Mỗi mẹo tiết kiệm nước được chia sẻ sẽ góp phần mang nước sạch đến những địa phương đang chịu hạn mặn. Hoạt động đầy tính nhân văn này của Comfort đang lay động trái tim và nhận được sự hưởng ứng của nhiều bà nội trợ Việt.Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Việt Nam hiện vẫn thuộc nhóm thiếu nước theo chỉ tiêu của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Điều đáng buồn là trong bối cảnh ấy, hiện tượng lãng phí và sử dụng nước sinh hoạt không hiệu quả vẫn diễn ra ở nhiều gia đình. Chỉ tính riêng việc giặt giũ, các gia đình Việt đã sử dụng trung bình 20.000 lít nước mỗi năm do thói quen xả quần áo 3 lần của không ít bà nội trợ. Trong đó, bước giặt chiếm 30% lượng nước, và bước xả quần áo chiếm 70% lượng nước giặt giũ.
 |
Người dân vùng hạn, mặn không đủ nước sạch sinh hoạt |
Với mong muốn thay đổi thói quen gây lãng phí nước kể trên, nhãn hàng Nước xả vải Comfort đã nỗ lực cải tiến công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước trong quá trình giặt giũ. Với công nghệ cắt bọt (anti-foam) giúp khử sạch xà phòng ngay trong lần xả đầu tiên, người sử dụng chỉ cần xả quần áo 1 lần thay vì 3 lần như thói quen, tiết kiệm đến 30 lít nước mỗi lần giặt, nhờ đó giảm đáng kể lượng nước thải ra ngoài môi trường.
Đặc biệt, Comfort và Cục quản lý tài nguyên nước đã cùng chung tay thực hiện hành trình “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam” trong vòng hơn 5 năm qua. Từ năm 2013, Comfort đã khởi động hành trình “1 tỷ m3 nước sạch” bằng các cuộc thi Tôi Yêu Nước Sạch (2013), chiến dịch Đại Sứ Nước (2014), Mùa Hè Nước (2015), Sẻ Chia Nước Sạch (2016)... Đây là minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm nước, giúp thay đổi hành vi của người dân về việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch.
 |
Bản đồ nước dự kiến mang nước sạch tới người dân vùng hạn, mặn của Comfort 2018 |
“Xả 1 được 3” - bí quyết tiết kiệm nước của gia đình thông thái
Với mục tiêu tiết kiệm thêm 100 triệu m3 nước sạch từ nay tới hết năm 2018 và chạm mốc 1 tỷ m3 vào năm 2020, Comfort đã phát động chương trình “Xả 1 lần cùng Comfort, chỉ một lần xả là đủ” hướng đến việc tuyên truyền người tiêu dùng tiết kiệm nước cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Các hoạt động chính bao gồm: Hội thảo tuyên truyền tiết kiệm nước hướng tới chị em phụ nữ ở các địa phương; xây dựng công trình nước bền vững cho 8 tỉnh thiếu nước sạch….
Trong đó, hoạt động kêu gọi mọi người chia sẻ bí quyết tiết kiệm nước trên trang website của chương trình được đánh giá cao và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng xã hội. Bằng những thao tác đơn giản, các anh, chị em có thể đóng góp bí quyết hay ho từ riêng mình, để cùng xây dựng “thư viện tiết kiệm nước”, chung tay lan tỏa thông điệp tiết kiệm nước đến từng gia đình. Giấc mơ tiến đến tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch có lẽ sẽ không xa vời nếu có sự chung tay, đồng lòng của chúng ta.
 |
Đóng góp bí quyết tiết kiệm nước, nhận nhiều phần quà hấp dẫn |
Chia sẻ mẹo tiết kiệm nước: Nhận quà hấp dẫn - Đóng góp nước sạch! Hãy chia sẻ các mẹo tiết kiệm nước thông minh trên website: www.1tym3nuoc.vn, nhận ngay phần quà hấp dẫn từ Comfort và góp phần mang nước sạch đến cho người dân vùng hạn mặn bạn nhé! Chương trình "Xả 1 lần cùng Comfort, chỉ một lần xả là đủ" là một trong những hoạt động trong năm 2018 tiếp nối hành trình "Tiết kiệm 1 tỉ m3 nước sạch cho Việt Nam" mà Comfort khởi động từ năm 2013. |
Thanh Triết
" alt=""/>Mẹ thông thái Việt Nam chia sẻ mẹo tiết kiệm nước

Câu chuyện tình yêu giữa ông Hồ Đại Phước với người vợ kém ông 22 tuổi khiến không ít người ngưỡng mộ. Được biết, họ kết hôn khi ông Phước đã xấp xỉ 40 tuổi.'Tôi 40, cưới cô ấy khi vừa 18'
Năm 2005, nhiều người biết đến ông Hồ Đại Phước (SN 1945, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) khi ông được Trung tâm kỉ lục Việt Nam xác nhận là Kỉ lục gia, người chụp ảnh các ngôi chợ nhiều nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện tình yêu lệch tuổi giữa ông và bà Đinh Thị Ngọc Sen (SN 1967), người kém ông 22 tuổi. Họ kết hôn khi ông Phước đã xấp xỉ 40 tuổi.
