Người cao tuổi uống không đủ nước sẽ dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ… Đặc biệt, cơ thể thiếu nước còn dẫn đến táo bón, đại tràng… vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn.Đây là chia sẻ của BS CK1 Nguyễn Thị Ánh Vân trong chuỗi hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” tại các tỉnh thành phố gồm TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) và TP.Cần Thơ diễn ra tháng 4/2016.
Chăm sóc sức khỏe hơn 1300 người cao tuổi
Tại chuỗi hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” Vinamilk đã hỗ trợ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.300 người cao tuổi các tỉnh, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người cao tuổi.
Ngoài ra, Vinamilk còn tổ chức hoạt động đo loãng xương, tư vấn về các sản phẩm đặc trị chuyên biệt dành cho người cao tuổi, đồng thời mời các Bác sĩ uy tín tham gia tư vấn chăm sóc sức khỏe trong chương trình.
Ngoài tư vấn dinh dưỡng, Vinamilk còn cập nhật thêm cho người tiêu dùng những thông tin mới về luật bảo vệ người tiêu dùng của năm 2016 giúp giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đúng đắn khi mua hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hiểu được quyền được bồi thường thiệt hại, được khiếu nại tố cáo, được tư vấn hỗ trợ...
Tiếp tục đồng hành cùng chương trình, BSCK1 Nguyễn Thị Ánh Vân đã có những chia sẻ về những nghiên cứu mới nhất cho chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi.
 |
BS Nguyễn Thị Ánh Vân chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi |
Dinh dưỡng nâng chất lượng sống cho người cao tuổi
BS Nguyễn Thị Ánh Vân cho biết, “Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý cơ thể như sau: mau quên, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, không nhạy cảm về đói-no-khát, hệ tiêu hóa giảm sút về tần suất, giảm sức nhai… Nguyên nhân do men tiêu hóa giảm, răng yếu, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thoái hóa thần kinh, sức đề kháng giảm, chế độ sinh hoạt (ăn uống, làm việc) không hợp lý khi còn trẻ”.
BS Vân nhấn mạnh, “Người cao tuổi thường uống không đủ nước, do trung tâm “báo thiếu nước” trên não hoạt động kém đi nên ít có cảm giác khát nước, dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ. Cơ thể thiếu nước dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Và ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng: tích tụ chất cặn bã.
Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn, do người cao tuổi hay quên và mất cảm giác khát nên cần tập thói quen uống nước, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không uống nhiều nước vào buổi tối.”
 |
Đo loãng xương cho người cao tuổi tại hội thảo |
BS Vân còn chia sẻ thêm, người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý để tránh mắc phải bệnh suy dinh dưỡng ở tuổi già sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác. Đặc biệt, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ Calci - Vitamin D, hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong tạo xương.
Vitamin D tham gia vào nhiều chuyển hóa trong cơ thể, thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật: chuyển hóa calci kém, bệnh tự miễn, ung thư, đái tháo đường typ 2, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch. Người cao tuổi cũng cần quan tâm đến bệnh loãng xương, là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan tâm trên toàn thế giới (đau đớn, tàn tật, giảm chất lượng sống và tử vong...).
Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, là một rối loạn chuyển hóa của hệ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương, do mất cân bầng giữa hủy xương và tạo xương.
Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần cung cấp calci, vitamin D theo nhu cầu, tập thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ té ngã, giữ cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc, giảm rượu bia. Người cao tuổi cũng nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phômat. Vì sữa giúp người cao tuổi bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
 |
Ông Mai Thanh Việt, Giám đốc Marketing ngành hàng sữa bột Vinamilk phát biểu tại hội thảo |
 |
Ông Trần Hữu Phương, Giám đốc chi nhánh Vinamilk Cần Thơ, phát biểu tại hội thảo ở Cần Thơ |
Tại chương trình, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện Ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi.
Như: Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém;Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Canxi và Đạm collagen thủy phân giúp xương chắc, khớp khoẻ, sản phẩm Vinamilk Diecerna -giúp bình ổn đường huyết cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém. |
Tuyết Nhung
" alt=""/>Người cao tuổi đối mặt với nhiều bệnh vì uống ít nước

Báo cáo thương mại điện tử (TMĐT) quý II/2021 của iPrice và số liệu từ Google cũng cho thấy, lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng tới 223% so với quý trước đó. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố. Tất cả cho thấy nhu cầu mùa dịch của khách hàng tập trung chủ yếu cho ngành hàng này.
Đáng chú ý, báo cáo iPrice ghi nhận các sản phẩm bán chạy trên 2 sàn nội địa còn có nông sản, đặc sản, chiếm 27% các sản phẩm bán chạy. Điều này cho thấy, những mặt hàng đặc sản và nông sản trên môi trường online đang dần được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.
 |
Số liệu thu thập thực tế trên sàn Sendo cho ngành hàng nông sản, đặc sản có nguồn gốc Việt Nam còn chỉ ra rằng số mặt hàng nông sản đặc sản Việt được bán trên sàn này đã tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm 2019.
