Để ghi nhận sự cống hiến và nỗ lực chăm chỉ của bà, nhà trường đã trao cho bà Havva tấm bằng danh dự bên cạnh con gái trong buổi lễ.
Theo thông tin trên BBC, Giáo sư Mahmut Bilen đã trao bằng cho cả Berru và Havva trong buổi lễ tốt nghiệp của Trường Luật, Đại học Sakarya.
Tham gia cùng con gái trên sân khấu, Havva trông vui mừng rạng rỡ khi được trao bằng danh dự.
Giáo sư Bilen đã giải thích lý do trên Twitter:
“Berru Merve Kul, sinh viên khiếm thị của chúng tôi đã tốt nghiệp trong 4 năm bằng cách hoàn thành khóa học Luật với thời hạn tương tự như những sinh viên bình thường.
Chúng tôi đã trao tấm bằng tốt nghiệp danh dự của khoa cho mẹ nữ sinh ấy, người đã nỗ lực đọc tất cả các văn bản pháp luật cho con gái của bà ở nhà.”
Bài đăng của Giáo sư Bilen kèm hình ảnh bà Havva nhận tấm bằng danh dự đã gây xúc động trên mạng xã hội, thu về hàng chục nghìn lượt yêu thích và những bình luận tích cực. Cư dân mạng gọi bà là “người mẹ của năm”, hay thậm chí “người mẹ của thế kỉ”. Nhiều người còn yêu cầu trường đại học trao cho bà bằng tốt nghiệp tương đương với sinh viên thay vì tấm bằng danh dự.
Trong khi phần lớn các phản hồi có tính tích cực đối với động thái của trường đại học, thì một số chỉ trích các nhà chức trách ở Thổ Nhĩ Kỳ vì đã không hỗ trợ đầy đủ cho các sinh viên khiếm thị.
Một bình luận từ Ismail Alacaoglu kêu gọi cung cấp tài liệu đọc bằng chữ nổi và các phương pháp dạy học nhờ hoàn toàn vào âm thanh.
“Câu chuyện thể hiện sự hỗ trợ và thành tích đáng ngưỡng mộ, nhưng các trường học lẽ ra phải được cung cấp đầy đủ những cuốn sách viết dưới dạng chữ nổi, thư viện và phòng máy tính có nguồn âm thanh cho người khiếm thị.
Thực tế là mọi người cần nhận được sự giáo dục chất lượng mà không phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác".
Nguyễn Mai (Theo BBC)
- Buổi trao bằng tốt nghiệp của Khang, cậu sinh viên bị ung thư máu và mất sau khi hoàn thành ước nguyện cầm bằng trên tay 1 ngày sau đó, khiến ai chứng kiến cũng không kìm được nước mắt.
" alt=""/>Câu chuyện cảm động đằng sau tấm bằng Luật của nữ sinh mùRashford có nhiều vướng mắc với Ralf Rangnick và không được thi đấu thường xuyên.
Hợp đồng của anh với đội chủ sân Old Trafford cũng chỉ còn một năm. Vì vậy, sau khi Rashford thông báo ra đi, MU cũng mở cửa đàm phán với bất kỳ đối tác nào gửi đề nghị hợp lý.
Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất, tiền đạo 24 tuổi thể hiện mong muốn tiếp tục được gắn bó với MU.
Rashford được MU đào tạo từ 2005 và là một trong những gương mặt được kỳ vọng nhiều nhất trong kỷ nguyên hậu Sir Alex Ferguson.
Sắp tới sẽ là mùa giải thứ 8 của Rashford trong màu áo MU.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với Sky Sports, Rashford xác nhận kế hoạch của anh là ở lại MU và cạnh tranh vị trí trong hệ thống mới của Erik ten Hag.
Nhân sự trên hàng công MU hiện khá mỏng và Cristiano Ronaldo vừa yêu cầu được ra đi. Điều này mở ra những hy vọng cho Rashford.
HLV Ten Hag, sau một tuần đào tạo đội ngũ mới, đang có ý tưởng biến Rashford thành mẫu trung phong trong hệ thống tấn công của ông.
![]() |
Cô bé Quỳnh Hân ngây thơ từng mong có mái đầu trọc để được về nhà lâu hơn như các bạn khác. |
Quỳnh Hân mắc phải căn bệnh bạch cầu tủy cấp, được phát hiện trong kỳ nghỉ hè lớp 2. Chị Định, mẹ Hân khi ấy vừa sinh bé út, cha con bận đi biển, chẳng ai nhận thấy cơ thể cô bé cứ xanh xao, gầy gò dần. Chỉ đến lúc con kêu khó thở, tức ngực, bụng phình to, cha mẹ con mới tá hỏa đưa đi cơ sở y tế ở địa phương thăm khám. Sau đó Hân phải chuyển vào TP. Quy Nhơn rồi vào TP.HCM.
“Ở Quy Nhơn, bác sĩ nói bệnh của con khá nghiêm trọng rồi, nhưng ba bé giấu tôi, sợ tôi lo lắng mất sữa của đứa nhỏ. Một mình anh ấy đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 khám. Sau rồi mới chuyển con qua Bệnh viện Ung bướu điều trị”, chị Định tâm sự.
Lúc mới vào Khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu, Quỳnh Hân thấy bạn nhỏ nào cũng trọc đầu thì vô cùng sợ hãi. Con quá nhỏ để hiểu được chuyện gì đang xảy ra, chỉ muốn điều trị bệnh thật nhanh để về nhà. Nhưng rồi, những bịch máu, thuốc kháng sinh được truyền liên tục, những đợt thuốc hóa chất khiến cơ thể mong manh, yếu ớt của con bị “đánh” tơi tả.
Đi viện một thời gian, Quỳnh Hân cảm thấy lạ, con thường xuyên hỏi mẹ: “Tại sao những bạn nhỏ khác bị trọc đầu lại được về nhà nhiều hơn và dài ngày hơn con?", “Bị rụng tóc sẽ được về nhà nhiều hơn hả mẹ?”. Chị Định phải cố kìm nước mắt để an ủi con gái: “Còn tóc là may mắn đó con”.
Đứa trẻ ngây thơ chẳng hiểu điều may mắn mà mẹ nói là gì, bởi ở viện, cùng hoàn cảnh như con mà những bạn “đầu trọc” lại nhận được sự ưu ái hơn hẳn.
“Các cô chú mạnh thường quân vào tặng quà, làm từ thiện hầu hết đều lướt qua con. Họ nói con có tóc mà, đâu có giống bị bệnh đâu, khiến con vô cùng tủi thân và lạc lõng. Hồi mới bệnh, đã nhiều lần con ước được trọc đầu như mấy bạn. Vừa được về nhà lâu, lại vừa được mọi người thương”, Quỳnh Hân nghẹn ngào.
![]() |
"Con ước có tiền để chữa bệnh cho mẹ và con!". |
Suốt 4 năm, nhiều bữa ăn, giấc ngủ và cả quá trình trưởng thành của con đều gắn bó với lầu 2, Khu B, Bệnh viện Ung bướu. Phải chứng kiến những bạn mới đấy còn cùng khóc cùng cười với mình, hôm sau lại lần lượt ra đi, hai hàng nước mắt của Hân cứ thế chảy dài. Con nhớ các bạn nhưng con cũng sợ hãi sẽ có ngày lạc bước cha mẹ, một mình bơ vơ trong bóng tối.
Mới đây, bác sĩ đã phải thay đổi phác đồ điều trị mới cho Quỳnh Hân, bởi cơ thể con không còn đáp ứng thuốc cũ. Chi phí sắp tới sẽ lại càng lớn. Quỳnh Hân nhỏ giọng: “Cha mẹ con đã tốn nhiều tiền để chữa bệnh cho con lắm. Dù không biết tổng bao nhiêu nhưng lần nào con nhìn hóa đơn cũng thấy hơn 10 triệu. Mà mẹ con cũng bị bệnh đã nhiều năm nhưng không điều trị để dành tiền cứu con. Con buồn lắm”.
Chị Định bị u nang âm đạo đã 10 năm, đến nay bệnh diễn biến phức tạp hơn khiến chị thường xuyên đau đớn. Vừa rồi, chị còn phát hiện bị u xơ tử cung, nhưng người mẹ nghèo quyết định không điều trị.
Chị giải bày: “Ở nhà chỉ có mình chồng tôi đi biển, thu nhập bấp bênh, chỉ 3-4 triệu mỗi tháng. Riêng tiền lo cho con gái đã không đủ, lại còn cha mẹ già yếu, bệnh tật, rồi những đứa nhỏ đều đang đi học, làm sao tôi có thể nghĩ đến bệnh của mình nữa”.
Hồi Quỳnh Hân mới bệnh, người thân, hàng xóm cũng hỗ trợ chút ít. Ở quê nghèo, chủ yếu là tấm lòng, chẳng ai khá giả mà cho được nhiều. Mọi thứ vợ chồng chị Định phải tự lo liệu. Số tiền vay ngân hàng 50 triệu đã 3 năm chưa trả được gốc. Gia đình chị hoàn toàn lâm vào kiệt quệ, chưa biết kiếm đâu ra tiền để chữa trị tiếp cho con.
Tâm sự trong nước mắt của cô bé 12 tuổi Bùi Quỳnh Hân.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: