Bangkok tiên phong BĐS hàng hiệu trong đô thị tại châu Á
Thái Lan dẫn đầu ở châu Á trong lĩnh vực BĐS hàng hiệu với khoảng 30 dự án đã và đang hình thành, riêng thành phố Bangkok có 14 dự án đã và đang hoàn thành, đứng thứ 5 thế giới (theo Savills Reseach). Bangkok có dự án BĐS hàng hiệu đầu tiên vào năm 2011. Chỉ trong năm 2019, thành phố đông dân thứ 3 Đông Nam Á đã có thêm 3 dự án nhà ở có thương hiệu mới: Four Seasons Private Residences, Banyan Tree Riverside Residences và The Residences at Mandarin Oriental Bangkok.
![]() |
Phối cảnh Four Seasons Private Residences tại Bangkok. Ảnh: Four Seasons |
Theo ông Aaron Aemi Kuvanun - chuyên gia phân tích của CBRE Thailand, sự phát triển bùng nổ của BĐS hàng hiệu tại Thái Lan xuất phát từ niềm tin của các đại gia Thái rằng các thương hiệu khách sạn danh tiếng có thể đảm bảo chất lượng của dự án trong quá trình xây dựng cũng như vận hành.
Hầu hết những người giàu và siêu giàu tại Thái Lan đều sống ở Bangkok. Ông Carlos Martinez - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Knight Frank Thailand, cho rằng sự phát triển của tầng lớp này tại thành phố này là cơ sở cho sự phát triển của BĐS hàng hiệu. Chỉ trong vòng 7 năm, từ năm 2011 đến năm 2018, số người giàu tại Bangkok đã tăng gấp đôi.
Bên cạnh đó các khách hàng thượng lưu đến từ Hồng Kông, Singapore, và Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ trong số lượng giao dịch BĐS hàng hiệu tại thủ đô của Thái Lan. Theo số liệu của Knight Frank, người nước ngoài chiếm đến 35%-50% trên tổng số người mua nhà có thương hiệu tại Bangkok.
Thời cơ cho BĐS hàng hiệu ở Việt Nam
Khi BĐS hàng hiệu mới đến Thái Lan, khó ai có thể hình dung được sự phát triển mạnh mẽ như vậy của mô hình này tại Bangkok như ngày hôm nay. Nhưng trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế và tầng lớp giàu có, phân khúc BĐS hàng hiệu trong đô thị đã phát triển thần tốc tại thủ đô của nước này.
Câu chuyện này không của riêng Thái Lan. Theo dữ liệu của Knight Frank, “có mối tương quan trực tiếp giữa sự phát triển thịnh vượng và nhu cầu cho sản phẩm BĐS hàng hiệu” và “chúng ta đang nhìn thấy sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường đến mô hình này từ khi sự thịnh vượng toàn cầu tăng nhanh từ năm 2000”. Mô hình BĐS hàng hiệu đang phát triển mạnh mẽ tại những thành phố là trung tâm kinh tế của châu Á như Dubai, Kuala Lumpur và lan tới các thị trường mới như TP.HCM.
![]() |
Phối cảnh dự án Grand Marina, Saigon – dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên trong đô thị của Việt Nam. Ảnh: Masterise Homes |
Mới đây Marriott International - tập đoàn hàng đầu thế giới trong phân khúc BĐS hàng hiệu, đã chọn TP.HCM là nơi để phát triển dự án BĐS lớn nhất thế giới của thương hiệu này. Dự án Grand Marina, Saigon tại vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM đã tạo ra sức hút rất lớn với nhà đầu tư trong khu vực.
Việt Nam - “ngôi sao đang lên của châu Á”, thu hút số lượng dự án BĐS hàng hiệu trong tương lai lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, sau Thái Lan theo nghiên cứu của Savills. TP.HCM, địa phương đóng góp 1/4 GDP của cả nước là địa điểm lý tưởng cho loại hình căn hộ hàng hiệu phát triển và được kỳ vọng sẽ là nơi tiếp theo cho loại hình căn hộ hàng hiệu bùng nổ.