Rõ ràng, ảnh hưởng của dịch trong hai năm 2020 và 2021 đã tạo nên những điều kiện kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp trực tuyến, cả về cung lẫn cầu. “Như vậy, bản đồ nông sản đặc sản, bách hóa Việt Nam trên sàn thương mại điện tử đã và đang được tô vẽ bởi các doanh nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển sau đại dịch, cần nhiều nỗ lực hơn nữa của các sàn và sự tạo điều kiện từ nhiều phía”, đại diện iPrice nhận xét.
Bên cạnh đó, liên tiếp trong 2 báo cáo TMĐT tháng 8 và 9, Reputa đều ghi nhận rằng, trong đại dịch Covid-19, phần lớn người dân cũng chuyển dần sang mua sắm trên các nền tảng trực tuyến nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Chính điều này đã và sẽ giúp hoạt động TMĐT nông sản trở nên sôi động, thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người tiêu dùng; hỗ trợ tối đa người dân trong việc tiếp cận các thực phẩm thiết yếu, kết nối giải cứu nông sản Việt và đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng trong thời điểm khó khăn.
 |
Hai sàn Postmart, Vỏ Sò ghi nhận tốc độ tăng trưởng từ 30 – 35% trong thời gian qua, nhờ việc đẩy mạnh cung ứng hàng thiết yếu, nông sản. |
Với nhiều chiến dịch đưa nông sản Việt lên sàn hay bình ổn giá thông qua các combo thực phẩm tươi… triển khai liên tục từ tháng 7 đến nay, liên tiếp trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, sàn Vỏ Sò của Viettel Post đều có tên Top 10 công ty TMĐT, với vị trí thứ 8 trong tháng 8 và xếp thứ 9 trong tháng 9.
Số liệu của Bộ TT&TT cho thấy, đến ngày 3/10, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu được các doanh nghiệp bưu chính cung cấp tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội đã là 96.455 tấn. Riêng về nông sản, đặc sản mùa vụ của 19 tỉnh phía Nam đang giãn cách, tính đến ngày 17/9, các doanh nghiệp bưu chính, nhất là Vietnam Post và Viettel Post đã hỗ trợ tiêu thụ được 1.686 tấn nông sản và 39.900 quả dừa.
Đến nay, Vietnam Post và Viettel Post cũng đã hỗ trợ hơn 100.000 hộ nông dân đưa nông sản lên bán trên các sàn Postmart, Vỏ Sò. Đặc biệt, 2 sàn này cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng từ 30 – 35% trong thời gian qua, nhờ cung ứng hàng thiết yếu, nông sản.
Chưa đến 20% top mặt hàng được tìm mua trên các sàn là hàng Việt Nam
Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng của hàng Việt ở danh mục bách hóa online, nghiên cứu mới của iPrice cũng chỉ ra rằng, nhìn tổng thể, thị trường, các thương hiệu Việt Nam vẫn đang có phần lép vế trên kênh mua sắm trực tuyến.
Để thấy được vị thế của hàng Việt trên TMĐT, iPrice đã phân tích gần 1 triệu lượt click trên nền tảng này trong vòng 12 tháng qua, từ đó tìm ra sự khác biệt giữa các sản phẩm mang thương hiệu Việt so với sản phẩm có thương hiệu từ nước ngoài trên 4 sàn TMĐT đa ngành phổ biến gồm Shopee Việt Nam, Lazada Việt Nam, Tiki và Sendo.
Cụ thể, khi nghiên cứu top các mặt hàng được tìm mua từ các sàn TMĐT thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice đã phát hiện ra thực tế là các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn TMĐT trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn TMĐT là hàng ngoại nhập.
Đáng lo ngại hơn khi con số này còn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021. Tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1.200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020.
Khi so sánh giữa các sàn, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn TMĐT Sendo với tận 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến trên sàn Sendo là hàng Việt Nam, theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).
Bước sang nửa đầu năm nay, các mặt hàng thuộc thương hiệu trong nước chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua, cho thấy một sự suy giảm rõ so với năm trước. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là 2 sàn Tiki (21%) và Sendo (16%).
“Dẫu vậy, thực tế số liệu đã cho thấy việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt là một mặt nhưng để hàng Việt phổ biến hơn trên TMĐT thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nước”, chuyên gia iPrice nhận định.
Vân Anh

Vỏ Sò, Postmart đã hỗ trợ tiêu thụ gần 1.200 tấn nông sản cho các tỉnh phía Nam
Trong khoảng nửa tháng gần đây, 2 sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính đã hỗ trợ tiêu thụ 1.181 tấn nông sản của các hộ sản xuất nông nghiệp tại 19 tỉnh, TP phía Nam đang giãn cách xã hội.
" alt=""/>Doanh nghiệp TMĐT trong nước đang “vẽ” bản đồ nông sản, đặc sản Việt