Bé Lê Thị Thúy Huỳnh (sinh năm 2003 ở ấp Phước Hòa, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) bị bệnh ung thư xương đang rất cần tiền điều trị.
Hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le, cả hai cha con cùng mắc căn bệnh hiểm ác. Người cha đã chấp nhận đối mặt với cái chết, nhường hết tiền bạc cho con được chữa bệnh. Tuy nhiên, đến lúc này nhà cửa lâm vào cảnh kiệt quệ, cô bé mới 16 tuổi cũng phải thốt lên lời cầu cứu đầy thương tâm.
Cha bé đã đầu hàng trước căn bệnh vì lí do không có tiền |
Trong thư bé viết: "...Gia đình con khó khăn lắm, những năm trước cha mẹ còn làm mướn, nay cha cũng mắc bệnh hiểm nghèo ung thư phổi, sức khỏe cha yếu, mẹ lo cho cả gia đình… Con mắc bệnh ung thư xương, cha không điều trị. Cha nói để tiền đó mà lo cho con, con nghe mà không cầm được nước mắt…".
Anh Lê Minh Chiến, cha của Thúy Huỳnh phát hiện ung thư phổi cách đây 5 năm. Điều trị được 2 năm thì hết tiền, anh trốn viện về nhà tìm vận may ở những thang thuốc bắc. Anh tìm đến các chùa xin thuốc từ thiện về nhà sắc uống ngày 2 lần. Vợ chồng anh Chiến biết rõ đây là phương án cuối cùng, được chăng hay chớ.
Bé gái bị ung thư hết sức đau đớn |
Tưởng rằng, cuộc sống chỉ khổ đến thế là cùng, nào ngờ năm 2017, cô con gái Thúy Huỳnh lại bị ung thư xương. Tin này như sét đánh ngang tai, cả gia đình anh sốc nặng. Hơn ai hết, anh Chiến hiểu rõ được nỗi đau đớn kinh hoàng mà con gái mình sẽ phải trải qua, bởi chính anh đã từng có lúc như chết đi sống lại vì bệnh tật hành hạ.
Thương cảm bố con anh, họ hàng thân thuộc cũng giúp đỡ, cho vợ chồng anh chị mượn tiền để chữa bệnh cho bé Thúy Huỳnh. Số tiền vay mượn lên tới 100 triệu đồng nhưng bé vẫn chưa hết bệnh.
Hai số phận mong manh bất hạnh
Câu chuyện giữa chúng tôi và chị Trần Thị Huệ luôn bị ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Chị cảm thấy bất lực vì không biết làm cách nào để có tiền cho chồng và con chữa bệnh.
Theo phác đồ của bác sĩ, bé Thúy Huỳnh phải được điều trị bằng hóa chất để khối u ở chân nhỏ lại, sau đó sẽ phẫu thuật. Để đạt được điều đó, ít nhất bé phải truyền 5-6 toa thuốc. Gia đình chị phải có khoảng 35-40 triệu đồng, chưa kể những chi phí khác.
Đây là một số tiền lớn không thể có trong một sớm một chiều. Anh Chiến bệnh tật không làm được việc từ vài năm nay, chỉ giúp vợ dọn nhà và chăm sóc đứa con út đang học lớp 6.
Dưới Thúy Huỳnh còn một người em trai đang học lớp 6 |
Lâu nay, chị Huệ thay chồng gánh vác nhiều việc, cả việc kinh tế, chăm sóc con gái. Sức người có hạn, chị không thể kiếm được nhiều tiền, chi phí chữa bệnh cho con phải nhờ vào vay mượn người thân.
“Lần này tôi đưa con đi mà trong lòng lo lắm. Mới mần được có hơn 2 triệu bạc mang lên, bác sĩ kêu đóng 10 triệu tạm ứng. Bây giờ không chữa thì không được, mà chữa không biết lấy tiền đâu ra.
Cháu đã có bảo hiểm y tế nhưng phải dùng thuốc ngoài danh mục gần 40 triệu đồng. Giờ cháu đau nhức suốt ngày đêm, uống thuốc giảm đau liên tục vẫn không bớt. Giờ tôi không biết phải làm sao. Cha nó đã buông mong cứu lấy nó, mà giờ rơi vào tình cảnh này tôi phải làm sao?”, chị Trần Thị Huệ cứ liên tục đặt ra câu hỏi, nước mắt rơi lã chã.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Trần Thị Huệ, ấp Phước Hòa, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. SĐT 0816 701 979 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.041 (bé Lê Thị Thúy Huỳnh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Ngày đưa tang, người vợ dường như không còn đủ sức để khóc. Chị chỉ có thể thều thào trong nỗi tuyệt vọng: “Về nhà đi mấy bố con ơi! Anh đi rồi em lấy gì trả nợ với nuôi 3 đứa còn lại đây”.
" alt=""/>Lời khẩn cầu gấp gáp của bé gái bị ung thư xươngThảm họa bắt đầu ở phút thứ 10, với cú sút không quá khó của đối thủ nhưng De Geađã để bóng đi qua tay.
Tám phút sau, thủ thành người Tây Ban Nha mắc sai lầm thứ 2, sơ sểnh chuyền bóng cho Eriksen bị Jensen trừng phạt cướp được bóng, dễ dàng nâng tỷ số lên 2-0.
MUnhận thêm bàn thua thứ 3 ở phút 30 và phút 35, tỷ số là 4-0 cho Brentford trên bảng điện tử.
“Tôi xin nhận trách nhiệm cho thảm họa hôm nay của MU. Tôi nghĩ rằng mình đã khiến đội nhà mất 3 điểm. Đó là trận đấu tệ hại của bản thân tôi”, De Gea khổ sở sau trận.