 |
Kỷ lục gia Hồ Đại Phước đang sắp xếp lại những tấm ảnh mà ông đã chụp. Ảnh: Hoàng Tuân |
Ông Phước cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Đến năm 1970, ông mở lớp dạy học cho những trẻ em trong xóm. Trong số học trò đó có 3 anh em bà Sen.
Tuy nhiên, ông không bao giờ nghĩ rằng cơ duyên sau này, học trò là bà Đinh Thị Ngọc Sen lại trở thành người bạn đời của ông.
 |
Ông Hồ Đại Phước và học trò của mình chụp ảnh năm 1972. Bà Sen ngồi hàng thứ 2, vị trí thứ 7 tính từ trái sang phải. Ảnh: NVCC |
Kể về câu chuyện tình yêu của mình, ông Phước cho biết, thời điểm năm 1980 - 1984, ông công tác tại phòng văn hóa thông tin ở phường. Tuy nhiên, do chính sách giảm biên chế nên ông trở về nhà để làm kinh tế nông nghiệp.
Trong làng, cụ Đinh Thị Phú (sau này là mẹ vợ ông) thấy ông hiền lành, chất phác lại chăm chỉ làm ăn. Vì vậy, cụ Phú đã tác hợp con gái của mình cho ông.
Năm 1985, đám cưới của họ được tổ chức tại nhà bà Sen với sự ủng hộ của hai bên gia đình và bà con họ hàng.
Sau đám cưới, họ xây dựng và vun vén cho gia đình nhỏ. Cũng trong năm đó, niềm hạnh phúc của vợ chồng lệch tuổi như được nhân đôi khi họ đón đứa con đầu lòng. Vợ chồng ông đặt tên cho con là Hồ Đại Phương.
Đến năm 1987, họ đón thêm thành viên gia đình nữa là con gái Hồ Ngọc Phượng.
 |
Vợ chồng ông Phước cùng hai con Hồ Đại Phương và Hồ Ngọc Phượng. Ảnh: NVCC |
Cuộc sống vợ chồng ông lúc đó khó khăn. Tuy nhiên, họ lúc nào cũng vui vẻ bên nhau và ít khi xảy ra những mâu thuẫn. Bà Sen luôn ủng hộ chồng trong mọi việc. Hơn hết, bà thường lui về sau để làm chỗ dựa tinh thần và chăm lo con cái cho ông yên tâm làm việc.
Năm 1996, kinh tế gia đình ông Phước gần như thay đổi hoàn toàn mà ông gọi đó là bước ngoặt. Năm đó, gia đình ông được chính quyền chính thức cấp quyền sở hữu cho số đất mà họ đang ở và canh tác sau thời gian tranh chấp.
Nhờ vậy, ông phân chia thành những lô đất để xây nhà cửa khang trang và nhà trọ cho thuê.
Năm 1999, kinh tế khá giả nên vợ chồng ông mua xe ô tô. Có phương tiện đi lại, thỉnh thoảng, gia đình ông Phước cùng nhau đi du lịch.
Từ thời điểm đó, ông có điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiều chuyến đi xa, thỏa mãn niềm đam mê nhiếp ảnh bấy lâu. Đặc biệt là sở thích kỳ lạ với việc chụp ảnh chợ.
"Chợ là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Ở chợ, tôi tìm thấy những phong tục và nét đẹp rất riêng. Đặc biệt, con người ở chợ là sự pha tạp mọi thành phần. Vì vậy, nó thể hiện được sự chân thật đúng như trong đời thường", ông Phước chia sẻ.
 |
Ông Phước cùng vợ đi du lịch và chụp ảnh chợ ở nhiều nơi. Trong ảnh, họ chụp tại hồ Gươm (Hà Nội). Ảnh: NVCC |
Những ngôi chợ từ ở đồng bằng cho tới miền núi, miệt vườn miền Tây, hải đảo xa xôi đều đã in dấu chân ông Phước.
 |
Vợ chồng ông Phước chụp ảnh trước chợ Vinh. Ảnh: NVCC |
Trong những chuyến đi đó, thỉnh thoảng, ông đi cùng vợ. Theo ông Phước, đây cũng là cơ hội giúp vợ chồng ông thêm gắn kết tình cảm và bà Sen có cơ hội được đi du lịch đó đây.
