
 |
Chưa bao giờ Việt Nam chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt sân chơi sắc đẹp trên phạm vi cả nước như thời gian qua. Tính trong năm 2022, trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu ở cấp độ quốc gia và các tỉnh, thành phố được tổ chức.
Nhìn ở bề nổi, sự hiện diện của nhiều sân chơi sắc đẹp trong thời gian ngắn chứng tỏ đời sống tinh thần của người Việt đang trở nên sôi động hơn sau đại dịch. Đồng thời, các giá trị về mặt tinh thần, đặc biệt là nét đẹp người phụ nữ được tôn vinh, đề cao.
Tuy nhiên, đặt trong bức tranh tổng quan về các giá trị phổ quát văn hóa, sự phát triển xã hội, tư duy của các đơn vị tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam đang lệch lạc so với thế giới. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài.
Thỏa thuận ngầm phía sau một cuộc thi hoa hậu
Trong đời sống xã hội loài người, các cuộc thi sắc đẹp đã có lịch sử hình thành hàng nghìn năm, không phải là phát minh của thời hiện đại như suy nghĩ của số đông. Những sân chơi sắc đẹp đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa cổ đại… với mục đích chính là giải trí. Đàn ông cũng có thể tham gia các cuộc thi này, không chỉ riêng phụ nữ.
Từ tiêu chuẩn ban đầu là chú trọng hình thể các thí sinh, ngày nay, những cuộc thi hoa hậu phát triển thêm nhiều nội dung khác như phỏng vấn, ứng xử, tài năng…
Vài thập kỷ qua, hàng loạt các cuộc thi hoa hậu, người đẹp mới được mở ra trên thế giới. Trên bình diện chung, mọi thứ trở nên phổ biến, quen thuộc.
So với các quốc gia khác, Việt Nam là nước đi sau về việc tổ chức các sân chơi sắc đẹp. Lịch sử cuộc thi hoa hậu lâu đời nhất phải kể đến là Hoa hậu Việt Nam (do báo Tiền Phong tổ chức) vào năm 1988. Trải qua hơn 3 thập kỷ, việc trên dưới 30 cuộc thi nhan sắc được tổ chức liên tiếp trong năm 2022 là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Khi nghiên cứu về lịch sử hoa hậu ở các nước phương Tây và Việt Nam, dễ nhận thấy các cuộc thi nhan sắc trong nước đang đi lệch lạc, thiếu mục đích rõ ràng.
Lệch lạc ở chỗ, trong cùng thời điểm, hàng loạt sân chơi sắc đẹp mở ra, bất kể độ tuổi (từ thiếu niên tới quý bà), nghề nghiệp và giới tính, chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi nhìn vào hiện tượng này, tôi thấy có sự biến tướng, hổ lốn và loạn xạ. Không có gì là đặc sắc, cảm giác như một nồi lẩu thập cẩm nhạt nhẽo. Các cuộc thi hoa hậu dần rời xa giá trị nguyên thủy là đề cao vẻ đẹp hình thể, dung nhan, tài năng cùng những đóng góp giá trị cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện.
Việc nhiều tổ chức, đơn vị ở Việt Nam tham vọng kiến tạo một nền công nghiệp hoa hậu, tôi nghĩ đó chỉ là hô hào cho những mưu đồ ẩn khuất.
Bức tranh phía sau một cuộc thi hoa hậu không phải màu hồng như suy nghĩ của nhiều người. Đó thực chất là những cuộc làm ăn, phi vụ kiếm tiền và mặc cả ngầm mà chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ.
Những đồn đoán về những bàn tay có mùi tanh tao của tiền bạc thò vào phía sau sân khấu, khiến cho những sân chơi này không còn giá trị, danh hiệu của cô gái đứng đầu không còn thực chất như nó vốn có. Rời khỏi sân chơi sắc đẹp, nhiều cô gái đội vương miện vướng vào tin đồn quảng cáo web phim người lớn, cặp đại gia có vợ, mua giải…
Một thí sinh đại diện Việt Nam góp mặt ở sân chơi sắc đẹp quốc tế nhầm lẫn Doraemon là nhân vật của Disney trong vòng phỏng vấn… Tất cả đó đều là hệ lụy từ thực trạng bùng nổ, lạm phát hoa hậu trong nước.
