PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K (Ảnh: Trần Mạnh).
"Việt Nam có tỷ suất mới mắc cao thứ 101/185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 150,8/100.000 dân. Đứng đầu là Australia với tỷ suất mới mắc là 426,5/100.000 dân.
Xét trong khu vực châu Á, Việt Nam có tỷ suất mắc ung thư cao thứ 20/47 quốc gia, cao nhất là Nhật Bản với 267,1/100.000 dân", PGS Bình nhấn mạnh.
Với dân số 100 triệu dân, năm 2022, Việt Nam ước tính có hơn 180.000 trường hợp mới mắc ung thư và hơn 120.000 trường hợp tử vong do ung thư. Số ca mắc mới, tử vong mỗi năm đều tăng lên so với năm trước.
Trong đó, 3 loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nam giới là gan, phổi, dạ dày. Trong đó, tỷ suất mắc mới ung thư gan là 35/100.000 nam giới, con số này với ung thư phổi là 31,5 và ung thư dạ dày là 18,6.
Theo ông, cả nước còn 2 tỉnh chưa có đơn vị chuyên khoa ung bướu là Tây Ninh và Bình Phước.
"Về nhân lực, chúng ta còn cách xa, thiếu nhiều bác sĩ, điều dưỡng trên tỷ lệ dân số và bệnh nhân ung thư. Ví dụ, chúng ta thiếu đến một nửa bác sĩ nội khoa ung bướu so với các nước thu nhập cao", PGS Bình phân tích.
Bệnh ung thư có 2 đặc điểm là tái phát và di căn, nên cần điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dinh dưỡng, tâm lý, thậm chí tôn giáo.
Trong đó, ngoại khoa mang tính chất triệt căn, với hơn 200 bệnh lý ung thư, 60% can thiệp ngoại khoa giúp điều trị ung thư. Đặc biệt những trường hợp phát hiện sớm có thể chữa khỏi, kéo dài thời gian sống chất lượng của bệnh nhân tốt nhất.
PGS Bình cho biết thêm, công cuộc phòng chống ung thư không phải một cá nhân, một bệnh viện, một tổ chức mà sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước… Để hiện thực hóa mục tiêu giảm gánh nặng bệnh ung thư, cần chi phí đầu tư, cập nhật kiến thức hàng năm.
"Thế giới ước tính có 19-20 triệu người mắc bệnh ung thư một năm, trong đó nếu biết cách phòng bệnh 1/3 trong số này có thể phòng được, 1/3 có thể sàng lọc phát hiện sớm, điều trị khỏi, gánh nặng còn lại 1/3 phải sống chung với bệnh", PGS Bình nói.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư ở nam giới
Ung thư gan
Ung thư gan là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở Việt Nam.
Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư gan là:
- Giảm cân.
- Ăn mất ngon.
- Cảm thấy rất no sau một bữa ăn nhỏ.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Gan to, có cảm giác đầy dưới xương sườn bên phải.
- Lá lách to ra, cảm thấy như đầy dưới xương sườn bên trái.
- Đau ở bụng hoặc gần xương bả vai bên phải.
- Sưng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng.
- Ngứa.
- Vàng da và mắt.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nổi các tĩnh mạch trên bụng có thể nhìn thấy qua da và xuất huyết hoặc bầm tím bất thường.
Ung thư phổi
5 triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi gồm:
- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Ho máu.
- Đau ngực.
- Khó thở.
- Gầy sút cân, mệt mỏi,
Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.
Ung thư dạ dày
Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Đầy tức bụng.
- Chán ăn.
- Sụt cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi.
- Nôn ra máu.
- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn.
- Đi ngoài phân màu bất thường.
" alt=""/>3 bệnh ung thư nam giới Việt mắc nhiều nhấtPGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Ảnh: N.P).
Kết quả từ các nghiên cứu có giá trị cho thấy sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm lượng đường ăn vào có liên quan đến việc giảm 0,8kg trọng lượng và lượng đường tăng lên có liên quan tới gia tăng 0,75kg. Đồ uống có đường làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, từ đó kích thích ăn.
TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, để góp phần xây dựng một Việt Nam an toàn và khỏe mạnh, một biện pháp y tế cần thực hiện trong thời gian tới là cần bắt đầu các biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.
"Bằng chứng trên toàn cầu cho thấy tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, sâu răng, thừa cân béo phì. Riêng 3 vấn đề này đã nghiêm trọng, trong đó tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác bao gồm ung thư", TS Angela nói.
WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ đường tự do - bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Ước tính, trung bình một người dân Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Đây là con số rất nhiều.
"Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động kịp thời quyết đoán để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", chuyên gia WHO nhấn mạnh.
Theo bà, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn - rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.
Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.
Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Gánh nặng bệnh tật vì tiêu thụ đồ uống có đường
Theo WHO, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Hiện có bằng chứng mạnh mẽ liên quan giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân béo phì, tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường túyp 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư.
Nó cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu trên thế giới với sự tham gia của 40.000 nam giới trong hai thập kỷ cho thấy những người uống trung bình 1 lon đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người hiếm khi uống đồ uống có đường.
Theo PGS Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng. Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu…
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
" alt=""/>Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần