UBND TP đề nghị các trường hỗ trợ, chấp thuận việc trưng dụng cơ sở vật chất ký túc xá để tái thiết lập các khu cách ly dự phòng, cách ly tập trung cho những trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Cụ thể, TP.HCM trưng dụng các ký túc xá làm khu cách ly tập trung gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường CĐ Công thương TP.HCM và Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức.
Ngày hôm nay, các ĐH, trường ĐH đã phối hợp với các đơn vị quân đội gấp rút lên dọn dẹp các ký túc xá để bàn giao cho thành phố làm khu cách ly tập trung.
Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, ông Phùng Quán, Phó Chủ tịch công đoàn cho hay, sáng nay viên chức người lao động ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố đã dọn dẹp tòa nhà A6 với 4 tầng 100 phòng để chuẩn bị đón người cách ly tập trung trong đêm nay.
Theo ông Quán, năm nay công việc hỗ trợ ký túc xá không nặng như năm ngoái, bởi sinh viên đã phần lớn đồ đạc dọn dẹp của mình, đã đóng thùng. Nhưng trách nhiệm của cán bộ viên chức người lao động rất cao. Đây là sự phối hợp của viên chức người lao động với lực lượng dân quân để thực hiện công tác dọn dẹp.
Mỗi phòng được kiểm tra, kiểm kê tài sản, mỗi thùng đồ sau khi đóng thùng phải niêm phong, sau khi vào chuyển vào kho phải có biên bản chi tiết. Tất cả mọi việc nhằm bảo quản đồ đạc của sinh viên.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Gấp rút thu dọn ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM làm khu cách ly tập trung (Ảnh: Ông Phùng Quán cung cấp) |
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hiện đã đưa ra các phương án nếu ký túc xá trở thành nơi cách ly tập trung.
Cụ thể, phương án 1, trưng dụng 3 dãy nhà 5 tầng A, B, C (phía trước) với tổng số 146 phòng. Trong đó, sử dụng 1 phòng mỗi tầng của dãy nhà làm nơi để đồ của sinh viên. Các phòng còn lại sẽ bàn giao để làm phòng cách ly.
Phương án 2, trưng dụng toàn bộ ký túc xá làm điểm cách ly, 4 dãy nhà 5 tầng A, B, C, E với 191 phòng. Sử dụng 1 phòng mỗi tầng của dãy nhà làm nơi để đồ của sinh viên. Các phòng còn lại sẽ bàn giao để làm phòng cách ly.
Ngoài ra, trường cũng chuẩn bị sẵn 1 dãy nhà 2 tầng dự kiến làm nơi khám bệnh, làm việc của Ban điều hành khu cách ly do UBND TP.HCM thành lập.
Trong ngày hôm nay 31/5, trường sẽ giải tỏa toàn bộ sinh viên ở các dãy nhà A, B, C và sắp xếp xuống ở dãy nhà E và D trong ký túc xá hoặc yêu cầu sinh viên về hết.
Đồng thời kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có như điện, nước, giường, tủ, mạng internet, camera, các thiết bị PCCC… trang bị thêm cơ sở vật chất và các dịch vụ khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Đóng gói, đánh dấu, vận chuyển, niêm phong đồ dùng của sinh viên đến các phòng tập kết đồ theo quy định. Trong quá trình làm sẽ thực hiện đúng quy trình đóng gói, kiểm kê tài sản từng sinh viên theo từng phòng.
Trong khi đó, ông Hồ Thành Công, Giám đốc Ban quản lý ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM việc sử dụng ký túc xá của trường có thể là phương án dự phòng vì ký túc xá của trường hơi nhỏ và gần khu dân cư.
Theo ông Công, ký túc xá của trường có 1776 giường nhưng có 9 phòng đang dùng để cách ly hơn 30 sinh viên là F2. Các sinh viên này trước đó là F3 nhưng đến sáng ngày 30/5 đã chuyển thành F2 sau khi có tin một bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Đặc biệt, có một sinh viên từ F2 đã chuyển thành F1 cũng phải cách ly riêng trong một phòng đã chuẩn bị trước đó.
Năm ngoái, đơn vị chức năng cũng đã khảo sát ký túc xá này làm khu cách ly
Lê Huyền
Ký túc xá của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HV Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường CĐ Công thương TP.HCM, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được trưng dụng làm khu cách ly
" alt=""/>Gấp rút thu dọn ký túc xá làm khu cách ly tập trung ở TP.HCMMón bánh chưng nhân cá chép độc đáo của một bộ phận người Tày sinh sống tại tỉnh Bắc Kạn
Thu Huyền (SN 1996, người dân tộc Tày, hiện sống ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cho biết, món bánh chưng nhân cá chép (người địa phương còn gọi là pẻng ho) hiện chưa được nhiều người biết đến. Ở Bắc Kạn, chủ yếu người Tày tại huyện Na Rì và Ba Bể mới làm món bánh này.
