Theo thông tin của Tổng cục QLTT, trước tình trạng vẫn còn nhiều loại xe điện lậu đang bày bán và lưu thông trên thị trường, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch chuyên đề kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh xe điện; kịp thời xây dựng phương án, tổ chức kiểm tra đột xuất đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh xe điện.
Cụ thể, kể từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT tại nhiều địa phương đã kiểm tra và xử lý 216 vụ, phạt hành chính 631 triệu đồng với tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 1,327 tỷ đồng.
Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, các hành vi vi phạm chủ yếu đối với mặt hàng này là không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất, lắp ráp hàng hóa thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy; kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; không niêm yết giá hàng hóa và vi phạm về nhãn hàng hóa…
Tổng cục QLTT cho biết, các lực lượng QLTT tại địa phương tiếp tục theo dõi, nắm diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng xe điện trên địa bàn; kịp thời tổ chức kiểm tra đột xuất khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật nhất là các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo nguồn tin của ICTNews, trong tháng 9, QLTT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng kinh doanh xe điện trên địa bàn thành phố.
Theo chia sẻ của chủ một hệ thống điện máy, các loại xe đạp điện, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện nay đã có các chiêu thức hoạt động tinh vi hơn. Nhiều mẫu xe có thể đã được “phù phép” các loại giấy tờ để hợp lý hóa nguồn gốc, xuất xứ; lượng xe khai báo thấp hơn so với thực tế; khai báo giá trị thấp hơn để “lách thuế”.
Ngoài ra, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM,… các loại xe này không còn bày bán tràn lan và công khai như vài năm trước mà sẽ bán cùng hàng chính hãng. Nếu người dùng có nhu cầu mua các mẫu xe giá rẻ thì sẽ được người bán giới thiệu. Dù không có hóa đơn chứng từ, giấy chứng nhận chất lượng nhưng với mức giá rẻ hơn 30 - 40% nên nhiều người vẫn sẵn sàng chọn các loại xe này.
Trong khi đó, ở nhiều tỉnh, thành khác, nhiều cửa hàng vẫn bày bán công khai các loại xe không rõ nguồn gốc, đặc biệt là xe đạp điện. Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh cho biết, khách hàng tại các thành phố lớn hiện nay thường có xu hướng lựa chọn các loại xe máy điện. Loại xe này hiện đã quản lý bằng việc đăng ký biển số như xe máy nên khó có thể trà trộn các loại hàng lậu mà sẽ khai báo giá trị thấp. Còn ở các vùng nông thôn, nhu cầu mua các loại xe đạp điện của người dân vẫn rất lớn (đặc biệt là từ miền Trung trở vào). Vì thế, nhiều loại xe không nguồn gốc vẫn được bày bán rất công khai.
Trách nhiệm không chỉ từ nhà quản lý
Theo nhiều doanh nghiệp, điểm gây khó trong quản lý, đó là do xe đạp điện hiện không cần đăng ký biển số khi lưu thông, người mua hoàn toàn có thể sử dụng ngay. Do đó, nhiều xe không được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn tham gia giao thông. Cộng với tâm lý người dùng không quá coi trọng việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng do giá bán cao hơn. Điều này cũng khiến cho lượng xe lưu hành trong thực tế lớn hơn số lượng được quản lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, số lượng xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận sản xuất, lắp ráp đưa ra thị trường hiện chiếm phần rất nhỏ so với số lượng thực tế và việc thống kê con số chính xác xe đạp điện hoạt động thực tế là không dễ.
Cơ quan quản lý chất lượng xe điện trên thị trường hiện nay là Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp điện không phải đăng ký khi tham gia giao thông nên các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát trên thị trường để tránh tình trạng tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm soát về chất lượng.
Đại diện Cục Đăng kiểm cho hay, cơ quan này cũng đã có kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định đưa xe đạp điện vào diện quản lý, cấp biển số nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ phương tiện, đảm bảo an toàn kỹ thuật và an toàn cho người sử dụng, tránh thất thu thuế của Nhà nước. Đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa xe của nhà sản xuất chân chính với xe có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng trên thị trường.
