Giao diện mới của Facebook giờ đây bắt mắt hơn,ệnFacebookmớitạiVNbạnđổigiaodiệnFacebookmớichưbảng xếp hạng giải đức màu mè hơn và cũng ấn tượng hơn nhiều phiên bản cũ.
Giao diện mới của Facebook giờ đây bắt mắt hơn,ệnFacebookmớitạiVNbạnđổigiaodiệnFacebookmớichưbảng xếp hạng giải đức màu mè hơn và cũng ấn tượng hơn nhiều phiên bản cũ.
Hai nguyên mẫu iPhone đầu tiên được gọi là “Wallabies". Ảnh: Daily Mail
Một trong những điểm ấn tượng nhất của iPhone đời đầu là việc loại bỏ bàn phím vật lý và thay thế bằng bàn phím ảo. Cách đây đúng một thập niên, trong quá trình phát triển iPhone, đây quả thực là một ý tưởng cải tiến mang tính cách mạng và về sau đã chứng minh có ảnh hưởng to lớn đến thiết kế smartphone trên toàn thế giới.
Nhân kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone, Ken Kocienda, chuyên gia thiết kế giao diện người dùng và bàn phím ảo từng làm việc cho Apple, đã cho đăng tải trên Twitter một bức ảnh chụp 2 nguyên mẫu iPhone cực độc. Đây là hai nguyên mẫu thiết bị anh từng dùng để phát triển bàn phím ảo cho iPhone.
Trong nhóm "Dự án tím" bí mật, chịu trách phát triển iPhone đời đầu, Kocienda đảm nhận vai trò phát triển bàn phím ảo cho thiết bị. Anh và các cộng sự gọi các nguyên mẫu iPhone đầu tiên là “Wallabies" (tên một loài thú có túi ở Australia).
Theo Kocienda, các nguyên mẫu thiết bị anh khoe trong ảnh thực tế đã nằm trong ngăn kéo bàn làm việc của anh suốt nhiều năm. "Khi tôi rời khởi Apple, việc trả lại những phần cứng này quả thực rất khó khăn, giống như phải nói lời chia tay những người bạn cũ", chuyên gia sáng tạo bàn phím ảo cho iPhone bộc bạch.
Kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên chính thức lên kệ ngày 29/6/2007 cho tới nay, Apple đã bán được hơn một tỉ chiếc smartphone mang thương hiệu của hãng.
Trong khi các nguyên mẫu iPhone đời đầu trông khá thô kệch với mép viền màn hình lớn, tạo cảm giác không thoải mái khi cầm sử dụng bằng một tay và không có App Store đi kèm, các iPhone thời nay ngày càng được tinh chỉnh thiết kế cho mỏng nhẹ, nuột nà hơn và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến nhất.
Dù doanh số bán ra trong vài năm trở lại đây có dấu hiệu chững lại, iPhone hiện vẫn là smartphone được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Tuấn Anh(theo BGR, Daily Mail)
" alt=""/>Cựu kỹ sư Apple tiết lộ hai nguyên mẫu iPhone cực độcKế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng năm 2018 mới được ban hành hướng tới mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các giao dịch điện tử, từng bước thay thế các giao dịch truyền thống giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Chữ ký số chuyên dùng được ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động tác nghiệp hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất xử lý công việc, giảm thiểu thời gian và chi phí dành cho công việc liên quan đến giấy tờ, nâng cao mức độ an toàn bảo mật cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên môi trường mạng máy tính.
Đồng thời, kế hoạch cũng nhằm góp phần tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường trao đổi văn bản điện tử, giảm trao đổi giấy tờ giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc cải cách hành chính của cơ quan Bộ, hướng tới Chính phủ điện tử.
Bên cạnh mục tiêu 90% các đơn vị thuộc Bộ ứng dụng chữ ký số vào thư điện tử công vụ, tại Kế hoạch này, Bộ Xây dựng cũng đặt mục tiêu trong năm 2018, 80% văn bản hành chính được luân chuyển giữa các cơ quan nhà nước từ Bộ, đơn vị thuộc Bộ dưới dạng văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký số; 100% các đơn vị thuộc Bộ có ứng dụng chữ ký số vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 80% các đơn vị thuộc Bộ có ứng dụng chữ ký số vào hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, trong Kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ năm 2018, Bộ Xây dựng đã xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn tới.
Theo đó, cùng với việc tuyên truyền về sự cần thiết và tính hiệu quả của ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan Bộ thông qua hình thức lồng ghép nội dung ứng dụng chữ ký số vào các hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Bộ Xây dựng sẽ xây dựng quy chế sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước đối với những nhóm ứng dụng khác nhau; lồng ghép nội dung quy định về chữ ký số trong những quy chế vận hành, duy trì, hoạt động của các hệ thống thông tin có tích hợp ứng dụng chữ ký số.
" alt=""/>90% đơn vị thuộc Bộ Xây dựng sẽ ứng dụng chữ ký số vào email công vụCác Nghị quyết 58, 59 và 60 của Chính phủ về việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của 3 bộ, ngành gồm Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Y tế vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Cụ thể, theo phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp được thông qua tại Nghị quyết 58, 45 thủ tục, nhóm TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thuộc 15 lĩnh vực gồm: Lý lịch tư pháp; Nuôi con nuôi; Thi hành án dân sự; Đăng ký giao dịch đảm bảo; Bồi thường nhà nước; Chứng thực; Quốc tịch; Hội tịch; Trợ giúp pháp lý; Công chứng; Luật sư; Trọng tài thương mại; Tư vấn pháp luật; Đấu giá tài sản; Quản tài viên.
Với phương án đơn giản hóa TTHC liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 59, có 30 thủ tục, nhóm thủ tục hành chính thuộc 4 lĩnh vực được sửa đổi, bổ sung, bao gồm: thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần; thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thủ tục cấp Giấy phép thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán…
Còn với việc đơn giản hóa TTHC liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế, theo phương án mới được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 60, có 23 thủ tục, nhóm TTHC được sửa đổi, bổ sung gồm: các thủ tục về cấp và cấp lại Giấy chứng nhận là lương y được quy định tại Thông tư 29/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015; các thủ tục về khám sức khỏe được quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013; các thủ tục về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc theo đường phi mậu dịch được quy định tại Thông tư 39/2013/TT-BYT ngày 15/11/2013; thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015; các thủ tục xét tặng danh hiệu thầy thuốc được quy định tại Nghị định 41/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015…
Cũng tại các Nghị quyết nêu trên, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Y tế căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa TTHC đã được Chính phủ thông qua, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ TTHC, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư được hoàn thành, vận hành và có thể khai thác được đầy đủ 15 trường thông tin của công dân Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính có phương án được phê duyệt tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà Nhà nước Việt Nam, Bộ Y tế chủ động triển khai, thực thi phương án theo nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới, đồng thời báo cáo đến Ban chỉ đạo Đề án 896 (Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 - PV).
" alt=""/>Chính phủ thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của 3 bộ, ngành