Theo lời kể của vợ chồng ông Tài, bố mẹ ông Tài là gia đình đầu tiên đến căn biệt thự này sinh sống (từ trước năm 1954) và hàng năm đều đóng tiền thuê nhà.
"Khi tôi về làm dâu, có nghe chồng kể lại: Ngày ấy, chẳng ai quan trọng chuyện có đất riêng, nhà riêng. Sống một thời gian, thấy biệt thự rộng, trống nhiều phòng, bố mẹ chồng tôi rủ thêm gia đình bạn bè đến chia nhau sống", bà Nguyễn Thị Nhàn vợ ông Tài chia sẻ. "Lúc ấy, cả căn biệt thự chỉ có 4 - 5 gia đình thôi. Rồi người này rủ người kia, nhà nào lại cũng đẻ thêm con, thêm cháu, nơi đây mới trở nên chật chội", bà nói thêm.
Khi bố mẹ mất đi, ông Tài tiếp tục sống ở căn phòng của biệt thự. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhàn, ông Tài cơi nới chiếu nghỉ tầng 2 thành một không gian rộng khoảng 13m2 làm nơi sinh hoạt. Hiện nay, mỗi năm, ông đóng khoảng 10 triệu đồng tiền thuê theo quy định của chính quyền.
Căn biệt thự cũ tại số 3 Điện Biên Phủ, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ô cửa nhỏ dẫn vào căn phòng của hai vợ chồng bà Nhàn, ông Tài. Muốn ra vào họ phải cúi gập người.
Cầu thang cũng thành "giá để đồ" bất đắc dĩ.
Căn phòng nhỏ bé, ngột ngạt, không có lấy một khe thoáng. Bà Nhàn cho biết, mùa hè căn phòng nóng như một cái lò, còn mùa đông thì đúng hướng gió lạnh buốt. Nhiều hôm mưa to, gia đình phải huy động hết chậu trong nhà để hứng nước dột.
Trong nhà chỉ kê vừa cái đệm để nằm và một khoảng nhỏ làm bếp. Mỗi lần đi vệ sinh hay tắm giặt, hai ông bà phải xuống tầng một, dùng chung nhà vệ sinh với một gia đình khác.
"50 năm về đây làm dâu, tôi đều sống trong căn phòng như cái hầm này. Trước đây, vợ chồng tôi và ba người con sống ở đây cả. Sau này hai con lớn, lập gia đình và rời đi. Hiện, một người con vẫn ở gác xép chật hẹp trong căn phòng này với chúng tôi", bà Nhàn nói.
Bà kể, thời đi làm, bà chẳng dám mời bạn bè về chơi vì nhà chật quá. Người hiểu thì thông cảm, người không hiểu lại chê ông bà "chảnh". "Có lần con tôi ốm, bạn bè nhất quyết tới thăm. Nhưng tôi cũng chỉ dám đón vài người vì nếu họ tới đông thì không có chỗ ngồi. Thực sự rất bất tiện", bà Nhà thở dài tâm sự.
Căn phòng của hai ông bà nhỏ hẹp, không có ô thoáng.
Khi đi lại trong nhà bà Nhàn cũng phải đi khom lưng để tránh va chạm trần nhà.
Bà Nhàn cho biết, hiện, tại căn biệt thự này có khoảng 7 - 8 hộ gia đình sinh sống. Một số hộ cơi nới thêm để tăng diện tích sinh hoạt.
"Ngày trước ở đây đông lắm nhưng nhà xuống cấp nên họ dần chuyển đi. Việc sửa chữa, cơi nới ở đây rất khó vì nhà cũ quá rồi. Ai không có điều kiện thì đành bám trụ lại, sống chật vật tại đây", bà Nhàn nói. "Như vợ chồng tôi, có nhà để ở thế này là mừng rồi. Sống mãi cũng quen", bà nói thêm.
Đồ đạc được xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích.
Một góc tại tầng 1 của căn biệt thự được tận dụng làm nơi cất, phơi đồ, rửa bát...
Góc nhà vệ sinh cũ của gia đình bà Nhàn. Nay khu vực này xuống cấp, ông bà sử dụng chung nhà vệ sinh với một gia đình khác ở tầng một.
Trên tầng 3 của căn biệt thự hiện có ba phòng nhỏ và một hành lang. Hành lang này được vài hộ gia đình chia nhau sử dụng làm nơi để đồ, nấu ăn và chỗ tắm. Chỗ tắm đặt góc cuối hành lang chỉ có một tấm rèm che chắn khi sử dụng.
Tầng 3 của căn biệt thự hiện là nơi sinh sống của hai gia đình.
Hành lang được các hộ ở đây cải tạo thành nhà tắm, chỉ che bằng một chiếc rèm mỏng.
Biệt thự trên nằm ở đường Điện Biên Phủ - con đường thuộc quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội), vị trí trung tâm thành phố, nơi được xem là "đất vàng", "đất kim cương". Theo khảo sát trên các trang bất động sản, giá nhà, biệt thự tại con đường này đang ở mức 300 triệu - 370 triệu đồng/m2.