Những tín hiệu khả quan đầu tiên
Thị trường dõi theo sức hút của dự án Grand Marina tại thị trường Việt Nam bởi giá bán dự kiến cao kỷ lục, sánh ngang với các dự án cao cấp hàng đầu tại Bangkok, Singapore và mô hình BĐS hàng hiệu trong đô thị mới lạ. Tháng 5/2021, Grand Marina đã thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư tại buổi ra mắt đầu tiên trong nước.
![]() |
Sự kiện ra mắt dự án Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes |
Điều này được lý giải với nhiều lý do. Đây là dự án tiên phong mang mô hình BĐS hàng hiệu vào trong trung tâm thành phố tại Việt Nam. TP.HCM là nơi tập trung một bộ phận lớn những người thành đạt, giàu có, vì vậy là một trong những thị trường có nhu cầu với dòng BĐS hàng hiệu hơn cả. Bên cạnh đó, Grand Marina, Saigon còn gắn liền với thương hiệu Marriott International, vì vậy khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn nghỉ dưỡng hàng đầu, bên cạnh bảo chứng chất lượng trong thiết kế, xây dựng của dự án.
Phản hồi tích cực của thị trường là tín hiệu lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, và sự lớn mạnh của BĐS Việt so với khu vực. Từ câu chuyện của các thị trường đi trước, đây là cơ sở tạo niềm tin cho thị trường Việt Nam và tăng sức hút của mô hình BĐS hàng hiệu trong đô thị trong tương lai.
Bùi Huy
" alt=""/>BĐS hàng hiệu Việt Nam: Xu hướng và giá trị, nhìn từ BangkokTrao đổi tại họp báo công bố Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định chiều ngày 22/11, ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho hay: Ngay từ khi ban hành Quy hoạch kho số viễn thông vào cuối năm 2014, Cục Viễn thông đã tổ chức nhiều buổi làm việc, phối hợp chặt chẽ với tất cả các doanh nghiệp viễn thông cố định, di động cùng bàn bạc đưa ra các phương án tiến tới Kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký Quyết định ban hành vào ngày 21/11/2016.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng kế hoạch đổi mã vùng, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khảo sát, đánh giá năng lực của các hệ thống. Sau đó thử nghiệm hệ thống trên thực tế, phải phối hợp cùng nhau thử nghiệm giải pháp quay số song song.
“Khi các doanh nghiệp viễn thông báo cáo đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như sự phối hợp của các doanh nghiệp với nhau, Bộ trưởng Bộ TT&TT mới ký Quyết định ban hành kế hoạch”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
" alt=""/>Đổi mã vùng điện thoại cố định: Bộ TT&TT, các nhà mạng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡngNăm 2021, Nam Long đặt mục tiêu doanh số sản phẩm 13.519 tỷ đồng, doanh thu thuần 4.963 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.367 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.152 tỷ đồng.
Định hướng trong năm 2021, Nam Long sẽ tái cấu trúc Công ty theo hình thức "đơn vị kinh doanh" (Business Unit), trong đó mỗi đơn vị kinh doanh là mỗi trung tâm lợi nhuận (profit center) vận hành và cam kết lợi nhuận tăng trưởng cho tập đoàn. Trong 3 năm tới, lợi nhuận thuần đóng góp cho NLG tăng trưởng trung bình 32% mỗi năm.
Lãnh đạo Nam Long Group cho biết, trong ngắn hạn 3 năm, 2021 - 2023, 2 mảng cốt lõi là Phát triển quỹ đất và Phát triển nhà ở, Nam Long dự kiến tăng trưởng doanh số trung bình 85%/năm, tăng trưởng doanh thu trung bình 72%/năm. Nam Long sẽ tập trung phát triển các khu đô thị tích hợp như Southgate 165 hecta, Mizuki 26 hecta, Izumi City (Waterfront- 190 ha), Akari, Nam Long - Cần Thơ 43 hecta …và chuyển đổi Nam Long dần từ nhà phát triển nhà ở "vừa túi tiền" hàng đầu thành nhà phát triển khu đô thị tích hợp.
