Cụ thể hơn, tựa game battle royale nổi tiếng toàn cầu sẽ xuất hiện trong Teratrên cả ba nền tảng lớn nhất hiện nay – bao gồm PC, PlayStation 4 và Xbox One.
En Masse Entertainment, nhà phát hành của Tera, đã công bố quan hệ hợp tác với PUBGvào hôm qua (21/02) và cho biết event này sẽ kéo dài trong suốt tháng 3 sắp tới.
Người chơi đạt level 60 trở lên sẽ nhìn thấy nhiều BAMs (boss in-game), quân lính và hộ vệ - đều được thiết kế theo phong cách PUBG – lang thang xung quanh khu vực Bắc Arun.
Ngoài ra, những thứ quen thuộc khác với người chơi PUBGnhư xe jeep hay máy bay cũng sẽ được đưa vào thế giới của Tera– dĩ nhiên là sử dụng được. Các thùng tiếp tế (airdrops) cũng sẽ cung cấp cho người chơi Teranhững items, nhu yếu phẩm hữu ích và cả các món đồ “cộp mác” PUBG– như quần áo chẳng hạn.
Lưu ý rằng, event đặc biệt này chỉ diễn ra ở khu vực Bắc Arun hai giờ đồng hồ mỗi ngày. Do đó, người chơi phải nhanh chóng có mặt đúng giờ ở đây để tranh cướp những items có giá trị sưu tầm cao.
Ngoài phạm vi Bắc Arun, người chơi Teracòn có dịp chiêm ngưỡng Highwatch – một trong số những thành phố trung tâm in-game - được trang trí theo chủ đề PUBG với nhiều chiếc máy bay và xe tải nằm rải rác khắp nơi.
Nguyên nhân dẫn đến sự hợp tác giữa Teravà PUBG là cả hai tựa game đều được phát triển bởi các studio có trụ sở ở Hàn Quốc.
Cách đây ít ngày, phiên bản mobile của PUBG, PUBG Mobile cũng đã đưa Resident Evil 2vào game thông qua bản update 0.11.0 với điểm nhấn là Zombie Mode.
Event TERA x PUBG sẽ kéo dài từ 05/3-05/4. Và trong thời gian diễn ra event, người chơi Terađăng nhập vào bất cứ khung giờ nào tỏng ngày đều sẽ nhận được chìa khóa hoặc hòm đồ phần thưởng.
Nếu quan tâm, độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến event và tải về miễn phí Teratrên trang chủ TẠI ĐÂY.
Chịu
" alt=""/>Phiên bản game nhập vai của PUBG ra mắt vào tháng sau![]() |
Giao Hàng Tiết Kiệm hiện là đối tác giao nhận chính cho Shopee, trang thương mại điện tử lượt truy cập website lớn nhất tại Việt Nam. |
Cùng với sự tăng trưởng nóng của thương mại điện tử, ngành giao nhận cũng buộc phải phát triển theo để kịp với đà này. Bên cạnh các doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn như VNPost và Viettel Post, thị trường giao nhận thương mại điện tử hiện nay ghi nhận nhiều tên tuổi khác như Giao Hàng Nhanh (GHN), Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Ahamove là các công ty khởi nghiệp Việt đã khá trưởng thành. Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh như DHL e-Commerce, Grab (GrabExpress) hay Go-Viet (Go-Send), Lalamove. Đó là chưa kể đội ngũ giao hàng rất mạnh do các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki tự xây dựng.
Để làm hài lòng khách mua hàng online, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là thời gian giao hàng. Người Việt đã được hưởng tốc độ giao hàng kỷ lục hiếm quốc gia nào có như giao trong vòng 30 phút, 1 giờ đồng hồ từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng công nghệ như Thế Giới Di Động và FPT Shop, do đó yêu cầu rất cao trong thương mại điện tử là tốc độ giao hàng.
Khởi nghiệp tạo nền móng cho giao hàng thương mại điện tử
Năm 2012, đúng thời điểm Lazada có mặt tại Việt Nam và Sendo ra đời, một công ty khởi nghiệp trong ngành giao nhận là Giao Hàng Nhanh (GHN) cũng bắt đầu khởi sự. Nhiều người trong số 7 sáng lập GHN đang giữ vị trí cao tại Thế Giới Di Động thời điểm đó nên thấy được nhu cầu sắp tới của một công ty giao hàng độc lập, phát triển trên cốt lõi công nghệ, và làm sao để đáp ứng nhu cầu giao nhanh của khách mua hàng.
![]() |
Các xe tải trong kho phân loại tự động tại TP.HCM của Giao Hàng Nhanh - công ty có thị phần giao nhận lớn hàng đầu ở khối tư nhân. |
Sau một năm hoạt động, GHN có được mạng lưới khắp 15 tỉnh thành, hơn 300 nhân viên. Năm sau đó, công ty tăng lên 1.000 nhân viên và 2 triệu đơn hàng - gấp đôi năm trước.
Năm 2014, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) ra đời, cạnh tranh trực tiếp với GHN. Kể từ đó, nhiều công ty khởi nghiệp với nhiều mô hình khác nhau ra đời, tuy nhiên vì hạn chế mô hình hoạt động, nền tảng quản trị chưa tốt, thiếu vốn... khiến chưa có doanh nghiệp nào thực sự nổi bật đủ để so sánh với hai start-up kể trên.
" alt=""/>Cuộc đua của các startup Việt trong ngành giao nhận