![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, ngày 8/3, Văn phòng TW Đảng có Công văn số 6106-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng về Dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, theo đó Ban Bí thư TW Đảng chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng, trong điều kiện Hợp đồng MobiFone mua 95% cổ phần AVG chưa thực hiện xong, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo MobiFone làm việc với Nhóm cổ đông chuyển nhượng cổ phần AVG (Nhóm cổ đông) để đàm phán chấm dứt Hợp đồng MobiFone mua 95% cổ phần AVG với nguyên tắc thu hồi đầy đủ số vốn mà MobiFone đã bỏ ra.
Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhóm cổ đông và Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc MobiFone đã họp, trao đổi về việc chấm dứt Hợp đồng và thống nhất nguyên tắc như sau: Nhóm cổ đông và MobiFone thống nhất việc chấm dứt Hợp đồng; MobiFone hoàn trả lại toàn bộ cổ phần AVG cho Nhóm cổ đông; Nhóm cổ đông hoàn trả lại đầy đủ số tiền MobiFone đã thanh toán cộng với tiền lãi và các chi phí liên quan.
Các nội dung chi tiết và trình tự thực hiện, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, MobiFone sẽ nhận được số tiền lớn hơn số tiền MobiFone đã thanh toán cho Nhóm cổ đông.
Bên cạnh đó, do việc thanh tra nên MobiFone chưa thực hiện thanh toán nốt 05% giá trị chuyển nhượng theo đúng tiến độ cam kết trong Hợp đồng. Vì vậy, trong trường hợp MobiFone không chấp thuận việc chấm dứt Hợp đồng thì Nhóm cổ đông có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định pháp luật và MobiFone có thể bị phạt tới 8% giá trị Hợp đồng, điều này là không có lợi cho MobiFone (Nhà nước).
Do đó, việc MobiFone và Nhóm cổ đông thống nhất chấm dứt Hợp đồng là giải pháp tối ưu, đúng quy định pháp luật, đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn mà MobiFone đã đầu tư, không làm thất thoát vốn của MobiFone, của Nhà nước theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng.
Cũng trong sáng nay (ngày 13/3/2018), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái để thông báo về những diễn biến mới của sự việc này, để Thanh tra Chính phủ và Đoàn Thanh tra có căn cứ xem xét những thông tin, tài liệu bổ sung để gửi tới người ra quyết định thanh tra, theo đúng quy định tại Điều 35 của Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ.
" alt=""/>Hủy bỏ Hợp đồng MobiFoneGoBear - công cụ tìm kiếm tích hợp (metasearch engine) về các sản phẩm bảo hiểm và tài chính đầu tiên và duy nhất của châu Á mới đây đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động Bộ phận Lập trình Khu vực (GoBear Code Unit - GCU) tại TP.HCM. Đây là đội ngũ lập trình viên được tuyển chọn tại Việt Nam, sẽ chịu trách nhiệm phát triển các tính năng và công nghệ mới nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài của GoBear ở thị trường khu vực.
Đặt trụ sở tại Singapore, một thị trường hấp dẫn đang thu hút rất nhiều tài năng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ, GoBear hoàn toàn có thể chọn đảo quốc Sư tử làm nơi để phát triển đội ngũ lập trình viên thay vì chọn Việt Nam. Bà Ivonne Bojoh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ (Chief Experience Officer) kiêm Đồng sáng lập GoBear đã có cuộc trao đổi với ICTnews về quyết định chiến lược này và những bước đi tiếp theo để thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt Nam cùng phát triển.
Bà so sánh thế nào về trình độ kỹ thuật của kỹ sư công nghệ Việt Nam so với Singapore và đâu là những lý do khiến GoBear quyết định thành lập GoBear Code tại TP.HCM?
Có một thực tế thú vị rằng ở khu vực nào của châu Á cũng đều có rất nhiều tài năng trong lĩnh vực công nghệ, nhưng lập trình viên ở mỗi thị trường lại có những thế mạnh riêng. Một số thị trường sẽ mạnh về back-end, số khác lại có ưu thế nổi trội về front-end. Và đúng là ở Singapore, luôn có sẵn rất nhiều lập trình viên cao cấp đang làm việc cho các công ty công nghệ lớn đặt văn phòng tại đây như Facebook hay Google.
Nếu phải so sánh giữa Singapore và Việt Nam, điều tôi đánh giá rất cao là cả hai quốc gia đều chú trọng nâng cao khả năng và trình độ nguồn nhân lực CNTT. Có rất nhiều trường đại học công nghệ chất lượng cao ở Singapore và Việt Nam, và tôi nhận thấy chính phủ hai nước đang đánh giá đúng tầm quan trọng của năng lực CNTT để hỗ trợ nền kinh tế Internet phát triển, cũng như nhu cầu ngày càng tăng cho nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Tôi tin rằng GoBear và rất nhiều công ty công nghệ khác đang thật sự xem TP.HCM như “Thung lũng Silicon của phương Đông”, nhờ vào sự dồi dào về số lượng cũng như chất lượng của các lập trình viên Việt Nam. Điều đặc biệt tôi cảm nhận được khi phỏng vấn các ứng viên người Việt là họ có một niềm tự hào rất lớn. Họ khao khát muốn tạo ra sự khác biệt và xây dựng những sản phẩm thật có ích cho người dùng Việt Nam. Đó là điều tôi rất trân trọng, bởi mục tiêu này cũng chính là điều GoBear đang hướng đến.
Cạnh tranh thu hút nhân lực công nghệ chất lượng cao luôn rất gay gắt, điều gì khiến bà tin rằng GoBear có thể thu hút và giữ chân những lập trình viên tốt cho GoBear Code Unit?
Giữ chân người tài luôn là bài toán khó đối với mọi công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin bởi có quá ít kỹ sư giỏi và quá nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sẵn có trên thị trường.
" alt=""/>GoBear: Nhiều công ty công nghệ thực sự xem TP.HCM là “Thung lũng Silicon của phương Đông”