Năm 2021, tập đoàn sẽ bước đầu đa dạng hóa tăng trưởng với việc chuẩn bị những kế hoạch phát triển hệ sinh thái (ecosystem), phát triển bất động sản thương mại. Theo đó, các dự án đầu tiên sẽ được triển khai tại các khu đô thị tích hợp đang phát triển phục vụ nhu cầu sống- làm việc- vui chơi- mua sắm- giáo dục không chỉ cho cư dân Nam Long mà còn cho cộng đồng, khu vực xung quanh. Trong quá trình thực hiện, Nam Long sẽ nghiên cứu và xây dựng các công thức thành công của mỗi mảng kinh doanh mới, đảm bảo an toàn cao nhất cho mọi hoạt động kinh doanh.
![]() |
Nam Long đang bắt đầu cho kế hoạch đa dạng hóa tăng trưởng |
Với kế hoạch nói trên, Nam Long dự kiến sẽ chia cổ tức năm tài chính 2021 bằng tiền tỷ lệ 15%, trong đó tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 7,5% trong tháng 12/2021 và 7,5% sẽ được thực hiện sau Đại hội đồng cổ đông năm 2022.
![]() |
Nam Long Group chào đón Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 |
Từ năm nay Nam Long có bộ máy HĐQT (nhiệm kỳ 2021-2026) với 9 thành viên. Bên cạnh những thành viên có kinh nghiệm sâu rộng về kinh tế và thị trường bất động sản Việt Nam như ông Nguyễn Xuân Quang, ông Trần Thanh Phong, ông Cao Tấn Thạch (Nam Long Group), ông Nguyễn Đức Thuấn (Nhà sáng lập và Chủ tịch TBS Group); còn có 5 thành viên người nước ngoài là ông Chad Ryan Ovel (Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ Amcham tại Việt Nam), ông Ziang Tony Ngo (Nhà sáng lập & chủ tịch Everest Vietnam Holdings-Singapore), ông Ngian Siew Song (nguyên Giám đốc điều hành tập đoàn Tropicana Bhd- Malaysia), ông Kenenth Micheal Atkinson (nhà sáng lập và cố vấn cấp cao Grant Thorton Vietnam) và ông Joseph Low Kar Yew (chủ tịch Keppel Land Vietnam) thể hiện ý chí rất lớn của Nam Long trong việc hướng đến các chuẩn mực quản trị quốc tế minh bạch và bền vững.
Nam Long là công ty gần 30 năm kinh nghiệm phát triển BĐS tại Việt Nam với bốn mảng kinh doanh cốt lõi: phát triển quỹ đất đô thị, phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh BĐS thương mại và dịch vụ quản lý BĐS. Hiện nay, tổng tài sản của Nam Long đạt hơn 13.643 tỉ đồng và sở hữu quỹ đất sạch hơn 681 hec ta tại những vị trí tốt, sẵn sàng phát triển cũng như đảm bảo cho kế hoạch phát triển 10 năm tới. Danh sách các cổ đông và đối tác chiến lược quốc tế đã và đang hợp tác với Nam Long gồm nhiều tên tuổi lớn như Nam Viet Ltd. (thuộc Goldman Sachs), IFC (thành viên ngân hàng thế giới), Ibeworth (tập đoàn Keppel Land), Mekong Capital, Dragon Capital… với những hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm phát triển bất động sản. Ở mức độ dự án, Nam Long đã hợp tác cùng các đối tác có kinh nghiệm sâu rộng về bất động sản quốc tế như: Hankyu Hanshin, Nishitetsu Group, tập đoàn Gamuda, Indochina Capital… |
Tấn Tài
" alt=""/>Nam Long nhắm đích tăng trưởng lợi nhuận bình quân 32%/năm giai đoạn 2021