Trong ngày thứ 3 liên tiếp,ạoloạnởLondonlantớikhungườiViệgia vang pnj hom nay bạo động ở Londonngày càng lan rộng và đã chạm tới khu đông người Việt sinh sống khi một tiệm kimhoàn của người Việt ở Hackney bị tấn công.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Trong ngày thứ 3 liên tiếp,ạoloạnởLondonlantớikhungườiViệgia vang pnj hom nay bạo động ở Londonngày càng lan rộng và đã chạm tới khu đông người Việt sinh sống khi một tiệm kimhoàn của người Việt ở Hackney bị tấn công.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Nhìn cô con gái ngoan, khá trầm tính và nhút nhát, bà Hồng (mẹ của Ngọc) kể: “Cách đây 20 năm, tôi vào Đồng Nai làm công nhân rồi yêu bố Ngọc nhưng được vài năm, chúng tôi chia tay. Sau đó, tôi đem cả hai con về quê, lúc này Ngọc mới 3 tuổi, còn em trai tròn 1 tuổi.
Mẹ con tôi không có nhà, đến giờ vẫn phải sống nhờ nhà của em trai. Để cho hai con ăn học, ngoài làm ruộng, ai thuê gì tôi cũng làm. Khi cả hai con đi học cấp 3, gánh nặng càng lớn, mẹ con tôi sống chật vật lắm”.
Thấy mẹ vất vả, Ngọc luôn cố gắng chăm chỉ học, suốt 12 năm liền em đều đạt học sinh giỏi. Người mẹ nghèo cũng lấy những tấm giấy khen của con làm động lực để vượt qua những khổ cực phải đối diện mỗi ngày.
Nhưng giờ đây, 4 năm đại học là chuyện quá sức với người phụ nữ đã 55 tuổi. Nhìn vào những bao lúa xếp gọn nơi góc nhà bà nhẩm tính: “Mỗi tạ lúa bán được 700 ngàn đồng, có bán tất cả cũng chỉ được khoảng 5 triệu. Trong khi đi học ít nhất cũng phải tốn đến vài chục triệu, lấy đâu ra cho con đi”, bà Hồng thở dài.
Sau khi bàn bạc, hai mẹ con đã đưa ra phương án hoặc là đi xuất khẩu lao động hoặc vào miền Nam đi làm một năm rồi tính tiếp.
“Nhìn mẹ quá vất vả nên từ khi kết thúc kỳ 1 em đã nghĩ đến chuyện học xong cấp ba sẽ đi làm để đỡ đần mẹ. Thi xong dò theo đáp án em biết điểm của mình sẽ cao nhưng em và một bạn gái cùng làng đã bàn nhau ra Hà Nội học Ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động. Ngày hẹn lên xe ra Bắc, mẹ đã ngăn không cho em đi, cuối cùng bạn em đành đi một mình”, Ngọc nói.
Ngăn con lại nhưng bà Hồng vẫn chưa biết làm cách nào để kiếm đủ tiền cho con đi học. Ngọc đăng ký nguyện vọng vào trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Một người cậu của Ngọc đang làm công nhân ở đây cho biết, trước mắt cậu sẽ tìm sẵn việc làm, khi Ngọc vào sẽ đi làm. Người cậu này hy vọng cháu có cơ hội được đi học.
Theo thầy Hồ Công Tình, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Ngọc, trước khi thi tốt nghiệp, em cũng từng chia sẻ sẽ đi làm sau khi học hết cấp ba. Thời điểm đó, em đã nhắc đến chuyện đi xuất khẩu lao động. “Tôi cũng khuyên Ngọc nên nghĩ kỹ. Đi làm thì chỉ giải quyết được chuyện trước mắt, còn đi học mới là chuyện tương lai lâu dài”, thầy Tình nói.
Theo bà Lê Thị Bé Ba, Phó Giám đốc Saigon Innovation Hub, trong lĩnh vực công nghệ, phụ nữ thường không chủ động như nam giới, khi quản lý doanh nghiệp và tổ chức, nữ giới sẽ điều khiển công việc bằng cảm xúc của mình.
Bà cho biết, đa số công ty có lãnh đạo là nữ thì số lượng nhân viên nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Chẳng hạn trước đây, khi bà làm lãnh đạo một công ty nông nghiệp công nghệ cao, số lượng nữ chiếm đến 60% và ban giám đốc cũng đều là nữ. Bởi theo đánh giá, các công việc liên quan đến sự chi li, tỉ mỉ, nữ làm tốt hơn nam, chẳng hạn như những việc liên quan đến phần mềm nữ cũng sẽ dễ làm hơn.
Phó Giám đốc Saigon Innovation Hub đưa ra lời khuyên, phụ nữ làm lãnh đạo công nghệ nên học hỏi và làm sao để thể hiện được như nam giới, không thể luôn thụ động như trước đây. Xã hội bây giờ là bình đẳng, người phụ nữ phải chấp nhận giảm bớt việc gia đình và trong điều khiển công việc thì nam và nữ đều như nhau, phụ nữ phải biết điều khiển cảm xúc cho phù hợp với quyết định mình đưa ra.
