1. Trò chuyện với con một cách tích cực
Thất bại có thể mang đến những cảm xúc tiêu cực khiến trẻ nghi ngờ về giá trị bản thân và điều này có thể làm giảm sự tự tin của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên dạy con cái chấp nhận cũng như khiến trẻ hiểu rằng thất bại là một phần của cuộc sống và trẻ có thể vận dụng những kinh nghiệm từ thất bại để học hỏi, trưởng thành và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo. Cha mẹ nên dạy con cái biết chấp nhận một cách tích cực vì điều này có thể giúp thay đổi tư duy của trẻ.
2. Thể hiện tình yêu con vô điều kiện
Sự tự tin đến từ cảm giác được yêu thương và an tâm. Thể hiện tình yêu thương vô điều kiện với con cái sẽ mang lại cho trẻ cảm giác ấm áp, an toàn và thân thuộc, khiến trẻ cảm thấy hài lòng với bản thân. Hãy yêu con cái ngay cả khi chúng mắc sai lầm hay có những quyết định tồi tệ và tránh chỉ trích trẻ.
3. Trở thành hình mẫu tốt cho con
Trẻ luôn luôn nhận ra việc cha mẹ sống ra sao và cách cha mẹ đương đầu với thất bại và đạt được thành công. Khi cha mẹ làm việc bằng tất cả tự tin và cảm thấy tự hào về công việc mình đã làm tốt thì con cái sẽ nhìn thấy và điều này dạy cho trẻ làm theo điều tương tự.
4. Khen ngợi nỗ lực của con
Khen ngợi những nỗ lực, sự tiến bộ và thái độ trong mọi việc trẻ làm thay vì chỉ tập trung ca ngợi kết quả tốt. Chẳng hạn, nếu con bạn học chơi một nhạc cụ mới hoặc làm một dự án mới, hãy khen ngợi trẻ. Hãy khen ngợi khi con cái nỗ lực làm gì đó vì điều này mang lại cho trẻ động lực, giúp trẻ hình thành sự tự tin.
5. Khuyến khích con cái học những điều mới mẻ
Cha mẹ nên khuyến khích con cái làm những điều mới mẻ như tham gia một lớp học nhảy, tham gia vào đội bóng đá ở trường học. Hãy nói rằng con bạn thật can đảm khi thử làm những điều mới mẻ và con có thể làm tốt. Điều này sẽ giúp hình thành sự tự tin ở trẻ khi học những điều mới.
6. Không so sánh con cái với những trẻ khác
Tránh so sánh con bạn với bạn đồng trang lứa của chúng vì điều này làm tăng mức độ stress của trẻ. Trẻ muốn làm hài lòng cha mẹ mọi lúc và khi không thể thực hiện điều đó có thể làm giảm sự tự tin của con bạn và trẻ tin rằng người khác giỏi giang hơn chúng.
8. Giao nhiệm vụ cho con
Hãy giao cho trẻ một số nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi như cho trẻ làm việc nhà vì điều này mang lại cảm giác thành công cho trẻ. Đánh giá và khen ngợi nỗ lực của trẻ với những việc nhỏ mà trẻ làm tốt và hãy nói rằng con bạn sẽ làm tốt hơn nữa. Điều này có thể hữu ích trong việc hình thành sự tự tin và sự kiên định của trẻ.
9. Quan tâm đến điểm mạnh của con
Hãy quan tâm đến điều mà con bạn thích làm và đảm bảo rằng con cái có thể làm điều đó. Tập trung vào điểm mạnh mà con bạn thích làm vì điều này sẽ khiến trẻ hài lòng với bản thân và gia tăng tự tin về bản thân cũng như khả năng của trẻ.