Giá trị ảo của hoa hậu
Từ vị trí quan sát của một nhà báo, người nghiên cứu truyền thông văn hóa trong vài thập kỷ qua, tôi nhận thấy các cuộc thi hoa hậu trong nước phần nhiều không thể mang những giá trị kiến tạo văn hóa hay đóng góp gì cho xã hội hay sự phát triển đất nước. Nó chỉ tạo ra những giá trị ảo không đáng có, góp phần gia cường xô đẩy các giá trị xã hội theo hướng lệch chuẩn.
Tôi quen một vài người bạn ở Việt Nam có con gái khá xinh xắn và có nhiều tài năng như múa, hát, trình diễn. Họ cũng gửi con đi thi sắc đẹp dù tuổi còn khá nhỏ. Những trường hợp như những người bạn kể trên của tôi khá phổ biến thời gian qua.
Tôi quan sát sự việc này theo hướng đáng lo, đáng buồn hơn là niềm vui. Bởi vì, theo cái nhìn sâu xa, cả một xã hội bây giờ đang nhốn nháo chạy đua đến vương miện sắc đẹp. Họ tìm kiếm những giá trị gì ở đó? Danh hiệu, tiền bạc hay mục đích nào khác?
Những ông bố, bà mẹ đưa con cái của họ vào một cuộc ganh đua quá sớm. Ở độ tuổi mà những đứa trẻ chỉ nên hưởng thụ một tuổi thơ trong lành, thuần khiết. Quãng thời gian ngắn ngủi đẹp đẽ của các con bị cướp đi một cách trắng trợn bằng chính tham vọng của người lớn.
Nhìn những mầm non mới lớn xuất hiện trên sân khấu, diện trang phục hở hang khoe hình thể, nhún nhảy các tiết mục vốn dĩ chỉ dành cho người lớn, tôi thấy thực sự buồn. Những điều bất thường đang hiện diện, đầy rẫy trước mắt chúng ta, nhưng vì nhiều lý do, chúng ta đều nhắm mắt cho qua.
Người lớn có thể chạy đua theo những hư danh nhưng đừng xô đẩy trẻ con vào các cuộc đua tranh như thế. Hành động đó là thiếu nhân văn đối với bọn trẻ. Nếu những người đứng đầu các đơn vị tổ chức sắc đẹp trong nước yêu trẻ con và mong muốn cống hiến cho đất nước, hãy để trẻ em tránh xa các sân chơi hoa hậu.
Ở Đức, nơi tôi có gần 10 năm sống và làm việc, họ tôn trọng những giá trị thật, không tổ chức vô tội vạ các cuộc thi sắc đẹp. Những giá trị ảo, danh hiệu phù phiếm sẽ bị tẩy chay.
Một cô gái khi trở thành hoa hậu phải là chuẩn mực của sắc đẹp lẫn đạo đức để cộng đồng nhìn vào đó và học tập. Tuy nhiên, số lượng hoa hậu như thế ở Việt Nam là bao nhiêu. Hay sau đăng quang, họ chỉ được công chúng nhắc đến bởi những cuộc hôn nhân với đại gia, đời sống sang chảnh, món đồ hàng hiệu, phát ngôn lệch chuẩn và không ít thị phi đời tư.
“Ra ngõ gặp hoa hậu” là thực trạng đáng báo động hiện nay. Tôi ủng hộ những động thái từ cơ quan quản lý để thắt chặt các cuộc thi hoa hậu vô bổ. Xã hội không nên chạy đua vào các giá trị hư ảo.
Đặc biệt, truyền thông không nên góp những “tiếng vỗ tay” vào sự ồn ào, khó chịu như thế này.
(Theo Zing)
" alt=""/>Những thương vụ bạc tỷ sau các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam
Clip Cẩm Ly chia sẻ:Đã qua thời làm việc bán mạng để kiếm tiền
Ra mắt show bolero trực tuyến sau 3 năm tạm ngưng hoạt động, chị kỳ vọng điều gì với lần trở lại này?
