- Phanh Lee - cô nàng Kim của bộ phim "Yêu thì ghét thôi" sở hữu ngoại hình xinh đẹp 'vạn người mê' cùng phong cách thời trang sành điệu khiến nhiều người ngưỡng mộ.
- Phanh Lee - cô nàng Kim của bộ phim "Yêu thì ghét thôi" sở hữu ngoại hình xinh đẹp 'vạn người mê' cùng phong cách thời trang sành điệu khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Theo Sở TT&TT Cần Thơ, Sở TT&TT TP Cần Thơ vừa tổ chức diễn Hội nghị triển khai chi tiết Kiến trúc Chính quyền Điện tử TP Cần Thơ, Phiên bản 1.0. Kiến trúc này được áp dụng cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố, bao gồm: Các sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố.
Theo ông Nguyễn Hữu Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) thành phố nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) thành phố; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, các sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn, tạo thuận lợi trong việc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước.
Hội nghị cũng đã trình bày chi tiết về các thành phần trong Kiến trúc CQĐT thành phố như: Các đối tượng sử dụng; kênh truy cập hệ thống; ứng dụng trong không gian làm việc; dịch vụ nền tảng; cơ sở hạ tầng; an toàn và bảo mật; giám quản.
Lộ trình triển khai Kiến trúc CQĐT thành phố cụ thể như sau: Giai đoạn 1 (2017 - 2018), mục tiêu là xây dựng nền tảng chính quyền điện tử thành phố; Giai đoạn 2 (2019 - 2020), mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử thành phố; Giai đoạn 3 (sau năm 2020), tiếp tục hoàn thiện và hướng đến xây dựng TP Cần Thơ trở thành Thành phố thông minh.
" alt=""/>Cần Thơ sẽ trở thành thành phố thông minh sau năm 2020Trong một sự kiện vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcomban đã có bài trình bày với chủ đề nâng cao sự hài lòng của khách hàng với các trải nghiệm số hóa trên thiết bị di động.
Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, với tác động của công nghệ số, hoạt động ngân hàng đang thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống. Vietcombank mong muốn tạo sự khác biệt về các dịch vụ truyền thống với các mục tiêu cụ thể đó là giảm chi phí gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, khách hàng; Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường sự cạnh tranh; Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hang đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Việt Nam hiện là quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ số và trước xu thế bùng nổ xu thế thanh toán mới thì Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Hiện trong số 92 triệu dân Việt Nam thì có tới 31 triệu người (chiếm 33%) ở trong độ tuổi từ 15 – 35 là 31 triệu, chiếm 33%. Theo thống kê, Việt Nam có 49% dân số sử dụng Internet, tương đương mức trung bình toàn cầu và cao hơn với châu Á (45,6%) với thời gian trung bình sử dụng Internet là 5h/ngày. Đáng chú ý, 34% người dùng Internet trên điện thoại di động.
Theo ông Thắng, với những con số thống kê này, nếu các ngân hàng không đi sâu vào các dịch vụ trên điện thoại di động thì chắc chắn sẽ không làm khách hàng hài lòng và không làm gia tăng dịch vụ. Dù vậy, dịch vụ ngân hàng trong công nghệ số hiện nay đang phát triển cơ hội và thách thức rất rõ ràng.
" alt=""/>Dịch vụ ngân hàng di động: Con đường 'sống còn' của các ngân hàng trong CMCN 4.0Đại diện Bộ TT&TT chia sẻ về mục tiêu và chính sách của Việt Nam với vấn đề đô thị thông minh, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Thành Phúc nhấn mạnh, một vấn đề cốt yếu cần quan tâm khi triển khai xây dựng Smart City là việc bảo đảm phát triển Smart City được bền vững.
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Thành Phúc cho biết, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đã kéo theo không ít những thách thức, điển hình như: sự gia tăng về dân số kèm theo tình trạng dân số già, các vấn đề về môi trường, xu thế cắt giảm ngân sách, các vấn đề sức khỏe, y tế và sự phát triển bền vững... Tất cả những thách thức đó đã tạo áp lực buộc quá trình đô thị hóa phải điều chỉnh để tiến tới hình thành một thành phố đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn. Quá trình dịch chuyển này sẽ làm cho đô thị trở nên thông minh hơn.
" alt=""/>ICT là công cụ quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố thông minh