Khi được hỏi về mối đe dọa từ Nga đối với NATO, ông Pavel cho rằng Moscow sẽ mất nhiều năm để khôi phục năng lực chiến đấu, nhưng vẫn nên thận trọng.
“Hiện có rất nhiều biến số có thể làm thay đổi tình hình. Nó thực sự sẽ phụ thuộc vào kết quả của xung đột ở Ukraine. Quân đội các nước đang chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng xảy ra một cuộc xung đột cường độ cao", ông Pavel cho hay.
Trong khi Séc và Ba Lan vẫn ủng hộ Ukraine, thì Hungary lại liên tục từ chối gửi vũ khí cho Kiev đồng thời chỉ trích chính sách hỗ trợ cho Ukraine của Liên minh châu Âu (EU) đang gây tổn hại cho khối.
Chính phủ Slovakia mới đây cũng đã từ chối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, Slovakia vẫn duy trì viện trợ nhân đạo cho Kiev.
Nga đã nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch tấn công NATO. Tuy nhiên, Moscow xem việc NATO ngày càng mở rộng hoạt động về phía biên giới nước này là mối đe dọa địa chính trị nghiêm trọng.
Theo kết luận thanh tra của UBND huyện Quốc Oai, trong 16 nội dung phản ánh, có 5 nội dung cô Nguyễn Thị Tuất phản ánh đúng, 2 nội dung đúng một phần, 7 nội dung không đúng và 2 nội dung chưa đủ cơ sở để khẳng định.
Một trong hai nội dung được xác định chưa đủ cơ sở khẳng định là thông tin phản ánh về việc học sinh cầm thước đánh cô Tuất, bắn đạn giấy vào mắt cô.
Trước đó, ngoài rất nhiều nội dung trong đơn thư, cô Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B cũng tố cáo học sinh khối 5 do cô giảng dạy liên tục quậy phá, hành hung cô.
Một số hình ảnh học sinh cầm gậy và ảnh đạn giấy cũng được đăng tải trên mạng xã hội, cho rằng nhắm vào cô ngay trong lớp học.
![]() |
Trường Tiểu học Sài Sơn B- nơi cô giáo Nguyễn Thị Tuất công tác. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ với VietNamNet, một lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai cho hay, đoàn thanh tra cũng đã xác minh những nội dung này nhưng thực tế không có đủ cơ sở để đưa ra được kết luận.
Cụ thể, trong đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội cũng chỉ đưa ảnh chụp những viên đạn giấy chứ không thể hiện sự việc, hành động.
“Trước đó, cơ quan công an xã Sài Sơn đã từng tiến hành trích xuất camera ghi lại buổi học đó thì camera của trường lại bị hỏng. Trong khi đó, ở phía cô Tuất, cũng không cung cấp được các bằng chứng, do đó không có gì để chứng minh một cách thuyết phục rằng học sinh bắn đạn đó vào cô. Kể cả hình ảnh học sinh cầm thước lên cũng vậy, chưa đủ cơ sở để nói rằng đánh cô. Tất cả đều chưa đủ cơ sở để khẳng định”, vị này nói.
Vị này cho hay: “Trong quá trình làm việc với đoàn thanh tra, cô Tuất cũng nói rằng không biết clip được chia sẻ đó từ đâu ra. Cô Tuất nói rằng cô đã cung cấp nhiều clip nhưng clip đó thì cô không nhớ có phải do mình cung cấp hay không. Điều này cũng được chúng tôi lập biên bản rõ ràng”.
Theo vị này, những điều này cũng được nêu trong bản kết luận vụ việc, tuy nhiên, trong thông cáo công bố tới báo chí thì không thể đưa được hết tất cả các nội dung mà chỉ nêu kết quả ngắn gọn.
“Chúng tôi và lực lượng thanh tra đã làm hết sức nhưng không đủ căn cứ để nói có những việc đó. Nếu trường hợp chứng minh có những việc đó thật, đương nhiên huyện sẽ kết luận một cách công tâm, khách quan, dảm bảo không bênh vực bên nào”, vị này nói.
Cô Nguyễn Thị Tuất, giáo viên tố bị "trù dập" ở Trường Tiểu học Sài Sơn B, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Vị này cho hay, trước những thông tin báo chí và dư luận xã hội về một số nội dung liên quan vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất tại Trường Tiểu học Sài Sơn B, UBND huyện Quốc Oai đã tiến hành thanh tra các nội dung một cách nghiêm túc, đầy đủ, khách quan, đảm bảo chính xác.
Theo vị này, quá trình thanh tra sự việc này kéo dài trong nhiều ngày bởi có quá nhiều nội dung phức tạp cần phải xác minh.
“Để ra được kết luận cuối cùng, thanh tra huyện đã làm việc rất vất vả. Sự việc có nhiều nội dung và các nội dung đều phải làm tỉ mỉ, chi tiết, xác minh kỹ càng; để tìm chứng cứ phải thật đầy đủ, rồi căn cứ vào các quy định, điều khoản mới có thể đưa ra kết luận được, chứ không cứ làm ào ào, cho qua.
Thậm chí có nhiều nội dung mà đoàn thanh tra phải làm xuyên trưa, đến tối muộn và cả ngày nghỉ. Đã có hôm làm việc tới 11h đêm để phân tích họp bàn và thống nhất cá nội dung”, vị này cho hay.
Thanh Hùng
Trong kết luận các nội dung liên quan đến cô Nguyễn Thị Tuất - giáo viên tố bị “trù dập” ở Trường Tiểu học Sài Sơn B có việc 126 phụ huynh kí đơn đề nghị không cho cô Tuất tiếp tục công tác trong ngành giáo dục Quốc Oai.
" alt=""/>Vì sao thông tin học sinh cầm gậy đánh cô Tuất ở Tiểu học Sài Sơn B được kết luận chưa đủ cơ sở?Bên cạnh đó, các ngân hàng cần "hạn chế cho vay đầu tư bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ". Chính sách tín dụng của các ngân hàng cần linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân.
Tín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 18 - 20% tổng dư nợ nền kinh tế, tương đương 2 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng cho vay với lĩnh vực này cũng dần hạ nhiệt, từ mức trên 26% năm 2018, giảm còn 12% năm 2021.
Trước tình trạng dòng vốn cho thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng, thời gian qua, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có những chỉ đạo về kiểm soát dòng vốn chảy vào lĩnh vực này từ kênh tín dụng và trái phiếu.
Trong tháng 4, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất và báo cáo lại khi phát hiện sai phạm.
Bên cạnh đó, các nhà băng phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Mới đây, ngân hàng Sacombank đã yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua, xây, sửa bất động sản để ở. Thời gian áp dụng sẽ đến hết tháng 6.
Hay Techcombank cũng tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua bất động sản (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3.
Minh Vy