Anh nói thêm: “Sai lầm đầu tiên và sau đó là một sai lầm khác, thật khó cho các đồng đội của tôi. Lúc này, thật khó khăn mỗi khi chúng tôi nhận bàn thua.
Tôi nên cứu được cú sút (dẫn đến bàn thua) đầu tiên, khi đó kết quả sẽ khác”.
De Gea nhìn chung về màn trình diễn của đội nhà dẫn đến xếp cuối BXH Premier League: “Đó là một màn trình diễn tệ hại. Với những trận đấu trước mùa giải thì thật dễ dàng vì bạn không chơi gì cả.
Nhưng khi chơi những trận quan trọng, bạn cần bản lĩnh, sự kiên định và những cầu thủ phù hợp.
MU chỉ cần có được sự đoàn kết, đồng lòng và tiếp tục làm việc. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Chúng tôi còn rất nhiều điều để cải thiện với tư cách là một đội dưới thời HLV mới”.
Thử thách tiếp theo của MU là ‘núi cao’ Liverpool với cuộc đọ sức ở Old Trafford diễn ra lúc 2h ngày 23/8, vòng 3 Premier League.
" alt=""/>De Gea nói lời đau sai lầm MU 0Trong thư, ông gửi lời xin lỗi tới sinh viên và quý phụ huynh vì đã gián đoạn việc học trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện nay, nghỉ học là phương án tốt nhất bởi điều này không chỉ góp sức phòng chống dịch mà còn vì sức khỏe sinh viên.
“Tháng 2 rồi đến tháng 3, các em gián đoạn việc trở lại trường đã gần 2 tháng. Cứ mỗi lần dịch Covid – 19 có những diễn biến mới, thầy lại rất khó khăn để quyết định, cân nhắc việc học và nghỉ học. Thầy rất xin lỗi vì khiến các em sinh viên và quý phụ huynh thấp thỏm trong 2 tháng qua” - ông Phúc viết.
![]() |
Trích bức thư Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ bách khoa gửi sinh viên, phụ huynh |
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ Bách khoa thấu hiểu việc nghỉ học kéo dài chắc hẳn khiến sinh viên nóng lòng với tiến độ học tập, đặc biệt với những em muốn ra trường đúng thời hạn để đi làm và giúp đỡ gia đình.
“Thầy hiểu sự trăn trở và âu lo của các em, đặc biệt với những gia đình khó khăn, trì hoãn 1, 2 hay 3 tháng là cả một vấn đề lớn. Cũng như các em, thầy từng ngày từng giờ mong dịch bệnh được đẩy lùi để đón các em trở lại trường” - ông nói.
Tuy nhiên ông Phúc cho rằng, việc học là suốt đời và trong một trường hợp bất khả kháng thì có thể tạm hoãn. Sức khỏe là quan trọng nhất, khi không có sức khỏe thì mọi việc không còn ý nghĩa. Do vậy, nhà trường không thể mạo hiểm đưa tính mạng, sức khỏe của sinh viên ra để làm phép thử trong tình huống này.
Ông Phúc mong muốn trong thời gian nghỉ học, sinh viên giữ gìn sức khỏe, tăng cường tập thể dục, thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh và đừng quên mỗi ngày dành một vài tiếng đồng hồ để ôn bài, học trực tuyến với các thầy cô giáo ở trường.
“Với đặc trưng nghề nghiệp, việc học thực tiễn của các em là không thể thay thế. Nhưng trong thời gian nghỉ hãy tranh thủ ôn bài, nắm chắc lý thuyết, để khi quay lại trường thầy trò mình bước vào học thực hành thật suôn sẻ các em nhé. Thầy mong muốn cho dù hoàn cảnh nào, sinh viên và giảng viên nhà trường đều có một kế hoạch học tập, làm việc một cách chủ động và có kế hoạch một cách ổn định” - ông Phúc viết.
Ông Phúc cũng nhắn gửi sinh viên hãy tranh thủ thời gian nghỉ ở nhà để giúp đỡ gia đình những việc cần thiết, song song đó là bồi đắp tình cảm gia đình, bố mẹ, anh chị em…
Đặc biệt ngoài gửi lời nhắn nhủ tới sinh viên, vị hiệu trưởng này còn chân thành mong phụ huynh nhà trường vì tương lai của sinh viên mà tiếp tục đồng hành với nhà trường, cảm thông cho việc nghỉ học này.
“Tôi hiểu rằng trong lúc này các vị đang rất lo lắng cho việc học của con em mình. Sinh viên nghỉ học chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng tới gia đình và kế hoạch của quý vị. Tôi mong quý phụ huynh luôn bình an, hạnh phúc”.
Điều cuối cùng vị hiệu trưởng này muốn chia sẻ là dành cho sinh viên một điều bất ngờ. Đó là trong thời gian các em nghỉ học thì tập thể cán bộ giảng viên và nhân viên nhà trường đang dành toàn bộ sức lực và tinh thần để gây dựng một cơ sở học tập mới. Và cơ sở này sẽ hiện đại, tiện nghi đúng như môi trường học tập mà ông và sinh viên ao ước.
“Đây là món quà thầy muốn dành tặng các em quay lại trường sau dịch bệnh” - ông cho hay.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ Bách khoa mong dịch Covid-19 nhanh chóng được đẩy lùi, để đón sinh viên trở lại trường học. Cuộc sống trở lại bình thường không chỉ với thầy cô, sinh viên nhà trường mà còn với người dân cả nước.
Lê Huyền
- Ông Tăng Hữu Thủy, Giám đốc Ban quản lý KTX ĐHQG TP.HCM đã có thư gửi sinh viên trước khi nơi đây được trưng dụng để làm bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Nghỉ học dài ngày vì Covid