Hạnh phúc bền chặt của gia đình kỷ lục gia
Bên cạnh những cuốn album, góc trưng bày ảnh chợ, ông Phước cũng dành khoảng không gian riêng trong nhà để lưu giữ những hình ảnh gia đình.
 |
Ông Phước cùng hai con tổ chức sinh nhật cho bà Sen. Ảnh: NVCC |
Khi nhìn lại những năm tháng đã qua, ông Phước cho biết, hạnh phúc lớn nhất của vợ chồng ông chính là mỗi ngày được thấy con cái của họ lớn lên và trưởng thành. Giờ đây, hai con của ông Phước đã dựng vợ gả chồng. Họ có thêm những đứa cháu kháu khỉnh, ngoan ngoãn.
Trong căn phòng trưng bày, ông Phước cho chúng tôi xem những bức ảnh gia đình mà ông cất giữ cẩn thận. Khi lật giở cuốn album, có những tấm ảnh và dòng chữ đã phai màu thời gian.
 |
Cuốn album ảnh gia đình được ông Phước cất giữ cẩn thận. Ảnh: Hoàng Tuân |
Trên đó, ông Phước viết cho hai con của mình với những lời lẽ chan chứa tình cảm yêu thương của một người cha:
“Hai con Phương và Phượng thương yêu nhất của ba! Ba ghi lại đây một số hình ảnh sinh hoạt trong ngày của gia đình ta vào thời các con còn thơ ấu. Chắc rằng sau này lớn lên, khi nhìn lại các con sẽ thấy quý biết dường nào! Bởi đây là tuổi của vô tư, hồn nhiên và hạnh phúc nhất mà sau này sẽ không còn nữa. Bởi từng bước khi lớn lên, các con càng gánh vách thêm nhiều trách nhiệm trong cuộc sống”.
 |
Ông Hồ Đại Phước và bà Đinh Thị Ngọc Sen tại nhà của họ. Ảnh: Hoàng Tuân |
Ở tuổi xế chiều, cuộc sống của vợ chồng ông Phước hết sức đơn giản. Buổi sáng, ông cùng vợ thức dậy. Họ đưa cháu đi học. Sau đó, họ cùng đi ăn sáng rồi đi chợ mua thức ăn cho cả ngày hôm đó.
Trở về nhà, ông ngồi đọc báo, sắp xếp lại những tấm ảnh mà ông đã chụp trước đó. Còn bà Sen quét dọn nhà cửa, nấu cơm nước.
Ngồi ở ghế, bà Sen cho biết, ngày trước bà có thể cùng ông đi chụp ảnh cả tháng trời. Nhưng bây giờ, người phụ nữ 51 tuổi lại tất bật chăm sóc cháu. Vì vậy, thỉnh thoảng bà mới có thể cùng ông đi những chuyến đi ngắn ngày.
Ở tuổi 73, mỗi ngày ông Phước đều cố gắng chụp ít nhất một tấm ảnh. Ông duy trì thói quen này vì ông muốn ghi lại nhật ký thường nhật bằng hình ảnh. Đặc biệt, ông chưa bao giờ nghĩ rằng ông sẽ ngừng nghỉ việc chụp ảnh dù chỉ một ngày. Ông mong muốn kho ảnh của mình ngày càng phong phú hơn nữa.
Hiện tại, vợ chồng ông Phước đang sống hạnh phúc bên con cháu. Họ không có những ước muốn gì cao sang. Họ chỉ mong mỗi ngày được đi ăn sáng và đi chợ cùng nhau. Thỉnh thoảng, họ lại cùng đi du lịch, khám phá những ngôi chợ mới ở trên đất nước mình. Với họ, cuộc sống đơn giản chỉ có vậy.

Nỗi đau thầm kín của đại gia trẻ sau 3 cuộc hôn nhân
Sau 3 cuộc hôn nhân, tôi đều mang nỗi đau bị phản bội. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện sinh con của tôi.
" alt=""/>Thầy giáo cưới học trò kém 22 tuổi: 'Tôi 40 khi cô ấy vừa 18'