Theo quy định của Sở, từ ngày 29/4 đến ngày 11/5 các trường THCS tổ chức cho phụ huynh học sinh và học sinh tư vấn về xét tốt nghiệp THCS và làm đơn nộp thi tuyển vào lớp 10 tại trường phổ thông nơi học lớp 9.
Ngày 13/5, Sở sẽ công bố số lượng học sinh đăng ký các nguyện vọng 1, 2, 3 trên toàn thành phố để phụ huynh và học sinh tham khảo. Từ ngày 13-19/5 phụ huynh và học sinh có thể xin điều chỉnh nguyện vọng ưu tiên và nộp tại trường phổ thông nơi học lớp 9.
Thí sinh thi vào lớp 10 dự thi 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật) trong 2 ngày 11 và 12/6. Thí sinh thi vào trường chuyên, lớp chuyên sẽ thi thêm môn chuyên vào chiều ngày 12/6.
Chỉ tiêu cụ thể như sau:
![]() |
![]() |
![]() |
Nhật Kim Anh tuân thủ đúng quy định không tụ tập đông trong mùa dịch. Mặc dù phát gạo từ thiện là nơi tập trung đông người, nhưng nữ diễn viên cùng những người tham gia đã làm vạch cách 2m và xịt khuẩn cho bà con trước khi vào nhận gạo.
Chia sẻ với VietNamNet, nữ diễn viên nói: "Trong thời gian cách ly toàn xã hội mình có nhiều thời gian cho bản thân nhiều hơn, ở nhà chăm chút nhà cửa và dành nhiều thời gian tu tập, niệm Phật hoặc học thêm các món ăn mới. Ngoài ra ở nhà thì tôi còn có thời gian nghiên cứu thêm các phương pháp kinh doanh, định hướng xây dựng thương hiệu mỹ phẩm mà mình đang theo đuổi.
![]() |
Nhật Kim Anh phát mì và gạo cho người nghèo. |
Tuy nhiên, Nhật Kim Anh thật sự cảm thấy bứt rứt khi thấy xung quanh khu mình sinh sống, làm việc có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật ra tình hình khó khăn chung, ai cũng đều có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng nên mình may mắn ngày vẫn ăn đủ 3 bữa, sức khoẻ tốt vậy là vô cùng đáng quý rồi. Còn rất nhiều vấn đề trong cuộc sống mà Nhật Kim Anh đang phải đối mặt nhưng bản thân vẫn mong muốn giúp đỡ cho bà con quanh khu vực mong mọi người cố gắng vượt qua giai đoạn này. Nhà nước mình đang kiểm soát dịch rất tốt nên mong mọi người hãy vững tin và quyết tâm cùng các cơ quan, chính quyền vượt qua đại dịch".
Tùng Nguyễn
Nghệ sĩ Việt Hương, Lê Bê La, NTK Đức Vincie,... hỗ trợ cho người nghèo, bán vé số, gánh hàng rong giữa dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn ở miền Tây.
" alt=""/>Nhật Kim Anh phát 300 thùng mì và 3 tấn gạo cho người nghèo mùa dịchCuốn sách Hai bên chiến tuyếndo NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành là những câu chuyện về chiến tranh, do hoàn cảnh đưa đẩy những gia đình có anh em, bà con ruột thịt, hàng xóm, bạn bè tham gia chiến trận ở hai chiến tuyến đối đầu. Còn gì đau đớn và ám ảnh bằng việc những gia đình bị tan nát, xáo trộn bởi lằn ranh chiến tuyến, tác động đến cuộc sống và tình cảm của họ. Thật vậy, ngày trở về không trọn vẹn và đó lại là điều “bình thường” của nhiều gia đình Việt Nam. May mắn hơn thì nước mắt của ngày sum họp nói thay cho bao năm đợi chờ. Có khi 10 năm, 20 năm… hay có lẽ không bao giờ được gặp lại nữa.
Có cuộc chiến tranh nào mà không gây mất mát đau thương? Như câu chuyện của hai anh em Long và Phụng khi ở Hai bên chiến tuyến. Họ rất thương yêu nhau nhưng đã đi lính ở hai phía đối lập, còn lúc đối đầu trên chiến trường ác liệt thì sao? Thắng hay thua lúc này không bằng nỗi đau và sợ hãi đang giằng xé trong lòng. Chỉ thầm mong trong lòng hai chữ “bình an” cho người thân là đủ lắm rồi.
Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện buồn thì tác giả Từ Nguyên Thạch cũng an ủi độc giả bằng câu chuyện kết thúc có hậu nhưĐá nở hoa, Mùi củ cải trắng, Đôi nạng gỗ đi qua thành phố. Bởi chung quy thì con người không thể thiếu hy vọng để mà sống. Chiến tranh đã qua đi, ngoài những bài học về kinh nghiệm quân sự thì còn đọng lại trong chúng ta là những câu chuyện như trong Hai bên chiến tuyến. Những câu chuyện thật làm rung động lòng người, để người đọc hiểu hơn về cuộc chiến đã qua.
Giữa những nỗi đau chiến tranh, lòng nhân nghĩa luôn thắp sáng. Tinh thần đồng bào luôn bao bọc nhau lúc gặp hoạn nạn. Như khi viên thiếu úy Vinh im lặng để che giấu người du kích tên Phú đang trốn dưới hầm(Câu chuyện dưới hầm),để rồi sau ngày hòa bình, người chịu ơn còn nuôi giấc mơ gặp ân nhân để nói lời cảm ơn. Thật vậy, Hai bên chiến tuyếnđược viết ra với ước muốn gửi thông điệp hòa hợp, hòa giải dân tộc và khép lại những vết thương sau chiến tranh, để xoa dịu và chữa lành.
Cuốn sách Hai bên chiến tuyến tuy mỏng nhưng gói ghém tình cảm của Từ Nguyên Thạch như lời an ủi tận đáy lòng: “… Khi nước mắt rơi cần lắm một chiếc khăn lau. Văn tôi xin được làm chiếc khăn lau. Để không còn nước mắt trên gương mặt, để vén nụ cười vừa hé. Và như bạn thấy, phía sau nước mắt, nụ cười là ước mơ vươn lên một cuộc sống tươi đẹp. Thường sau một cuộc binh đạo, người xưa thường viết những bài văn tế giải oan và cầu siêu cho những người mất. Đồng thời để lòng người sống không còn khổ đau mà thanh thản với hiện tại, để nối vòng tay mà cùng bước tới. Cũng trong tinh thần ấy, khi viết về chiến tranh là tôi muốn xóa đi chiến tranh, nối vòng tay lớn của dân tộc mà đi tới tương lai. Phải nhớ rằng chiến tranh là không có thắng thua, không có được hơn mà chỉ có mất mát”.
Tình Lê