Show Tuyệt phẩm trữ tình xưa và nay được tôi và chồng ấp ủ từ cuối năm 2019. Do dịch Covid-19, dự án phải hoãn suốt thời gian qua. Khác với các sản phẩm trước, show lần này của chúng tôi sẽ gồm nhiều tập, phát trực tuyến Youtube hàng tuần. Mỗi tập là một liên khúc bolero, gồm các ca khúc trữ tình kinh điển và ra đời gần đây.
Việc hát liên khúc với thời lượng 30 phút là một thách thức không nhỏ với ê-kíp. Ngoài việc đổi mới về phần hòa âm, chúng tôi phải chọn các ca khúc có sự liên kết, khiến người nghe không nhàm chán.
Do nghỉ hát quá lâu nên bước vào phòng thu tôi cảm giác như người mới đi hát. Tôi hồi hộp không biết khán giả đón nhận bài hát mới, giọng hát mới của mình thế nào. Thị trường âm nhạc khắc nghiệt, đào thải nhanh, người ta nghỉ vài tháng đã sợ bị lãng quên, trong khi tôi nghỉ vài năm rồi.
 |
Sau 3 năm tạm ngừng ca hát vì mất giọng, Cẩm Ly trở lại với show Tuyệt phẩm trữ tình xưa và nay. |
Ngừng hát 3 năm vì gặp vấn đề về sức khỏe và giọng hát. Tình hình sức khỏe của chị hiện tại thế nào?
Tôi cảm nhận sức khỏe mình sa sút trong những năm gần đây. Bây giờ, nếu làm việc với tần suất liên tục, tôi sẽ mệt và đuối sức ngay. Mỗi lần hoàn thành liveshow, tôi như người đánh trận trở về, phải nằm viện để hồi phục sức khỏe.
Trước đó, do viêm xoang ảnh hưởng nên tôi dừng việc ca hát, thỉnh thoảng mới nhận một vài show cho đỡ nhớ nghề. Sau mỗi đêm diễn, tôi thường thất vọng vì lực bất tòng tâm, không thể hát đúng như ý bản thân mong muốn.
Hiện giọng hát của tôi trở lại khoảng 80% dù âm sắc không còn trong trẻo như xưa. Tuy vậy, tôi không hấp tấp mà học cách chấp nhận vì bệnh phải cải thiện dần, không thể một sớm một chiều lấy lại phong độ.
Hà Phương đút ăn, Minh Tuyết xoa bóp khi tôi bị bệnh
Chị từng lo lắng, khủng hoảng vì lo sợ mất giọng. Quá trình điều trị trong 3 năm hẳn là trải nghiệm khó quên trong đời chị?
Tôi có tiền sử bị viêm xoang nhưng suốt nhiều năm chỉ uống thuốc cầm chừng, không trị tận gốc. Đến cuối năm 2017, bệnh tình trở nặng khiến tôi suy sụp. Tôi không thể hát vì dịch đầy trong mũi, ngay cả nói chuyện cũng khó khăn hơn bình thường.
Trong mấy tháng đầu, tôi chạy chữa khắp nơi, thử qua nhiều loại thuốc. Bác sĩ thăm khám bảo phải mổ nhưng tôi chần chừ vì nếu phẫu thuật, bệnh sẽ giảm nhưng đồng thời giọng hát bị ảnh hưởng.
Gia đình tôi khi ấy lo lắng, khuyên nên sang Mỹ thăm khám cẩn thận. Kết quả khi sang đây, tôi được chỉ định phải mổ nạo xoang, điều trị cả tháng trời. Nằm trên giường bệnh, nhiều lúc tôi lo lắng khủng hoảng và ứa nước mắt khi nghĩ về tương lai sau này. Tôi rất sợ bị mất giọng, không thể lên sân khấu hát và gặp gỡ khán giả.