10. Cho phép con được thất bại
Cha mẹ muốn bảo vệ để con cái tránh bị thất bại là điều tự nhiên nhưng trải qua những thử nghiệm và sai lầm sẽ giúp trẻ học hỏi và trưởng thành. Nếu con cái thất bại, hãy tạo động lực để trẻ nỗ lực nhiều hơn trong những lần tiếp theo. Hãy dạy cho trẻ biết biến mọi thất bại thành cơ hội để trưởng thành và tiến bộ.
11. Lập ra các mục tiêu
Thiết lập và đạt được các mục tiêu có tính thực tế dù nhỏ hay lớn có thể giúp trẻ cảm thấy mạnh mẽ và có năng lực. Cha mẹ nên giúp con cái biến ước mơ của chúng thành các mục tiêu bằng cách khuyến khích con viết ra những điều chúng muốn thực hiện và giúp trẻ học hỏi những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu của chúng./.
Học ngôn ngữ thứ hai, học cách chơi nhạc cụ, thể thao, cách chi tiêu tiền… là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển, trở thành người hạnh phúc.
" alt=""/>11 bí quyết giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sốngVới những công việc nhàn nhã, thì sau khi nghỉ thai sản người mẹ đi làm và vẫn có thể hưởng nguyên lương. Nhưng với công việc áp lực cao (như một số bộ phận ở ngân hàng), người phụ nữ đi làm sau sinh dễ bị thuyên chuyển đến bộ phận khác, hoặc làm việc với một khối lượng công việc thấp hơn, lương thấp hơn, vì không thể làm thêm giờ nhiều như trước. Vậy lúc này mọi thứ vẫn chia đôi, liệu có công bằng với người phụ nữ không?
Đàn ông sau khi kết hôn hầu như chỉ phải hy sinh một chút tự do, chứ không phải hy sinh sự nghiệp như phụ nữ. Nên việc đàn ông gánh vác kinh tế trong gia đình nhiều hơn một chút cũng không có gì là quá đáng cả. Còn nếu tính toán chi ly, tôi thấy, việc nhà ở các gia đình người vợ làm nhiều hơn, giỗ Tết cũng chỉ thấy nàng dâu về nhà chồng lo cơm nước, thắp hương ông bà, chứ con rể không phải làm điều đó với nhà vợ; bố mẹ chồng ốm, con dâu thường phải đến chăm, trong khi bố mẹ vợ ốm, con rể chỉ đến thăm rồi về.
>> Áp lực 'mang tiền về cho vợ'
Tôi cho rằng, hai vợ chồng nên lập ra một quỹ chung, đóng góp vào đó để chi tiêu, và minh bạch sinh hoạt phí cũng như các khoản trả nợ, trả lãi, tiền tiết kiệm chung, đầu tư chung vào đó, để hai bên biết được trong nhà có bao nhiêu tiền. Nhiều gia đình đã lục đục vì mô hình vợ lo sinh hoạt phí, chồng lo trả nợ hoặc tiết kiệm; đến lúc vợ giảm lương, nghỉ làm vì sinh con, bảo chồng đưa tiền sinh hoạt phí nhưng chồng lại kỳ kèo. Có người còn nói: "Tiền chợ sao nhiều thế?".
Tất nhiên, sau khi đóng góp đủ phần quỹ chung đó, hai người có thể giữ lại quỹ riêng, hoặc tiền thưởng, tiền làm thêm vượt ra thu nhập hàng tháng người kia thì có giữ riêng. Nếu tiền ai nấy tiêu sẽ rất thiệt thòi cho người phụ nữ sau khi có con, vì công việc của họ sẽ không được như trước nữa.
Tóm lại, vợ chồng sống chung với nhau là bao bọc, yêu thương, san sẻ, và lo lắng cho nhau, chứ không phải tính toán với nhau từng đồng, từng cắc. Nếu kiểu tiền ai nấy tiêu, hay chia đều chằn chặn, đến lúc có con, người vợ không đi làm, hoặc bị giảm lương sẽ nảy sinh mâu thuẫn ngay.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bàitại đây.Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Đòi hỏi phụ nữ chia đều sinh hoạt phí với chồng