Ông Hiểu cho rằng, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn.
Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn, hiện nay, số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non thường vượt quá quy định do phải đến sớm đón trẻ và về muộn để trả hết trẻ. Tuy nhiên, giáo viên hầu như không được tính thêm lương …
Đồng tình với quan điểm trên, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT Cù Thị Thủy nêu quan điểm: “Chúng tôi cũng mong muốn để tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non chỉ ở mức 55 tuổi thôi”.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia.
Ông Ân cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, với người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc thì được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm.
Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ.
Thúy Nga
Chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ.
" alt=""/>96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưuTrường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có 12 lớp chuyên gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung.
Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ có 11 lớp chuyên gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga.
Trường THPT Chu Văn An có 10 lớp chuyên gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp.
Trường THPT Sơn Tây có 9 lớp chuyên gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của từng trường THPT chuyên năm học 2020 - 2021 như sau:
![]() |
Trong khi đó, số học sinh đăng ký vào các khối chuyên của các trường (trước khi đổi nguyện vọng) do Sở GD-ĐT Hà Nội thống kê lần lượt là: Trường THPT Chu Văn An là 2.406; Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là 2.322; Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ là 2.606; Trường THPT Sơn Tây là 803.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Trung Tín, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, cho hay con số cuối cùng đăng ký vào các hệ chuyên của trường là 2.765 thí sinh.
Trong đó, nhiều nhất là khối chuyên Tiếng Anh với 977 thí sinh. Với số chỉ tiêu là 70, tỷ lệ “chọi” của khối này xấp xỉ 1/14.
Xếp thứ hai về “độ nóng” là 2 khối chuyên Tiếng Pháp (với 387 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/11) và Tiếng Nga (với 383 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/11).
Khối chuyên Văn có 348 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/10. Khối chuyên Toán có 323 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 70, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/4,6.
Ở khối chuyên Vật Lý, với 241 hồ sơ đăng ký dự thi và tổng chỉ tiêu là 70, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/3,4. Ở khối chuyên Hóa học, với 308 hồ sơ đăng ký dự thi và tổng chỉ tiêu là 70, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/4,4.
Khối chuyên Sinh học có 151 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/4,3. Ở khối chuyên Lịch sử, với 60 hồ sơ đăng ký dự thi và tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/1,7.
Ở khối chuyên Địa lý, với 101 hồ sơ đăng ký dự thi và tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/2,9. Ở khối chuyên Tin học, với 256 hồ sơ đăng ký dự thi và tổng chỉ tiêu là 35, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/7,3.
Theo ông Tín, so với năm ngoái, năm nay tỷ lệ "chọi" không nhiều biến động bởi số thí sinh đăng ký vào các hệ chuyên không thay đổi quá nhiều.
Còn với Trường THPT Chu Văn An, tỷ lệ “chọi” vào hệ chuyên Tiếng Anh cũng cao nhất, xấp xỉ 1/6. Môn Toán có tỷ lệ “chọi” xếp ở vị trí thứ 2. Hệ chuyên Địa lý có tỷ lệ “chọi” là 1/3.
Thanh Hùng
Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 cho 100 chỉ tiêu năm 2020.
" alt=""/>Tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 các trường chuyên của Hà Nội năm 2020Hơn 3 tháng trước, khi chúng tôi tới trao 450 triệu đồng của bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ thì Trang vẫn nằm trên giường bệnh, hôn mê sâu, phải thở máy.
![]() |
Các bác sĩ BV TƯ Huế thăm hỏi bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang trước lúc xuất viện |
![]() |
Bà Lê Thị Hương xúc động, ôm con khóc khi con gái được cứu sống thần kỳ |
Nhưng nay, cô trông rất hoạt bát, nhận biết được những người xung quanh. Dù chưa nói được nhưng cô đã dùng những cử chỉ để bày tỏ lời cảm ơn đối với mọi người. Trang ngồi trên xe lăn và ôm lấy bó hoa chúc mừng của bệnh viện gửi tặng.
Bà Lê Thị Hương (mẹ của Trang) gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ BV TƯ Huế và các mạnh thường quân đã giúp đỡ để cứu sống bé Trang khỏe mạnh như hiện nay.
“Sau một thời gian điều trị tích cực, hiện bệnh nhân Trang đã tỉnh táo hoàn toàn, tự thở qua đường tự nhiên, tay chân bên liệt đã cử động được, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân. Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận một ca xuất huyết não nhưng sau một thời gian điều trị, lại phục hồi kỳ diệu như thế", bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV TƯ Huế nói.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, bé Đặng Lê Huỳnh Trang sinh ra trong gia đình nghèo có 3 chị em.
![]() |
Các bác sĩ BV TƯ Huế tặng hoa cho bệnh nhân Trang |
Nhiều năm qua, ông Đặng Quốc Tuấn (bố bé Trang) bị bệnh nhiễm chất độc phổi, bụi phổi. Gần đây, bệnh tình của ông trở nặng, phải trợ thở bằng máy khiến mọi thứ càng thêm khó khăn.
Mọi gánh nặng gia đình, cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên đôi vai vợ ông Tuấn là bà Lê Thị Hương.
Cuối năm học vừa qua, hạnh phúc vỡ òa khi nghe tin Trang thi đỗ vào 3 trường ĐH gồm Kiến trúc TP.HCM, Công nghệ TP.HCM và ĐH Duy Tân Đà Nẵng.
Nhưng vì gia cảnh khó khăn, không có khả năng trang trải việc học, Trang đành phải xếp lại sách vở. Gác lại ước mơ, em vào TP.HCM làm việc phụ mẹ lo cho hai đứa em ăn học và người cha bị đau ốm.
Vào TP.HCM, Trang xin vào phụ bán hàng tại một quán sinh tố với thu nhập 18.000 đồng/giờ làm việc.
Ngày 6/9, trong lúc đang làm việc tại quán, Trang bất ngờ ngất xỉu, em được đưa vào cấp cứu, điều trị tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Trang bị xuất huyết não, liệt nửa người, phải thở bằng máy.
Đến ngày 9/9, bệnh tình Trang tiếp tục chuyển xấu, không thích ứng được thuốc. Dù chưa hết hy vọng, nhưng gia đình đã xin chuyển em về quê ngay trong đêm.
Hôm đưa Trang về quê nhà, dù còn vài ngày nữa em mới tròn tuổi 18 (sinh nhật Trang vào ngày 14/8 Âm lịch). Nhưng bạn bè của Trang xin tổ chức sinh nhật cho em vì sợ em không gắng gượng nổi đến ngày sinh thật của mình.
Buổi sinh nhật hôm đó có bánh, có hoa, có đầy đủ mọi người nhưng thay vì nụ cười thì đổi lại là những giọt nước mắt xót thương cho cô gái trẻ. Trên chiếc giường đặt giữa căn nhà cấp bốn chật hẹp, cô gái trẻ nằm bất động.
Những ngọn nến lung linh được thắp lên, mọi người chắp tay cầu nguyện một phép màu cho Trang. Và dường như có một điều thần kỳ đã xuất hiện sau đó. Trang như khỏe ra, tim đập nhanh, nước mắt chảy, chân tay cử động. Đang nằm, tự nhiên Trang mở mắt nhìn mọi người. Cô hiểu được mọi người nói. Lúc này, ba Trang nói muốn đưa Trang ra Huế để tiếp tục chữa bệnh thì Trang gật đầu đồng ý. Chuyến xe chở Trang ra Huế đã lăn bánh ngay trong đêm 10/9.
Tại BV TƯ Huế, Trang không tự thở được nên được các bác sĩ cho thở máy, điều trị kháng sinh phối hợp, dịch truyền và chăm sóc đặc biệt.
Ngày 28/10, Trang được chuyển đến khoa Nội Tim mạch điều trị tiếp trong tình trạng vẫn còn sốt cao, nhiễm trùng nặng, nuôi dưỡng qua sonde dạ dày, thở qua khai khí quản. Bệnh nhân Trang được chăm sóc và điều trị tích cực với điều dưỡng toàn diện.
47 ngôi nhà tình nghĩa, nhà đồng đội được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam trao đến các đối tượng chính sách, gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn.
" alt=""/>Cô gái đỗ 3 trường ĐH 'bệnh viện trả về' hồi phục kỳ diệu, xuất viện về nhà