
Liên quan tới việc để xây 22 biệt thự không phép, ngày 3/4, ông Trương Hoài Minh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, đã ký 2 quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch UBND xã Lộc Thành và ông Trần Ngọc Hoàn, công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Lộc Thành.
Quyết định đình chỉ công tác hai người này trong 15 ngày (bắt đầu từ 4/4) nhằm xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng do để xảy ra vụ việc xây dựng một số căn nhà biệt lập không phù hợp quy hoạch xây dựng tại khu vực thôn 10A, xã Lộc Thành.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, chủ tịch xã và cán bộ địa chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ những vấn đề liên quan trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng và sử dụng đất trên địa bàn.
" alt=""/>Hàng chục biệt thự xây không phép trên đồi ở Lâm Đồng