May mắn cho tôi khi 2 người em Hà Phương, Minh Tuyết đều định cư tại Mỹ. Mọi giấy tờ, thủ tục nhập viện, chăm lo đều có gia đình 2 cô em của mình lo chu đáo. Mọi người hay trêu tôi chưa thấy ai sướng như Cẩm Ly, một người bệnh mà cả gia đình bỏ mọi việc để lo. Quả thật khi ấy tôi như một đứa trẻ, lúc nào cũng có người bên cạnh, an ủi, Phương đút ăn, Tuyết xoa bóp tay chân. Nhờ động lực tinh thần lớn như thế, tôi tự nhủ mình phải vượt qua bệnh tật.



Sau bạo bệnh, chị ý thức việc chăm sóc sức khỏe thế nào?
Tôi là người không giỏi chăm sóc bản thân, thường nói vui là ngược đãi chính mình. Những hôm không đi diễn, tốt nằm lướt điện thoại, cày phim, chơi game đến 2, 3 giờ sáng. Tôi biết điều đó có hại cho sức khỏe, tự nhủ mình phải bỏ nhưng nhiều lần thất bại.
Ngoài thức khuya, tôi còn không biết tẩm bổ. Đồ ăn ngon, thực phẩm chức năng bổ trợ cho sức khỏe, tôi đều không biết dùng. Có lần, tôi thấy Lê Dương Bảo Lâm dùng đồ tẩm bổ nhưng không biết đó là gì, tôi bèn hỏi thì bị Lâm chọc quê. Nói chung, tôi quê mùa lắm, đến cả mạng xã hội còn không biết dùng nhiều.
Những lúc đi quay, bạn diễn ăn uống để lấy sức, còn tôi thường chẳng quan tâm. Ai đưa gì tôi ăn nấy, họ không đưa tôi cũng không ăn. Có hôm về nhà, tôi không nhớ mình đã ăn tối hay chưa nữa. Vì ngược đãi bản thân nên gần đây sức khỏe tôi giảm đi nhiều, không còn được như trước. Tôi cũng đang dần tập dần để cơ thể được tốt hơn.
Ngoài lý do sức khỏe, nhiều người bảo Cẩm Ly quá giàu nên giờ đây không còn mặn mà chạy show, event kiếm tiền như nhiều đồng nghiệp nữa. Chị nói gì về thông tin này?
Mỗi người trong cuộc sống luôn cần lao động để kiếm tiền. Nhưng nếu vì đồng tiền mà làm việc bán mạng, tôi nghĩ mình đã qua cái thời đó rồi. Nhiều người nói sao thấy tiền mà chê, nhưng theo tôi bản thân thấy đủ là đủ. Tôi giờ đây không đặt nặng vấn đề kinh tế lên hàng đầu trong cuộc sống mình.


Ngày còn trẻ tôi chạy show gần như khắp cả nước. Từ Nam chí Bắc, Đồng bằng Duyên hải, Lạng Sơn, Cao Bằng đến tận Mũi Cà Mau... không nơi nào không có mặt Cẩm Ly. Những bôn ba, vất vả để tích lũy mọi thứ cho đến tận bây giờ tôi cảm thấy đã đủ với mình.
Ba năm qua, dù tôi không thể đi hát nhưng được mời làm giám khảo, huấn luyện viên ở các gameshow. Ông xã tôi cũng là giám đốc âm nhạc cho các chương trình trên sóng truyền hình. Cả 2 chúng tôi bằng cách này hay cách khác cũng phải làm việc kiếm tiền để tài chính gia đình được đảm bảo.
Tuấn Chiêu – Minh Tuyền
Ảnh: Minh Tuyền
Clip: MT & Hạnh Hạnh

Chồng Cẩm Ly chiều vợ chi tiền tỷ làm liên khúc dài 30 phút
Trong thời gian nghỉ dịch, nhạc sĩ Minh Vy - chồng ca sĩ Cẩm Ly thực hiện một dự án đặc biệt khi kết hợp ghi hình nhiều ca khúc hit của vợ thành một liên khúc.
" alt=""/>Cẩm Ly phải sang Mỹ để mổ nạo xoang, khủng hoảng đến phát khóc