Bà Giang Phạm, đồng sáng lập và CXO của Genetica cũng cho rằng, trong công ty có lãnh đạo là nữ thì số lượng nhân viên nữ thường chiếm đa số, như tại Genetica tỉ lệ này đang ở mức nữ chiếm 65% và nam giới là 35%.
Tuy nhiên, cách thể hiện cảm xúc bản thân của nữ và nam rất khác biệt. Chẳng hạn, rất khó để người phụ nữ tự đề xuất cho mình được tăng lương hay thưởng, mặc dù họ có năng lực và thành tích. Chính vì vậy, lãnh đạo công ty cần có những lời khen, các tác động từ cả hai giới, để nữ giới chủ động hơn.
Theo đồng sáng lập Genetica, thực tế theo nghiên cứu thì nam hay nữ đều thể hiện cảm xúc như nhau, cho nên các bạn nữ làm lãnh đạo cần biết điều khiển nó và cách tốt nhất là nên đặt mình vào vị trí trở thành các bạn nam.
Trong khi đó, bà Quyên Nguyễn, CEO Share Work và Giám đốc quốc gia của Women in Tech, đặt ra vấn đề kì thị về giới và về ngành trong lĩnh vực công nghệ, khi đa số cho rằng đây là công việc của nam giới. Làm sao để có được bình đẳng giới và hỗ trợ nữ giới làm công nghệ thông tin là một vấn đề cần đặt ra từ góc độ xã hội, cũng như trong phạm vi gia đình. Đặc biệt, với nữ giới làm công nghệ cần có những lời khuyên để họ có thể vượt qua được rào cản gia đình.
Với các lãnh đạo nữ, theo bà Quyên Nguyễn, khi đưa ra các quyết định thì kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng, bởi khi có nhiều kinh nghiệm sẽ kiểm soát được cảm xúc tốt hơn.
Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế, bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance Việt Nam cho rằng, hiện nay ở lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới như AI, Blockchain, đa số các sản phẩm đều do nam giới thiết kế, chính vì thế phụ nữ rất khó sử dụng. Cho nên, việc đầu tiên để khuyến khích phụ nữ tham gia vào công nghệ cần có các thiết kế dễ sử dụng hơn. Chẳng hạn, tại Binance có khoảng 35% là nữ giới nên sản phẩm được làm ra rất thân thiện với phái này. Ngoài ra, cần tổ chức các khoá học về công nghệ, khuyến khích nữ giới tham gia để họ có thể hiểu hơn và lúc đó sẽ hạn chế để cảm xúc chi phối vào công việc mình đang làm.
" alt=""/>Nữ lãnh đạo công nghệ cần biết điều khiển cảm xúc khi ra quyết địnhBộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi. Ông đánh giá như thế nào về nội dung của bản dự thảo này?
- Tôi đọc nội dung thì thấy rằng việc xã hội tranh luận về dự thảo lần này là đương nhiên. Bởi lẽ, nội dung chương trình GDPT tổng thể mà dự thảo đưa ra có rất nhiều điểm mới so với hệ thống chương trình GDPT hiện tại.
![]() |
GS Vũ Minh Giang đánh giá cao những điểm mới tích cực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Lê Văn. |
Điều đó cho thấy, ban soạn thảo chương trình GDPT tổng thể đã có một quá trình chuẩn bị công phu, huy động các chuyên gia làm việc một cách tích cực. Và do đó, tôi đánh giá đây là một sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc.
Đầu tiên,chúng ta thấy những người soạn thảo chương trình đã có sự chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung, dạy và kiểm tra kiến thức sang một cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế hiện nay là tiếp cận năng lực.
Tức là, chương trình mới hướng tới việc khơi dậy, thúc đẩy ở người học những năng lực vốn có và sau đó giúp người học có khả năng bước vào cuộc sống, đi tiếp con đường sau phổ thông.
Chúng ta đều biết, tất cả những gì sau phổ thông phải được chuẩn bị tốt ở giai đoạn phổ thông. Do đó, việc thay đổi cách tiếp cận này là một điểm mới tôi cho là tích cực.
Thứ hai,chúng ta thấy rằng, chương trình đã được xây dựng theo hướng tích hợp.
Hiện nay, bên cạnh các khoa học chuyên ngành đã xuất hiện các khoa học liên ngành nhằm giải quyết những bài toán lớn của tự nhiên và xã hội theo cách nhìn vào tổng thể của đối tượng. Theo nghĩa đó, cấp học phổ thông cũng phải trang bị cho học sinh cách nhìn sự vật trong mối tương liên của chúng.
Điểm thứ ba, tôi cho rằng, chương trình GDPT mới đã đưa ra được những phẩm chất, năng lực cơ bản của học sinh như một "chuẩn đầu ra" cho "sản phẩm" của quá trình đào tạo.
Theo cách đó, các giáo viên sẽ không phải mò mẫm theo kiểu sách giáo khoa có gì thì dạy cái đó, mà họ đều biết sản phẩm của mình sẽ phải đạt được những giá trị nào, những phẩm chất, năng lực nào.
