Theo Cục An toàn Thực phẩm, sản phẩm này do Nhà máy sản xuất - Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly (Địa chỉ: Khu Công nghiệp Nguyên Khê, tổ 61 trị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất và Công ty Cổ phần Dược Vinaphaco (Địa chỉ: Tầng 2, số 500 Trần Khát Chân, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Đáng lưu ý, website này còn đăng tải ý kiến của PGS.TS Trần Đình Ngạn, nguyên phó Giám đốc BV Quân Y 103 cho rằng: "Sản phẩm Bricina địa long Bảo Huyết có tác dụng rất tốt trong việc phá cục máu đông, dự phòng bệnh, giảm điều trị do huyết tắc, dự phòng bệnh, di chứng của huyết tắc". Đây là nội dung không được phép trong quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng.Theo đó, sản phẩm này được quảng cáo là “giải pháp” phục hồi cho người bị tai biến mạch máu não" khiến người bệnh lầm tưởng sản phẩm này có công dụng như thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, giấy xác nhận nội dung quảng cáo Số 00130/2020/ATTP-XNQC, cấp ngày 21/01/2020 và Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Số:11792/2019/ĐKSP, cấp ngày 17/10/2019, sản phẩm Bricina địa long Bảo Huyết chỉ được Cục An toàn Thực phẩm công nhận là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ với công dụng hỗ trợ sau tai biến do tắc mạch máu.
Hiện Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý trường hợp vi phạm nói trên.
Minh Tú
" alt=""/>Người dân cần cẩn trọng với quảng cáo Bricina địa long bảo huyếtTừ tháng 5 đến tháng 11/2023, do thiếu hụt máu gây ảnh hưởng đến công tác điều trị bệnh cho bệnh nhân của khu vực miền Tây, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ đã phải nhận sự hỗ trợ cung cấp từ các trung tâm huyết học truyền máu trên cả nước như Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP.HCM…
Nhằm hỗ trợ công tác hiến máu tại khu vực, cuối tháng 11/2023, Công ty TNHH Bình Việt Đức đã gửi đến Sở Y tế Cần Thơ hơn 10.000 phần quà cho người hiến máu với tổng giá trị gần 2 tỷ đồng. Trong đó mỗi phần quà trị giá 180.000 đồng bao gồm nhu yếu phẩm như đường, sữa, bánh… giúp người hiến máu bồi dưỡng sức khỏe.
Trong tháng 12/2023, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh miền Tây đẩy mạnh triển khai việc tiếp nhận máu hiến tại các tỉnh thành miền Tây, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm máu, kịp thời hỗ trợ công tác điều trị cho người bệnh trong khu vực.
BS. Nguyễn Ngọc Việt Nga - Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ chia sẻ: “Chúng tôi chân thành cảm ơn tấm lòng hảo tâm Công ty TNHH Bình Việt Đức, các phần quà tặng dành cho người hiến máu đã giúp đỡ rất nhiều cho ngành Y tế Cần Thơ nói riêng và các tỉnh thành miền Tây nói chung”.
Ông Ngô Đức Bình - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bình Việt Đức cho biết: “Với mong muốn đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách trước mắt nói chung và công tác hiến máu nhân đạo của khu vực miền Tây nói riêng, chương trình “Tài trợ 10.000 phần quà cho người hiến máu” nhằm hỗ trợ vấn đề khan hiếm máu rất cấp bách trong suốt thời gian qua. Chúng tôi hy vọng những phần quà này không chỉ bồi dưỡng sức khỏe cho người hiến máu mà còn giúp giảm bớt những khó khăn trong công tác hiến máu nhân đạo của các tỉnh thành miền Tây. Đây cũng chính là sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty TNHH Bình Việt Đức trong việc mang đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước”.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Bình Việt Đức ‘tiếp sức’ người hiến máu ở các tỉnh miền TâyVợ anh, chị Đỗ Thị Lan (giáo viên mầm non), vẫn kiên định động viên chồng chờ đợi, khi nào có điều kiện hai người sẽ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Hai năm trước, khi biết tin Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ quân nhân hiếm muộn, hai vợ chồng lập tức đến nộp hồ sơ.
"Đúng ngày ra ngân hàng quyết tâm vay lấy tiền đi làm IVF, tôi nhận được thông báo vợ chồng mình là 1 trong 10 cặp đôi được thụ tinh miễn phí. Nhận được điện thoại, tôi đã bật khóc và nhanh chóng báo tin cho vợ", anh nhớ lại.
May mắn, trong lần đầu tiên thực hiện IVF, chị Lan đã có thai. Họ quyết định đặt tên con gái đầu lòng là Thiện An với mong muốn bé luôn bình an, may mắn. Hiện tại, vợ chồng anh chị còn 9 phôi và quyết định chờ 2-3 năm tới sẽ chuyển tiếp để có thể sinh thêm con.
Cùng cảnh ngộ, Thượng úy Nguyễn Đình Đức (công tác tại Đồn biên phòng Huổi Luông, Bộ Độ biên phòng tỉnh Lai Châu) và vợ Võ Thị Thanh (trú tại Nghệ An) kết hôn được 3 năm nhưng chưa có con. Năm 2022, khi xuống Hà Nội khám vô sinh hiếm muộn, bác sĩ chẩn đoán anh Đức bị tinh trùng yếu, dị dạng. Người vợ phải thông vòi trứng.
Nghe bác sĩ tư vấn, anh rất buồn vì điều kiện kinh tế gia đình chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày và phụ mẹ chữa bệnh nhược cơ. Hai vợ chồng đành gác lại chuyện sinh con. May mắn mỉm cười với hai vợ chồng khi họ nằm trong danh sách những cặp đôi hiếm muộn được điều trị miễn phí. "Cả hai vợ chồng tôi ôm nhau khóc, thế là niềm hy vọng lại thắp lên sau nhiều năm tuyệt vọng", anh Đức chia sẻ.
Theo bác sĩ Lê Thị Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, quân nhân thường phải công tác xa gia đình, đặc thù công việc khiến nhiều người chậm hoặc chưa thể có con. Đến nay, các bác sĩ đã hỗ trợ đón 17 em bé là con các cặp vợ chồng quân nhân chào đời.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thông thường, một cặp vợ chồng dưới 30 tuổi và quan hệ tình dục thường xuyên khoảng 2-3 lần/tuần sẽ có thai trong vòng một năm đầu khi không sử dụng biện pháp ngừa thai. Tuy nhiên, sau thời gian này, nếu vợ không có thai, chắc chắn có các nguyên nhân bệnh lý khác.
Trong đó, nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới là bất thường chất lượng và số lượng tinh trùng, thiếu hụt nội tiết vì suy tuyến sinh dục, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, nghiện thuốc lá hay rượu.
Hiếm muộn ở nữ giới thường do tổn thương vòi trứng, nhiễm trùng vùng chậu, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, rối loạn rụng trứng hay không rụng trứng, lạc nội mạc tử cung, khối u buồng trứng.