Và tùy theo thói quen, văn hóa của từng địa phương mà cách làm bánh cũng có sự khác nhau, như nơi dùng lá gừng, nơi khác lại dùng rau răm để khử mùi tanh của cá khi làm nhân bánh.
Được biết, nguyên liệu chính để làm món bánh này gồm gạo nếp nương, thịt mỡ, cá chép đồng, thêm rau răm hoặc lá gừng và một số gia vị khác.
Ngoài gạo nếp nương được tuyển chọn kỹ lưỡng, người bản địa sẽ sử dụng cá chép được nuôi thả trong ruộng lúa. Ở đây, khoảng từ tháng 4, tháng 5 âm lịch, người dân khi trồng lúa sẽ thả luôn cá chép đồng vào ruộng. Ruộng không bón phân hay phun thuốc để đảm bảo sạch.
Loại cá này có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hai ngón tay nhưng được nuôi thả tự nhiên nên có vị thơm ngon đặc trưng, khi nấu sẽ mềm nhừ, ăn lạ miệng.
Cách rằm tháng 7 độ vài ngày, người ta bắt đầu thu hoạch cá. lùa cá chạy vào cái hủng ở cuối ruộng rồi bắt lấy. Những con chép ban đầu chỉ nhỏ bằng đầu tăm, sau vài tháng đã tăng kích thước, to chừng 2-3 đầu ngón tay. Để cá sạch, bà con địa phương còn cho cá vào giỏ, treo ở giữa dòng suối từ 3 đến 4 ngày. Khi mang về nhà, cá trắng tinh, sạch sẽ.
Cá sau khi bắt về được đem làm sạch, sơ chế kỹ càng rồi trộn cùng lá gừng thái nhỏ và chút gia vị để khử mùi tanh và tăng độ đậm đà.
![]() | ![]() |
Một số công đoạn chế biến món bánh chưng nhân cá chép độc đáo
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người ta tiến hành gói bánh. Cách gói không khác bánh chưng truyền thống nhưng chủ yếu được gói theo hình tròn, thuôn dài giống bánh tét. Bánh được luộc từ 12 đến 15 tiếng để đảm bảo phần nhân cá chép chín mềm nhừ xương, còn gạo dẻo, thơm nức mũi.
Khi bánh chín, người ta vớt bánh ra, treo lên cao cho ráo nước.
Với nhiều người, thoạt nghe tên đã tò mò không biết món bánh chưng cá chép có hương vị ra sao. Thậm chí có người còn dè chừng, nghi ngờ sự kết hợp giữa món bánh cổ truyền với phần nhân lạ lẫm.
Tuy nhiên, nếu có cơ hội thưởng thức, thực khách sẽ dễ dàng bị món bánh độc đáo này chinh phục bởi mùi thơm hòa quyện từ thịt mỡ với lá gừng, làm lấn át hết vị tanh của cá. Phần nhân cá chép cũng mềm nhừ, béo ngậy, khi ăn không sợ bị hóc xương.
Món bánh chưng nhân cá chép được nhận xét khá kén người ăn nhưng nếu ăn quen sẽ thấy thích thú bởi hương vị khác biệt, khó tìm thấy ở bất cứ đâu.
![]() | ![]() |
Chị Huyền hào hứng gói bánh chưng nhân cá chép trong dịp lễ đặc biệt tại quê nhà
Theo Thu Huyền, vì món bánh này chưa phổ biến, gần như chỉ có ở 2 huyện Na Rì và Ba Bể ở Bắc Kạn nên ít được du khách biết tới. Và mỗi năm, người Tày ở đây chỉ làm bánh vào rằm tháng 7 nên nếu thực khách muốn thưởng thức bánh chưng nhân cá chép thì phải đặt trước mới có.
Cô gái người dân tộc Tày cũng tiết lộ, vào ngày Tết cổ truyền, bà con địa phương vẫn gói bánh chưng nhân đậu, thịt như nhiều nơi khác. Ngoài ra còn có bánh chưng nhân lạc đỏ khá lạ miệng và dễ ăn.
Phan Đậu - Ảnh: Huyền Bún
" alt=""/>Lạ miệng món bánh chưng nhân cá chép ở Bắc Kạn, cả năm chỉ có một lần