Vậy có điểm nào trong dự thảo ông còn băn khoăn hay muốn góp ý với ban soạn thảo hay không?
- Tôi nghĩ có 2 điểm mà ban soạn thảo cần phải lưu ý.
Đầu tiên, bằng việc đưa ra các môn học tự chọn ở các năm lớp 11 và 12, dường như những người viết chương trình đang định hướng theo cách những em này thì theo ngành khoa học tự nhiên, những em khác đi theo ngành khoa học xã hội. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận lạc hậu.
Chương trình giáo dục phổ thông là một hệ kiến thức hoàn bị. Tất cả kiến thức toán, lý, hóa, văn, sử, địa… ở cấp phổ thông thì tất cả các học sinh đều phải học. Bất kể là sau này em học sinh đó đi theo các ngành tự nhiên hay ngành xã hội thì những kiến thức này đều cần thiết.
Không thể tư duy theo kiểu em sau này đi theo ngành xã hội thì có thể học nhẹ lý, hóa, sinh, còn những em đi theo ngành tự nhiên thì không cần phải học sử, địa.
Việc định hướng phải được thể hiện ở chỗ chúng ta giúp học sinh xác định sẽ học tiếp lên đại học hay đi học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hiện nay, chúng ta hiện vẫn chưa làm tốt công tác này.
Quy luật cho thấy, chỉ có khoảng 10% học sinh phổ thông có thể học tiếp lên đại học, nhưng ở Việt Nam thì gần như ai tốt nghiệp phổ thông cũng đi đại học, không khối A thì khối C. Điều này dẫn đến tình trạng thừa rất nhiều cử nhân như hiện này.
Bên cạnh đó, để việc định hướng nghề nghiệp tốt cần phải có một môn khoa học hướng nghiệp, mỗi trường có một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để theo dõi và tư vấn hướng nghiệp đến từng học sinh căn cứ trên điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng em. Trong khi ở ta, việc hướng nghiệp chủ yếu vẫn do bố mẹ là chính.
![]() |
GS Vũ Minh Giang cho rằng, việc cho học sinh tự chọn môn học theo định hướng phân thành các ban khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên là lạc hậu. Đồ họa: Lê Văn. |
Điểm thứ hai, dự thảo đưa yêu đất nước như một phẩm chất chủ yếu của học sinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa thấy nội dung giáo dục lịch sử, một môn học dung dưỡng lòng yêu nước, ý thức đối với dân tộc, lại không xuất hiện trong chương trình nhất là cấp tiểu học. Ở cấp THCS việc tích hợp môn sử và môn địa lý cũng là vấn đề.
Tôi đề nghị phải đưa nội dung giáo dục lịch sử vào ngay từ bậc tiểu học. Chúng ta cần phải dạy cho học sinh từ nhỏ, để các em biết được gốc tích, truyền thống của mình ra sao.
Cách dạy có thể căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng lúa tuổi. Ở cấp học nhỏ như tiểu học, các em có thể học thông qua các tích truyện hay bộ phim… Có như vậy mới có thể dạy cho học sinh về lòng yêu nước chứ không thể nói khẩu hiệu yêu nước chung chung được.
Một trong những vấn đề nhiều ý kiến lo lắng chính là điều kiện thực hiện chương trình, đặc biệt là sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên - những người sẽ thực hiện chương trình trong thực tế. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Tôi cũng cho rằng để thực hiện chương trình thành công, cần phải dành một sự cố gắng thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ, đặc biệt là công tác đào tạo lại đội ngũ hiện có, bao gồm cả những cán bộ quản lý lẫn các giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Nếu không đảm bảo được điều kiện này thì tất cả chương trình viết ra sẽ mang nặng sự duy ý chí. Những người trong ban soạn thảo viết ra chương trình nhưng không phải là người thực hiện chương trình mà chính là những giáo viên, những người quản lý ngành giáo dục ở từng địa phương. Do đó, điều quan trọng là những người này phải thấu hiểu chương trình mới.
Sau hết, để đảm bảo chương trình thành công, tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành, địa phương từ cấp cao nhất.
Chúng ta đều biết, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là vấn đề mang tính quốc sách ảnh hưởng tới tương lai phát triển của đất nước. Do đó, một mình Bộ GD-ĐT sẽ không thể thực hiện được mà cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là với chương trình GDPT thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng.
Lấy ý kiến rộng rãi là một cách đối thoại với giáo viên Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội như hiện nay là một cách đối thoại giữa ban soạn thảo với các giáo viên. Mọi người ai thấy có điểm nào bất hợp lý từ thực tiễn mình trải qua thì có thể góp ý gửi tới ban soạn thảo. Chúng ta đã thấy rất nhiều ý kiến góp ý kể từ khi dự thảo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ý kiến đóng góp sẽ là những góc nhìn từ thực tế gửi về để ban soạn thảo có cơ sở để điều chỉnh chương trình cho phù hợp. - GS Vũ Minh Giang |