"Thực sự mà nói vợ chồng tôi hay những người ở đây không ai đủ điều kiện mua căn biệt thự này nên cứ sống ngày nào biết ngày đó", bà Nhàn thở dài chia sẻ.
Theo Dân trí
" alt=""/>Cảnh 'cúi người', quanh năm 'lom khom' trong biệt thự triệu đô ở Hà NộiChị rất nhạy cảm và hiểu rõ sự thay đổi của cơ thể. Thế nên, chu kỳ kinh nguyệt chỉ chậm đúng 1 ngày, chị đã cảm nhận được mình đậu thai.
Ngay lập tức, chị đi mua que thử và mừng rỡ khi linh cảm của mình đã đúng. Để chắc chắn hơn, chị tự đến phòng khám gần nhà để kiểm tra thêm lần nữa.
“Bác sĩ chẩn đoán thai nhi còn quá nhỏ, cần chờ thêm 6-8 tuần để khẳng định phôi phát triển hay không”, chị Linh thuật lại.
Chị Linh không thông báo ngay cho chồng, âm thầm lên mạng tìm hiểu cách ăn uống, đi đứng… tốt cho thai nhi. Chị dự định, thai nhi ổn định sẽ báo tin vui cho chồng và hai bên gia đình.
Tuy nhiên, đúng dịp đó, chị Linh cùng cả nhà chồng về quê ăn Tết. Tất cả cùng nằm chung một phòng trên tàu hỏa.
Trong lúc sắp xếp hành lý, chị Linh làm rơi que thử thai xuống sàn. Mẹ chồng chị nhặt được que và hỏi con dâu. Vì vậy, chị đành thông báo sớm với cả nhà.
Chị Linh nói, bản thân may mắn khi có một thai kỳ không mệt mỏi, không thèm ăn. Gần ngày dự sinh, chị được bác sĩ thông báo có dấu hiệu sắp sinh và yêu cầu nhập viện. Tuy nhiên, chị dự đoán mình chưa sinh, nhất quyết về nhà ngủ.
Chị Linh kể: “Tôi không biết tại sao lúc đó lại tự tin như thế. Có lẽ, linh cảm của người mẹ thường chính xác”.
5h sáng ngày hôm sau, chị Linh thức dậy, tắm rửa, thay quần áo, chuẩn bị vật dụng thiết yếu và bắt đầu hành trình đi sinh.
Mua nhà mới được đón con
Dù trải qua thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ nhưng chị Linh phải đối diện thử thách là những cơn đau đẻ quằn quại.
Lần đầu sinh con, chị Linh không rõ những phương pháp sinh con không đau. Thế nên, bác sĩ tư vấn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để “đẻ không đau” thì chị tự tin từ chối.
“Lúc bác sĩ tư vấn, tôi không thấy đau nên nghĩ không cần thiết phải tiêm. Thế nhưng, ngay sau đó, tôi bắt đầu cảm nhận được những cơn đau khủng khiếp ập đến. Đúng như các bà các mẹ hay bảo là đau đến mức cầm thanh giường vắt ra nước”, chị Linh chia sẻ.
Vượt cạn an toàn, chị Linh được nhà mẹ đón về quê chăm sóc trọn 6 tháng. Em bé ngoan ngoãn, dễ nuôi và hay cười.
Hạnh phúc làm mẹ chưa được bao lâu, chị Linh phải đối diện với những xáo trộn của cuộc sống. Qua đấu tranh tâm lý, chị quyết định chấm dứt hôn nhân.
“Con tôi còn quá nhỏ. Đáng ra, bé phải được lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Mỗi lần nhìn con, tôi thấy thương vô cùng, cảm giác tội lỗi cứ vây lấy”, chị Linh tâm sự.
Ly hôn khi con tròn 16 tháng tuổi, chị Linh chưa đủ khả năng tài chính và tâm lý không ổn định. Thế nên, bố mẹ chồng đưa ra yêu cầu nếu chị mua được nhà ở TP.HCM thì mới được đón con về.
Thương con, không muốn bé chịu khổ cùng mình, chị Linh lựa chọn cho con sống cùng ông bà nội.
Để sớm đoàn tụ với con gái, chị Linh lao vào làm việc, vắt kiệt sức kiếm tiền mua nhà. Chị không còn thời gian suy nghĩ đến những chuyện tiêu cực mà chỉ ước có thật nhiều tiền.
Đó là chuỗi ngày chị làm việc xuyên đêm, rồi tranh thủ thời gian chạy sang nhà chồng cũ thăm con.
Vượt qua nghịch cảnh, chị Linh mua nhà lúc con gái 4 tuổi. Thời điểm đó, dịch bệnh bùng phát, ông bà nội của bé phải về miền Bắc. Do đó, bé thuận lợi đoàn tụ cùng mẹ.
Hiện tại, con gái đầu của chị Linh đã có thể giúp mẹ chăm em, làm việc nhà. Đặc biệt, cô bé rất hiểu chuyện và yêu thương mẹ thật nhiều.