Cô gái chặn xe chú rể giữa đường; Trộm ăn cú đạp trời giáng khi vừa lên xe máy định tẩu thoát; Phản ứng xuất thần của tài xế lúc 'ngàn cân treo sợi tóc',... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt=""/>Cô gái dùng chiêu trò để được ăn lẩu miễn phíSau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, CQĐT khám nghiệm hiện trường, thu giữ các dấu vết, vật chứng và trưng cầu giám định để điều tra vụ án.
Kết quả cho thấy, khoảng 17h ngày 15/5/2022, tại số nhà trên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau giữa chị Thu Anh và em ruột là anh Nguyễn Phú Thịnh.
Anh Thịnh đã đánh vào đầu, mặt chị gái và được mọi người can ngăn. Lúc này, Thu Anh đi lên tầng 2 và nói với mẹ là bà Nguyễn Thị Nga: “Nếu dồn con vào đường cùng, con sẽ đốt nhà này”. Nói xong, bị cáo bỏ đi uống rượu với bạn.
Đến 2h sáng hôm sau, Thu Anh đi bộ về đến nhà, lấy chai xăng đổ ra khu vực lối đi chung trước cửa nhà anh Thịnh, nơi có nhiều giẻ lau và thùng giấy rồi châm lửa đốt.
Khi thấy lửa bùng cháy to, Thu Anh hoảng loạn hô hoán, chạy ra đầu ngõ gọi 114 báo cháy. Thời điểm này, có hai hộ gia đình bị mắc kẹt, nhưng sau đó được lực lượng chữa cháy dập lửa, hướng dẫn thoát ra ngoài an toàn.
Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng làm hư hỏng nhiều tài sản của gia đình anh Thịnh với tổng trị giá hơn 30 triệu đồng.
Ngày 17/5/2022, Thu Anh bị công an bắt giữ để điều tra. Bị đưa ra xét xử, bị cáo nức nở khai tội trong tiếng khóc sụt sùi ở những hàng ghế dành cho người bị hại.
Bào chữa cho bị cáo, luật sư cho rằng, hành vi phạm tội của Thu Anh là do bột phát. Thấy ngọn lửa bùng phát, bị cáo đã gọi điện báo cháy và sau đó ra công an tự thú. Bản thân bị cáo chưa từng phạm tội, những bế tắc trong cuộc sống chính là nguyên nhân đẩy bị cáo vào con đường cùng quẫn mà có hành vi tội lỗi.
Lời nói sau cùng, Thu Anh quay về phía người mẹ đang ngồi trên xe lăn, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi con sai rồi, con xin lỗi mẹ. Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con, mẹ cố gắng giữ sức khỏe…”
Trong nước mắt, bị cáo gửi lời xin lỗi đến những người bị hại, mong HĐXX mở lượng khoan hồng cho bị cáo được cơ hội giảm án để sớm về với gia đình”.
Sau khi nhận án, trước khi bị đưa về trại tạm giam, Thu Anh đến bên chiếc xe lăn của mẹ già, quỳ xuống, gục đầu vào lòng mẹ nức nở khóc.
Đảm bảo quyền lợi của người dân xem truyền hình
Hôm nay, ngày 1/4/2016, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã họp phiên thứ 10 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn đến năm 2015 và thảo luận các công tác trọng tâm triển hai số hóa truyền hình giai đoạn tiếp theo, nhất là việc chuẩn để chuẩn bị cho việc triển khai số hóa truyền hình tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Phiên họp có với sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và Phan Tâm.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, triển khai Quyết định 2451/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam đã quyết tâm thực hiện và chỉ đạo kịp thời, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình triển khai thành công ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại Đà Nẵng, thành phố đầu tiên tại ASEAN thực hiện số hóa truyền hình mặt đất. “Đây được coi là thành công bước đầu trong quá trình triển khai Đề án số hóa truyền hình trên toàn quốc từ nay tới năm 2020”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, giai đoạn này là giai đoạn bản lề, được đánh giá là rất quan trọng trong các giai đoạn của Đề án số hóa truyền hình vì tại giai đoạn 1 ngoài 4 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM thì có 19 tỉnh lân cận của 4 thành phố bị ảnh hưởng khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố nêu trên (ước tính khoảng 50% dân số nằm trong vùng số hóa truyền hình của giai đoạn 1). Do vậy, Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan cần tập trung thảo luận, tháo gỡ các vấn đề, vướng mắc trọng tâm, theo hướng chỉ bàn tới, không bàn lùi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý việc triển khai số hóa truyền hình bên cạnh việc đảm bảo tiến độ thì đồng thời cũng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân xem truyền hình.
Tại phiên họp, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Phó trưởng Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam cho biết, thực hiện ý kiến kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo, Cục Tần số Vô tuyến điện đã phối hợp với VTV nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đề xuất các phương án ngừng phủ sóng truyền hình tương tự tại 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp lần thứ 7 vào ngày 21/1/2015, Ban chỉ đạo quyết định ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo nguyên tắc ngừng phủ sóng analog đến đâu thì phải phủ sóng truyền hình số mặt đất các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và hỗ trợ đầu thu STB đến đó.
Đến nay, việc phủ sóng truyền hình số các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh lân cận đã cơ bản được các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo đúng lộ trình. Đơn cử như, với VTV, hiện đơn vị này đã triển khai 16 máy phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Trong đó, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, VTV đã triển khai 10 máy phát DVB-T2 gồm 5 máy phát chính cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và 5 máy phát phục vụ việc phủ sóng biển đảo tại Hải Phòng và Quảng Ninh; khu vực đồng bằng Nam Bộ, VTV triển khai 6 máy phát DVB-T2 gồm 5 máy phát chính cho khu vực đồng bằng Nam Bộ và 1 máy phát phục vụ phủ sóng vùng biển đảo tại Kiên Giang. Theo đánh giá của Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo, Vùng phủ sóng số DVB-T2 của VTV tại khu vực đồng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ khá rộng, đã có vùng phủ sóng số bao trùm hầu hết vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất của VTV đang phát sóng tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ.
Hơn 454.000 hộ nghèo, cận nghèo tại 23 tỉnh, thành được hỗ trợ đầu thu STB
Ông Đoàn Quang Hoan cũng cho biết, hiện tại, thời điểm ngừng phát sóng chính thức truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng vẫn chưa được quyết định.
" alt=""/>Đề xuất tắt sóng analog tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng từ 15/8