Trên thực tế, đề xuất này đã được Cục Đăng kiểm nêu ra từ năm 2018. Nhưng cho đến nay, đây vẫn chỉ là đề xuất từ cơ quan này.
Cũng theo đại diện Cục Đăng kiểm, để kiểm soát chất lượng của các loại xe đạp điện, xe máy điện, Cục Đăng kiểm đã tăng cường các biện pháp kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy điện, xe đạp điện và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, xuất xưởng xe không phù hợp kiểu loại xe đã được kiểm tra, chứng nhận.
Còn về phía doanh nghiệp, nhiều lãnh đạo hãng xe cho rằng, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cơ quan quản lý thì người dùng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các khách hàng khi mua xe cần tìm hiểu kỹ càng hơn và phải có ý thức lựa chọn các sản phẩm có chất lượng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận từ cơ quan quản lý để đảm bảo an toàn khi lưu thông cho chính mình và cả xã hội.
Phúc Vinh
Xe điện hai bánh vẫn là thị trường màu mỡ, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản, nghiêm túc vẫn đang phải chật vật cạnh tranh với các mặt hàng không rõ nguồn gốc.
" alt=""/>Quản lý xe điện: Vẫn còn nhiều khoảng trống?![]() |
Nơi ở của bệnh nhân 2585 bị phong tỏa vào sáng 29/5 |
Bệnh nhân này là người đàn ông sinh năm 1977, quốc tịch Trung Quốc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Bàn Thạch Bình Dương (trụ sở tại đường D35, khu dân cư Việt-Sing, phường An Phú, TP Thuận An), được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân 2585.
Người này sinh sống cùng vợ và 2 con gái tại làng chuyên gia The Oasis 2 (phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Trước đó, vào ngày 25/5, bệnh nhân được xác định mắc Covid-19 khi xét nghiệm tại CDC TP.HCM và được cơ quan y tế TP Thuận An (Bình Dương) đưa đi cách ly. Sau thời gian cách ly điều trị, người này có kết quả âm tính nên được về nhà, tự cách ly tại nơi ở.
Tuy nhiên, 7 ngày sau khi về nhà, bệnh nhân lại có kết quả dương tính.
Trong sáng nay, ngành y tế đã đưa bệnh nhân 2585 trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để cách ly, tiếp tục điều trị, đồng thời thực hiện các biện pháp khử khuẩn nơi ở của bệnh nhân.
Bệnh nhân 2585 nhập cảnh trái phép từ biên giới Campuchia vào Việt Nam vào ngày 23/3. Sau đó, người này được một nhóm người Việt Nam sắp xếp lên ô tô chở từ khu vực Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài về TP Thuận An.
Do lo sợ mắc bệnh, ngày 25/3, ông cùng vợ đến CDC TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm thì cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Do cửa khẩu đóng cửa không cho xuất nhập cảnh, người đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã thuê người đưa đón qua biên giới rồi trở về Bình Dương.
" alt=""/>Giám đốc người Trung Quốc tái dương tính CovidTheo thống kê của CDC Hà Nội, từ ngày 6/9 (ngày Chỉ thị số 20 có hiệu lực) đến nay, có 19/30 quận, huyện không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng: Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên; các huyện, thị xã: Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.
Như vậy, cùng với nhiều dịch vụ thiết yếu khác, các gara sửa chữa ô tô, cửa hàng sửa chữa xe máy,… tại 19 quận, huyện nói trên sẽ được mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 16/9.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở này mở cửa nhưng vẫn hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.
Đồng thời, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Tại các quận, huyện còn lại, các cơ sở cung cấp dịch vụ như sửa chữa phương tiện giao thông chưa được mở cửa đến khi có thông báo mới.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thời gian các địa phương thực hiện giãn cách xã hội cũng là lúc tất cả showroom, gara, trung tâm chăm sóc xe buộc phải đóng cửa. Tuy vậy, đây chưa hẳn là quãng thời gian yên ả với các ông chủ gara ô tô.
" alt=""/>Hà Nội: Gara ô tô tại 19 quận, huyện được mở cửa lại từ trưa 16/9