Cụ thể, ngày 21/10, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình Nguyễn Quang Anh đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Phùng Văn Chiến trong vòng 15 ngày kể từ ngày 21/10.Lý do của quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Phùng Văn Chiến là để xem xét, xử lý kỷ luật đối với vi phạm của cá nhân ông này trong sử dụng văn bằng để được tuyển dụng, bổ nhiệm.
Ông Chiến có trách nhiệm bàn giao tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và công việc đang quản lý, thực hiện theo quy định; đồng thời trong thời gian tạm đình chỉ công tác phải báo cáo, giải trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo yêu cầu của Sở Xây dựng Thái Bình.
 |
Ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình bị nghi sử dụng bằng giả bởi thời điểm năm 2002, người ký bằng tốt nghiệp chưa phải là Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô. |
Trước đó, dư luận xôn xao thông tin ông Chiến sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả của Trường ĐH Dân lập Đông Đô.
Chi tiết gây nghi vấn là thời điểm năm 2003, PGS.TS Nguyễn Niên - người ký bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên - vẫn đang là quyền hiệu trưởng.
Trong khi văn bằng tốt nghiệp đại học ông Chiến nộp để được tuyển dụng, bổ nhiệm là bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Dân lập Đông Đô vào năm 2002, hệ chính quy, ngành kiến trúc do PGS.TS Nguyễn Niên ký, nhưng chức danh trong văn bằng tốt nghiệp lại đề PGS.TS Nguyễn Niên là hiệu trưởng.
Trước khi được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Thái Bình vào tháng 6/2018, ông Phùng Văn Chiến là Phó Viện trưởng của Viện này.
Hải Nguyên

Hàng loạt giáo viên sử dụng bằng giả, Giám đốc Sở Giáo dục nói gì?
Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho hay, nếu phát hiện trường hợp giáo viên trực thuộc Sở quản lý sử dụng bằng giả, không đúng quy định thì ngay lập tức xử lý theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Viện trưởng bị đình chỉ vì dùng bằng giả của Đại học Đông Đô
Liên quan đến việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên, câu hỏi mà nhiều thầy cô đặt ra là có nhất thiết cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không.Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không phải là một câu chuyện mới.
Đây là điều là hiển nhiên, được áp dụng chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực chứ không riêng gì ngành giáo dục theo quy định của Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ.
Vậy tại sao, nó vẫn khiến giáo giới xáo động những ngày qua?
Mất thời gian và tốn kém?
Không chỉ là những câu hỏi cụ thể về việc mình có giữ được hạng hay được xếp vào hạng mấy, nhiều thầy cô phản hồi về VietNamNetđã nêu lên những bất cập trong việc đi học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Hiên nay, việc học lấy chứng chỉ này hoàn toàn do nhu cầu của giáo viên và giáo viên phải tự bỏ tiền ra trả. Tùy từng địa phương hoặc các cơ sở đào tạo mà chi phí cho một khóa bồi dưỡng và thi chứng chỉ vào khoảng gần 2-2,5 triệu đồng.
“Ngay sau khi các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT được ban hành, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm đã gửi thông báo đến các địa phương, các trường học thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Chúng tôi đọc thông báo thấy các đơn vị này thông báo lịch học chỉ có 5 buổi tối nhưng học phí là 2,5 triệu đồng/ học viên. Nội dung chương trình học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gồm 10 chuyên đề đa phần trùng lặp với các nội dung mà giáo viên đã tập huấn trong những năm qua và trong nội dung 9 modul mà giáo viên đang tập huấn trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Vậy là giáo viên phải học những kiến thức cũ, quen thuộc, không có bao nhiêu kiến thức mới nhưng phải đầu tư 2,5 triệu đồng/ chứng chỉ” – anh Nguyễn Đăng, giáo viên ở An Giang cho hay.
 |
Mầm non, tiểu học và THCS là những bậc học có nhiều điểm mới trong xếp hạng, bậc giáo viên |
Trong khi đó, thầy giáo Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa) nhận định: “Chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức chung. Cụ thể, Phần I - Kiến thức về chính trị, quản lý Nhà nước và các kỹ năng chung, Phần II - Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, Phần III - Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Đây không phải là kiến thức chuyên môn và nhiều nội dung kiến thức bồi dưỡng thầy cô đã học trong chương trình đào tạo giáo viên”.
Theo thầy Lực, để được đứng trên bục giảng, các thầy cô phải mất 3 năm đối với hệ cao đẳng sư phạm, 4 năm với hệ đại học. Các thầy cô đảm bảo được trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và thể hiện trong các văn bằng cao đẳng, đại học sư phạm (hoặc chứng chỉ sư phạm cho giáo viên tốt nghiệp đại học ngoài sư phạm).
“Do đó, với đa số giáo viên, việc phải học để có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III là không cấp thiết và cần thiết, không phải học để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, cho việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện từ năm 2019-2020 (đối với lớp 1) mà học chỉ để cập nhật cho đủ chứng chỉ theo Thông tư” – ông Lực khẳng định.
Một giáo viên tiểu học ở Lạng Sơn cho biết chị dự định sẽ học chứng chỉ nghề nghiệp hạng II để được hưởng lương đại học.
“Tôi có bằng đại học đã 6 năm, năm ngoái có đợt chuyển nhưng tôi lại chưa có chứng chỉ nên không được làm hồ sơ. Vì vậy tới đây, tôi sẽ đi học để lúc nào cần là có chứng chỉ ngay”.
Khóa bồi dưỡng mà chị định đăng ký học có học phí khoảng 2 triệu đồng, do Trường CĐ Sư phạm tỉnh tổ chức.
Tâm tư chuyện 'nâng hạng, tụt hạng'
Một hiệu trưởng cho hay, cả nước có hơn 1 triệu giáo viên. Với đối tượng rộng như vậy nên đương nhiên khi một chính sách mới có hiệu lực sẽ gây những xôn xao. Đây là chuyện bình thường.
Việc nâng hạng, tụt hạng hay giữ hạng chắc chắn ảnh hưởng đến tâm tư của giáo viên.
Tuy nhiên, theo tính toán của ông, nếu chiếu theo bảng lương mới, một giáo viên hạng 2 (theo thông tư mới) vẫn có tổng lương cao hơn so với hạng 1 của thông tư cũ. Vì vậy, vị hiệu trưởng này cho rằng, nhiều giáo viên lo lắng đôi khi xuất phát từ tâm lý.
“Có chứng chỉ thì mới được tăng hạng, tăng bậc – tức là tăng lương (dù chưa đến lúc tăng). Chẳng biết cần hay chưa nhưng mọi người đi học thì mình cũng phải đi cho an tâm, không đến lúc cần lại không có”.
Một nguyên nhân khác khiến giáo viên “nổi sóng” trong đợt này còn bởi những bức xúc đã âm ỉ lâu nay. Trong phản hồi gửi về VietNamNet, nhiều thầy cô cho hay họ đã phải… chờ đợi rất lâu mới được thi nâng hạng.
Cô giáo N.T.X.H. ở Bình Thuận cho biết đã tốt nghiệp đại học sư phạm năm 2013, có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II và từ năm 2013 là giáo viên tiểu học chính.
“Như vậy, căn cứ khoản g, điểm 3, Điều 4 thì đến năm 2019 tôi đã giữ hạng 6 năm, đủ điều kiện để dự thi/ xét chức danh nghề nghiệp hạng II. Nhưng đến nay, tỉnh Bình Thuận vẫn không tổ chức thi/ xét. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai?”.
Thầy giáo Đ.Đ.K. ở Hà Nội cũng cùng nỗi băn khoăn đặt câu hỏi: “Bao nhiêu lâu thì các tỉnh, thành tổ chức thi hoặc xét tuyển nâng hạng cho giáo viên, hay mỗi năm một lần?”.
Thầy K. cho biết nhiều giáo viên tiểu học và THCS đã có bằng đại học về chuyên môn từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, trong năm 2020, khi TP Hà Nội tổ chức xét nâng hạng các giáo viên đó chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên không được xét.
Trong khi đó, một độc giả khác thẳng thắn: “Ví dụ lâu nay họ đang ở hạng 1, nhưng bây giờ không có bằng thạc sĩ bị xếp hạng 2. Đang hạng 1 bị hạ xuống hạng 2 là không thích rồi, nên họ tâm tư”.
Ngân Anh

Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tài
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
" alt=""/>Vì sao chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chỉ 2 triệu đồng khiến giáo viên lên ‘cơn sốt’?

 |
|
Trang France24 dẫn tin từ Cục Hải quan Philippines (BOC) cho biết, việc phá huỷ các ô tô xa xỉ trên là để phát đi thông điệp rằng chính phủ nước này nghiêm túc trong nỗ lực chống buôn lậu.
Trong một bản tin đăng trên Facebook ngày 18/6, BOC đăng loạt ảnh cho thấy một loạt mẫu xe sang trọng như một chiếc McLaren 620R còn mới, một chiếc Bentley và Porsche 911 đã qua sử dụng bị nghiền nát. Tổng trị giá của những chiếc ô tô trên là trên 1 triệu Euro.
Ảnh cũng cho thấy ô tô Genesis của Hyundai và Solara của Toyota, Jeeps của Mitsubishi cũng bị phá huỷ.
BOC cho biết, tất cả số xe trên đều được nhập khẩu trái phép vào Philippines và bị bắt giữ vào các lần khác nhau trong khoảng thời gian từ 2018 tới 2020.
Kể từ năm 2018, theo một chỉ thị của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, BOC thường phá huỷ xe nhập lậu thay vì bán đấu giá. Việc phá huỷ này nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ tới những kẻ buôn lâu cũng như ngăn chúng mua lại xe từ các phiên đấu giá.
Trong năm 2020, BOC thu giữ số ô tô và các mặt hàng liên quan trị giá 6,15 triệu Euro.
Hoài Linh

Tổng thống Philippines dọa bỏ tù người từ chối tiêm vắc xin
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa bỏ tù những người từ chối tiêm vắc xin ngừa virus corona.
" alt=""/>Hải quan Philippines nghiền nát một loạt ô tô đắt tiền