Trái ngược với Thanh Hóa, Nam Định đang thi đấu thăng hoa ở V-League. Ngoài trận thua Bình Định ở vòng 11, đội chủ sân Thiên Trường có thành tích rất ổn định ở giai đoạn lượt đi. Đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt giành tới 9 trận thắng và vô địch lượt đi sớm trước một vòng đấu.
Với khoảng cách 5 điểm so với đội bám đuổi phía sau là Bình Dương, Nam Định bước vào gặp Thanh Hóa với tâm lý rất thoải mái. Ngoài lực lượng được đánh giá tốt hơn đối thủ, sân nhà cũng là một lợi thế cực lớn với Văn Toàn và các đồng đội.
Ở trận tiếp đón Thanh Hóa, Nam Định không có sự phục vụ của trung vệ tân binh Lucas Alves do nhận thẻ đỏ trong trận đấu với SLNA vòng trước. Dù vậy, HLV Vũ Hồng Việt không quá lo lắng khi có thể lấy công bù thủ. Riêng chân sút Rafaelson đang có 13 bàn thắng và hiện dẫn đầu danh sách ghi bàn ở V-League.
Ở hai cặp đấu còn lại trong ngày 8/3, trận Hà Tĩnh tiếp đón Hải Phòng được chú ý khi Xuân Trường đối đầu đội bóng cũ. Trên sân Hàng Đẫy, Hà Nội FC được đánh giá cao hơn nhiều so với Quảng Nam, nhưng đội bóng Thủ đô đang có phong độ không ổn định ở mùa giải năm nay nên vẫn có thể sảy chân.
" alt=""/>Nhận định bóng đá Nam Định vs Thanh Hóa, 18h ngày 8/3![]() |
Điện Kremlin khi được ngụy trang. Ảnh chụp từ cầu Borovitsky. Nguồn: rbth |
Trang Russia Beyond (Nga) cho biết trong Thế chiến 2, Điện Kremlin đã vượt qua 8 lần bị oanh tạc, hứng chịu 15 quả bom và 150 bom gây cháy nhưng không chịu tổn thất đáng kể nào. Sĩ quan chỉ huy Moscow Kremlin trong thời kỳ 1938-1953, ông Nikolay Spiridonov đã lo ngại về an ninh của Điện Kremlin từ những ngày đầu nổ ra cuộc chiến. Điện Kremlin không chỉ là thành trì của chính quyền Liên Xô mà còn là biểu tượng tinh thần của quốc gia.
Vì vậy, ông Spridonov đã gửi tin nhắn bí mật tới Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Lavrentiy Beria. Không lâu sau đó, ông Beria ra lệnh khởi động chiến dịch che giấu Điện Kremlin ngay lập tức. Nhiệm vụ không hề dễ dàng khi cần ngụy trang cho công trình gồm nhiều tòa tháp cao.
![]() |
Lăng Lenin được ngụy trang thành một ngôi nhà gỗ. Ảnh: rbth |
Đến ngày 22/7/1941, một quả bom 250kg của phát xít Đức đã nhắm đến Điện Kremlin nhưng không phát nổ. Sau đó tất cả tháp của Điện Kremlin được sơn lại màu khác và được che bằng lều gỗ. Tất cả các mái nhà tại Điện Kremlin đều được sơn màu nâu cũ kỹ khiến không thể phân biệt nổi với mái nhiều ngôi nhà điển hình khác tại Moscow. Phần sân trải sỏi tại Điện Kremlin được đổ cát lên trên.
Lều gỗ được sơn màu như mái nhà được dựng lên cả trong các khu vườn tại Điện Kremlin. Trong khi đó, mặt tiền các tòa nhà Điện Kremlin cũng được sơn màu khác để qua mặt phi công Đức quốc xã. Toàn bộ kế hoạch này do kiến trúc sư tài năng của Liên Xô là Boris Iofan vạch ra.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu hàng đầu của phát xít Đức là Lăng Lenin. Công trình này được giấu kín dưới một lều gỗ khổng lồ hình vuông để ngụy trang như một tòa nhà. Thi hài của Lenin được chuyển ra khỏi Moscow và được đưa trở về lăng vào năm 1945 khi Thế chiến 2 kết thúc.
![]() |
Nhà hát Bolshoi cũng được ngụy trang. Ảnh: rbth |
An toàn của Điện Kremlin không phải mối lo ngại duy nhất mà là an toàn cho toàn bộ thủ đô. Do vậy, hàng loạt biện pháp an ninh nghiêm ngặt được áp dụng trong khi hàng trăm, hàng nghìn người dân Moscow đều góp sức trong việc đảm bảo an ninh cho thủ đô.
Dân số của Moscow ở thời điểm đó vào khoảng 4,6 triệu người. Nhiều người được đào tạo dân phòng từ nhiều năm trước khi Thế chiến 2 nổ ra. Trên 200.000 người tình nguyện đăng ký gia nhập các đội bắn. Hàng trăm nghìn người khác chung tay dựng rào chắn bên trong thủ đô. Ngoài ra, người dân Moscow còn xây dựng hai phòng tuyến lớn ở ngoại ô thành phố. Ngày nay dấu tích của công trình này vẫn còn hiện diện ở khu vực rừng.
Các tòa nhà giả mọc lên khắp thành phố, trong khi những ngôi nhà thật được ngụy trang không thể nhận ra. Đường phố phủ màu trông giống như đất. Ngoài ra, nhiều đường phố giả được hình thành tại các khu vực không người ở.
Phát xít Đức đã oanh tạc Moscow 95 lần trong đêm và 30 lần vào ban ngày. Đến tháng 4/1942, phát xít Đức phá hủy 19 nhà máy, 69 tòa nhà, 226 ngôi nhà và khiến 2.000 người Moscow thiệt mạng. Trong khi đó, phát xít Đức cũng mất 1.400 máy bay ném bom.
Trước sự tấn công dồn dập, người dân Moscow vẫn kiên cường bảo vệ thành phố và tiếp tục cuộc sống thường ngày. Các nhà trẻ, thư viện, trường đại học, nhà hát… vẫn hoạt động không ngừng nghỉ.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Điện Kremlin 'biến mất' trong Thế chiến 2 thế nào?Sau khi nghỉ học, công việc đầu tiên của Tiểu Tiểu là phục vụ bàn tại nhà hàng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, khi mới 13 tuổi. Không lâu sau, bố Tiểu Tiểu qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng, khó khăn lại càng nhân lên.
Để phụ giúp mẹ, Tiểu Tiểu làm nhiều công việc khác nhau như bán hàng qua điện thoại, thợ lắp đặt máy sưởi, thu ngân, nhân viên nhà hàng, quản lý cửa hàng, quản lý sản phẩm, trợ lý hành chính ở nhiều thành phố khác nhau.
Cuộc trò chuyện "đổi đời"
Năm 2011, nhờ cuộc trò chuyện với một người đàn ông trên mạng xã hội, Tiểu Tiểu đã đổi đời. Người này nói với cô: “Em rất thông minh, đáng lẽ ra em phải được học hành nhiều hơn. Em thử tham khảo kỳ thi tuyển sinh đại học dành cho thí sinh tự do xem”.
Tiểu Tiểu nhận thấy đây là cơ hội duy nhất thay đổi cuộc đời, cô đã nỗ lực không ngừng để chuẩn bị cho kỳ thi. Cuối cùng, Tiểu Tiểu đỗ vào một trường đại học ở Bắc Kinh. Năm 2015, cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành tâm lý học sau khi hoàn thành 40 môn học và tất cả kỳ thi.
1 năm sau, cô và chồng chuyển đến Thâm Quyến, Trung Quốc. Sau khi nghe một người bạn nói rằng bằng thạc sĩ thiết kế của Đại học Bách khoa Hong Kong được đánh giá cao. Đây là chuyên ngành Tiểu Tiểu quan tâm, cô đã nộp đơn xét tuyển học thạc sĩ vào trường.
Với cô, khó khăn lớn nhất trong quá trình nộp đơn xét tuyển là phải có IELTS. Cuối cùng, công sức của Tiểu Tiểu được đền đáp, cô nhận được giấy báo nhập học hệ thạc sĩ của Đại học Bách khoa Hong Kong. Đến năm 2021, cô nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành thiết kế của trường này.
Từ cô gái bỏ học sớm thành nghiên cứu sinh
Hiện tại, Tiểu Tiểu cũng đang theo học hệ tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Hong Kong. Cô cho biết: “Tôi hy vọng mình có thể xuất bản luận văn trên một tạp chí uy tín. Trong năm tới, mục tiêu của tôi là hoàn thành bằng tiến sĩ”.
Tiểu Tiểu mong muốn trong thời gian tới, cô sẽ là một trong những nghiên cứu sinh có cơ hội được trao đổi và học tập tại trường đại học ở Phần Lan trong một năm.
Chia sẻ về hành trình của mình, Tiểu Tiểu cho biết: “Tôi chưa từng thấy ai bỏ học sớm lại có cơ hội học lên tiến sĩ như tôi. Một mặt, tôi nghĩ vì có xuất phát điểm thấp, nên tôi luôn nỗ lực, phấn đấu. Mặt khác, nhờ việc bố đã đưa tôi đến Bắc Kinh - một thành phố hiện đại giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với máy tính và thông tin trực tuyến. Nếu không, tôi sẽ không nghĩ đến việc học đại học”.
Trở thành người truyền cảm hứng
Sau khi chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội, Tiểu Tiểu trở thành người truyền cảm hứng cho nhiều người có hoàn cảnh tương tự như cô.
Ngay sau đó, cô có một vài chia sẻ trên mạng xã hội: "Đối với học sinh ở vùng nông thôn, lời khuyên của tôi là mọi người có thể vừa làm, vừa học trong thời gian rảnh rỗi để thi lấy bằng đại học như tôi. Để làm được điều này, tôi nghĩ mọi người sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn".
“Nếu muốn tiến lên phía trước, mọi người không nên ảo tưởng về bản thân, nên tận dụng Internet để học thay vì đắm mình trong các trang mạng xã hội", Tiểu Tiểu chia sẻ.
Nói về cuộc sống hiện tại, Tiểu Tiểu cho rằng cô rất ổn, nhưng sẽ không dừng lại một chỗ. Cô sẽ tiến về phía trước, tận dụng hết tiềm năng của bản thân để chạy về đích nhanh nhất.
Hiện tại, câu chuyện của Tiểu Tiểu thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Một người để lại bình luận: "Một cô gái giỏi và mạnh mẽ. Tôi có thể tưởng tượng những gian khổ mà cô ấy đã trải qua. Tôi rất ngưỡng mộ”. Có người lại cho rằng: “Cô ấy thực sự đã truyền cho tôi rất nhiều động lực”.
An Dương (Theo Sohu)
" alt=""/>Bỏ học cấp 2, cô bé trở thành nghiên cứu sinh nhờ câu nói của người lạ