Đặt mã bảo vệ cho từng ứng dụng
Mã bảo vệ là phương thức chính để bảo vệ iPad, nhưng đôi khi nó không cần thiết bởi bạn chỉ đơn thuần muốn check mail, lướt web hoặc những dịch vụ khác mà chính nó cũng đã có chế độ bảo mật riêng. Hầu hết trong số chúng ta chỉ cần bảo vệ 1 số ứng dụng và hoạt động nhất định, như là việc mua ứng dụng trên App Store hay xóa ứng dụng trong iPad.
Để đặt mã bảo vệ cho từng ứng dụng hay chức năng riêng lẻ, mở Settings, chọn General, Restrictions > Enable Restrictions, nhập mã bảo vệ 2 lần (mã này khác với mã bạn dùng để khóa iPad), và sau đó bạn có thể lựa chọn những ứng dụng và chức năng muốn giới hạn.
Bạn cũng có thể chặn các ứng dụng dịch vụ định vị, cấm thay đổi các thiết lập về tài khoản, thanh lọc nhạc và video có nội dung nhạy cảm, cho phép hoặc cấm xem các bộ phim hay chương trình TV giới hạn theo độ tuổi, vô hiệu hóa khả năng thêm bạn….
Sử dụng mật khẩu phức tạp hơn
Mã bảo vệ gồm 4 số của iPad không quá khó để “bẻ khóa”, vì bàn phím thường hiện ở một khu vực cố định trên màn hình. Một người muốn truy nhập chiếc máy của bạn chỉ cần nhìn thoáng qua vị trí bạn ấn trên màn hình là họ có thể dễ dàng tìm ra mã bảo vệ.
Cách tốt nhất là bật chức năng mật khẩu bằng ký tự. Mở Settings, chọn General, Passcode Lock, để Off chức năng Simple Passcode, và chọn Turn Passcode On, sau đó nhập mật khẩu 2 lần. Bạn có thể cũng muốn thay đổi khoảng thời gian iPad yêu cầu nhập mật khẩu (thông thường nó được mặc định 15 phút), tuy nhiên khoảng thời gian này càng ngắn càng an toàn.
" alt=""/>4 mẹo hay bảo vệ dữ liệu trên iPadSản phẩm đầu tiên của Apple là chiếc máy tính dành cho các kỹ sư và những người yêu thích máy tính. Apple I chỉ được sản xuất với số lượng ít. Steve Wozniak, một kỹ sư máy tính và là nhà lập trình người Mỹ, cũng là đồng sáng lập nên công ty Apple Computer Co (nay là Apple Inc), đã thiết kế ra máy tính Apple I, còn Steve Jobs là người đã chỉ đạo chiến dịch marketing cho sản phẩm.
2 - Apple II (1977)
Một trong những chiếc máy tính cá nhân thành công đầu tiên, Apple II được thiết kế nhắm đến thị trường đại chúng, chứ không chỉ dành riêng cho các kỹ sư hay người yêu thích máy tính. Nó cũng là thiết kế của Wozniak. Sản phẩm sau đó đã có một số cập nhật, và tiếp tục “sống” đến năm 1993.
3 - Lisa (1983)
Chuyến thăm của Jobs đến trung tâm nghiên cứu của hãng Xerox Corp ở Palo Alto đã khơi nguồn cảm hứng cho ông về một chiếc máy tính thương mại đầu tiên có giao diện đồ họa, với các biểu tượng, cửa sổ và con trỏ chuột. Nó chính là nền tảng cho các giao diện máy tính ngày nay, nhưng Lisa quá đắt đỏ nên không thành công trong thương mại.
4 - Macintosh (1984)
Giống như Lisa, Macintosh có giao diện đồ họa. Nó cũng rẻ hơn, chạy nhanh hơn và được tiếp sức với một chiến dịch quảng cáo “hoành tráng”. Mọi người sớm nhận ra giao diện đồ họa hữu ích đến thế nào. Ngoài ra, Macintosh còn kết nối được với máy in laze.
5 - NeXT computer (1989)